Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10 (mới 2024 + Bài tập): Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 10.

1 1861 lượt xem


A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

I. TƯƠNG TÁC GEN.

- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.

- Gen không alen: là 2 gen không tương ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên một NST hoặc trên các NST khác nhau.

1. Tương tác bổ sung

* Thí nghiệm: Đậu thơm

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

* Giải thích kết quả:

- Tỉ lệ 9:7 ở F2 cho thấy có 16 (do 9+7 ⇒ F1phải dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.

- Với 16 tổ hợp cho 2 loại kiểu hình của 1 tính trạng ⇒ tính trạng màu hoa do 2 gen qui định.

- Để tạo ra màu hoa đỏ phải có mặt động thời của 2 gen trội, các trường hợp còn lại cho hoa màu trắng.

* Sơ đồ lai:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

* Khái niệm: Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc những lôcut khác nhau (không alen) làm xuất hiện 1 tính trạng mới.Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

2. Tác động cộng gộp.

- Khái niệm: Tác động cộng gộp là kiểu tác động khi 2 hay nhiều gen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi gen đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Tính trạng số lượng là những tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường. (tính trạng năng suất: sản lượng sữa, số lượng trứng gà, khối lượng gia súc, gia cầm).

II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN.

- Khái niệm: Trường hợp một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

B. Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 10 (có đáp án): Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ

A. 516

B. 164

C. 332

D. 1564

Đáp án: D

Giải thích:

Cây cao 170 cm có 1701504 = 4 alen trội

→ Số cây cao 170 cm ở đời con chiếm tỉ lệ: C64×126 = 1564

Câu 2: Loại tác động của gen thường được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp là?

A. Tương tác cộng gộp

B. Tác động bổ sung giữa 2 alen trội

C. Tác động bổ sung giữa 2 gen không alen

D. Tác động đa hiệu

Đáp án: A

Giải thích:

Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường được gọi là tính trạng số lượng. Những tính trạng số lượng thường là những tính trạng như năng suất (sản lượng thóc, sản lượng sữa, khối lượng của gia súc, gia cầm hay tốc độ sinh trưởng…)

Câu 3: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm. Các cây cao 170cm có kiểu gen là?

A. AaBbddee; AabbDdEe

B. AAbbddee; AabbddEe

C. aaBbddEe; AaBbddEe

D. AaBbDdEe; AABbddEe

Đáp án: D

Giải thích:

Cây cao 170 cm có 190-1705 = 4 gen trội

Câu 4: Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là gì?

A. Hiện tượng phân li độc lập có thế hệ lai dị hợp về cả 2 cặp gen

B. Hiện tượng phân li độc lập làm tăng biến dị tổ hợp

C. Hiện tượng phân li độc lập có tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen

D. Hiện tượng phân li độc lập có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen

Đáp án: D

Giải thích:

Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là hiện tượng phân li độc lập có tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ lai khác với tương tác gen.

Câu 5: Ở một loại thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi?

A. Một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính

B. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn

C. Hai cặp gen không alen tương tác bổ sung

D. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp

Đáp án: C

Giải thích:

- Loài thực vật chỉ có hai dạng màu hoa là đỏ và trắng. Lai phân tích một cây hoa thu được tỷ lệ 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ → 4 tổ hợp → cây đem lai dị hợp 2 cặp gen/

- Hai cặp gen cùng tác động lên sự biểu hiện 1 tính trạng, hai cặp gen tuân theo quy luật tương tác gen.

- Nếu là tương tác cộng gộp → màu sắc đỏ phải nhạt dần và thay đổi theo số lượng alen trội có trong kiểu gen → kiểu tương tác bổ trợ.

Câu 6: Đem lai giữa 2 cây bố mẹ thuần chủng hoa màu đỏ với hoa màu trắng thu được F1 đều là cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 xuất hiện 1438 cây hoa đỏ : 1123 cây hoa trắng. Đem F1 lai với 1 các thể khác, thu được đời con có tỉ lệ: 62,5% cây hoa trắng : 37,5% cây hoa đỏ. Kiểu gen của các thể đem lai với F1 là:

A. AaBb

B. Aabb

C. Aabb hoặc aaBb

D. AABb hoặc AaBB

Đáp án: C

Giải thích:

F1 tự thụ cho 9 đỏ : 7 trắng

⇒ F1 tự thụ cho 16 tổ hợp

⇒ F1 có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen

⇒ Phép lai tuân theo quy luật tươg tác bổ sung 9:7

⇒ F1 có kiểu gen AaBb

F1 lai với cây khác cho tỉ lệ 5 trắng : 3 đỏ

⇒ Phép lai cho 8 tổ hợp mà F1 cho 4 loại giao tử ⇒ cây đem lai cho 2 loại giao tử ⇒ Cây đó có 1 cặp gen dị hợp

Số lượng hoa đỏ tạo ra ít hơn so với hoa trắng và vai trò của A và B là như nhau

⇒ kiểu gen của cây đó là Aabb hoặc aaBb

Câu 7: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa đỏ do 2 gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả 2 alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có mặt alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?

(1) AAbb × AaBb.

(2) AAbb × AaBB.

(3) aaBb × AaBB

A. (1)

B. (1) và (2)

C. (2) và (3)

D. (1) và (3)

Đáp án: A

Giải thích:

A_B_ : hoa đỏ

A_bb và aaB_ : hoa hồng

Aabb: hoa trắng

(2) loại vì kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ

(3) loại vì kiểu gen của hoa hồng không thuần chùng

⇒ Đáp án đúng là phép lai (1)

Câu 8: Lai 2 giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ 2 địa phương khác nhau, người ta thu được F1 toàn cây quả dẹt và F2 gồm 58 cây quả dẹt : 34 cây quả tròn : 6 cây quả dài. Lai phân tích F1 sẽ thu được tỉ lệ nào dưới đây?

A. 1 tròn : 2 dẹt : 1 dài

B. 1 dẹt : 2 tròn : 1 dài

C. 3 dẹt : 1 dài

D. 3 tròn : 3 dẹt : 1 dài : 1 bầu

Đáp án: B

Giải thích:

F2 cho tỉ lệ 9 quả dẹt: 6 quả tròn : 1 quả dài ⇒ F2 cho 16 tổ hợp ⇒ F1 có 2 cặp gen dị hợp ⇒ Phép lai tuân theo quy luật tương tác gen

A_B_: quả dẹt A_bb = aaB_: quả tròn aabb: quả dài

⇒ F1 lai phân tích cho tỉ lệ 1 dẹt : 2 tròn : 1 dài

Câu 9: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng cùng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 alen trội không alen quy định màu hoa đỏ, vắng mặt 1 trong 2 alen trội trong kiểu gen cho hoa hồng, còn thiếu cả 2 alen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phepslai P : AaBb × Aabb.

A. 4 đỏ : 1 hồng : 3 trắng

B. 3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng

C. 4 đỏ : 3 hồng : 1 trắng

D. 3 đỏ : 1 hồng : 4 trắng

Đáp án: B

Giải thích:

Qui ước: (A_B_): đỏ ; (A_bb), (aaB_): hồng ; aabb: trắng

P: AaBb × Aabb

GP: AB, Ab, aB, ab Ab, ab

F1: 3 (A_B_) : 3 (A_bb) : 1 aaBb : 1 aabb → 3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng

Câu 10: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mõi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 2 alen trọi A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:

Cây I có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu.

Cây II có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.

Kiểu gen của cây (P) là:

A. AaBBRr

B. AABbRr

C. AaBbRr

D. AaBbRR

Đáp án: A

Giải thích:

Cây I (aabbRR) chỉ cho 1 loại giao tử abR nhưng đời con có 50% số cây cho hạt có màu (A_B_R_) → P phải cho giao tử 0,5 AB_ và dị hợp về gen R (Rr).

Cây II (aaBBrr) chỉ cho 1 loại giao tử aBr nhưng đời con có 25% số cây cho hạt có màu (A_B_R_) → P phải cho giao tử A-R và dị hợp 2 cặp gen (AaRr) (1).

Tổ hợp lại → P phải cho 0,25 ABR và không cho giao tử AbR (2).

Từ (1) và (2) → P có kiểu gen AaBBRr

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li

Lý thuyết Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Lý thuyết Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen

Lý thuyết Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

Lý thuyết Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

1 1861 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: