Lý thuyết Sinh học 12 Bài 47 (mới 2024 + Bài Tập): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 47.

1 2859 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

A – PHẦN TIẾN HÓA

1. Các bằng chứng tiến hóa

Các bằng chứng

Vai trò

Hóa thạch

- Những loài sinh vật đã từng xuất hiện trong quá trình tiến hóa, lưu giữ trong lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

- Bằng chứng trực tiếp phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

Giải phẫu so sánh

- Cho thấy các mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài.

- Các cơ quan tương đồng, thoái hóa phản ánh mẫu cấu tạo chung của các loài.

Tế bào học và sinh học phân tử

- Cơ thể mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

- Các loài đều có axit nuclêic cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit, mã di truyền thống nhất, prôtêin cấu tạo từ trên 20 loại axit amin.

2. So sánh các thuyết tiến hóa

Tiêu chí so sánh

Học thuyết Lamac

Học thuyết Đacuyn

Thuyết tiến hóa

tổng hợp hiện đại

Nguyên nhân tiến hóa

Do tác dụng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.

Chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Do các nhân tố tiến hóa bao gồm: Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.

Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi thích nghi với hoàn cảnh sống và đảo thải các dạng kém thích nghi.

Chịu sự chi phối quả ba nhân tố chủ yếu là đột biến, giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên: Quá trình đột biến và giao phối tạo ra nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc giữ lại các kiểu hình thích nghi, cung như tăng mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định kiểu hình thích nghi….

Hình thành loài mới

Những biến đổi trên cơ thể do ngoại cảnh, do tập quán hoạt động của sinh vật đều được duy trì và tích lũy qua nhiều dạng trung gian, dẫn đến sự hình thành loài mới.

Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.

Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.

Có các con đường hình thành loài: Con đường địa lí, cách ly sinh sản, cách ly tập tính, lai xa và đa bội hóa,…

Dù hình thành theo con đường nào thì loài mới cũng không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà là xuất hiện một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Chiều hướng tiến hóa

Sự phát triển có tính kế thừa lịch sử, theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp.

Ngày càng đa dạng. Tổ chức ngày càng cao. Thích nghi ngày càng hợp lí.

Ngày càng hoàn thiện tổ chức.

Đơn giản hóa tổ chức, thích nghi ngày càng hợp lí.

3. Vai trò các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ

Các nhân tố

tiến hóa

Vai trò

Đột biến

- Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

- Là nhân tố tiến hóa làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách vô hướng.

Giao phối không ngẫu nhiên

- Không làm thay đổi tần số alen.

- Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp và tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.

Chọn lọc

tự nhiên

- Phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể mang kiểu gen thích nghi.

- Định hướng sự tiến hóa, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

Di nhập gen

- Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng tới vốn gen của quần thể.

- Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú.

Các yếu tố

ngẫu nhiên

- Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen của quần thể.

4. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

Các giai đoạn

Đặc điểm cơ bản

Tiến hóa hóa học

- Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản (axit amin, axit béo, đường đơn, nuclêôtit) → hình thành nên các chất hữu cơ phức tạp (prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit).

Tiến hóa tiền sinh học

- Do tính kị nước của các phân tử lipit đã tạo nên các màng lipit bao bọc lấy các đại phân tử khác → CLTN tác động giữ lại tập hợp các chất có khả năng nhân đôi, chuyển hóa vật chất, sinh trưởng → Hình thành nên tế bào sơ khai.

Tiến hóa sinh học

- Từ tế bào sơ khai đầu tiên hình thành nên thế giới sinh vật đa dạng và phong phú trên cơ sở các cơ chế biến dị, di truyền, tác động của các nhân tố tiến hóa.

- Sự tiến hóa của sinh giới luôn gắn chặt với các điều kiện địa chất và địa lí của Trái Đất. Khi Trái Đất trải qua các giai đoạn biến đổi lớn về cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật thì sau đó lại là giai đoạn bùng nổ sự xuất hiện của các loài mới.

B – PHẦN SINH THÁI HỌC

1. Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái

Yếu tố

Nhóm thực vật

Nhóm động vật

Ánh sáng

- Nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng.

- Cây ngày dài, cây ngày ngắn.

- Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.

Nhiệt độ

- Thực vật biến nhiệt.

- Động vật biến nhiệt, động vật hằng nhiệt.

Độ ẩm

- Thực vật ưa ẩm, thực vật ưa ẩm vừa, thực vật chịu hạn.

- Động vật ưa ẩm, ưa khô.

2. Quan hệ cùng loài và khác loài

Quan hệ

Cùng loài

Khác loài

Hỗ trợ

- Quần tụ, bầy đàn.

- Hội sinh, hợp tác, cộng sinh.

Cạnh tranh (đối kháng)

- Cạnh tranh, ăn thịt nhau.

- Cạnh tranh, con mồi – vật dữ, vật chủ – vật kí sinh, ức chế cảm nhiễm.

3. Đặc điểm các cấp tổ chức sống

Các cấp

Khái niệm

Đặc điểm

Quần thể

- Gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.

- Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh.

- Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,...

- Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.

Quần xã

- Gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định, có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

- Có các đặc trưng về số lượng và thành phần các loài.

- Luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể.

- Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.

Hệ sinh thái

- Gồm quần xã và khu vực sống của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác với nhau và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.

- Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải.

Sinh quyển

- Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh.

Gồm những khu sinh học đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc hai nhóm trên cạn và dưới nước.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 42: Hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Lý thuyết Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Lý thuyết Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

1 2859 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: