Lý thuyết Sinh học 12 Bài 45 (mới 2024 + Bài Tập): Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 45.

1 1,775 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Bài giảng Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

I. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI

1. Phân bố năng lượng trên Trái Đất

- Mặt Trời cung cấp năng lượng cho sự sống trên Trái Đất nhưng phân bố không đồng đều:

+ Càng lên cao, lớp không khí càng mỏng nên ánh sáng càng mạnh.

+ Vùng xích đạo có tia sáng chiếu thẳng góc nên ánh sáng mạnh hơn vùng ôn đới. Càng xa vùng xích đạo, ánh sáng càng yếu, ngày càng kéo dài.

+ Ánh sáng còn thay đổi theo thời gian trong năm: mùa hè ánh sáng mạnh và ngày kéo dài hơn, còn mùa đông thì ngược lại.

- Năng lượng ánh sáng phụ thuộc vào thành phần tia sáng. Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng nhìn thấy cho quá trình quang hợp.

2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

Lý thuyết Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều: Năng lượng từ áng sáng Mặt Trời được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp → năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng → trả lại môi trường.

- Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát (do hô hấp, tạo nhiệt, chất thải của động vật, các bộ phận rơi rụng). Điều đó giải thích tại sao tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn.

Lý thuyết Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

II. HIỆU SUẤT SINH THÁI

Lý thuyết Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % năng lượng được tích lũy ở 1 bậc dinh dưỡng với năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng liền kề trước nó.

- Trong tự nhiên, hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng chỉ thường khoảng 10%.

- Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua quá trình hô hấp (chiếm khoảng 70%), phần năng lượng bị mất qua chất thải và các bộ phận rơi rụng là khoảng 10%, năng lượng chuyển lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ chiếm khoảng 10%, năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng chiếm khoảng 10%.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 42: Hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Lý thuyết Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

1 1,775 21/12/2023
Tải về