Lý thuyết Sinh học 12 Bài 14 (mới 2024 + Bài tập): Thực hành: Lai giống

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 Bài 14: Thực hành: Lai giống ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 14.

1 1,088 21/12/2023


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 14: Thực hành: Lai giống

I. Lai giống thực vật.

1. Cách tiến hành.

* Khử nhị trên cây mẹ

- Chọn những hoa còn nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).

(dùng kim mũi mác tách một bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay hạt màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được).

- Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay trái giữ lấy nụ hoa.

- Tay phải dùng kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một, cần làm nhẹ tay, tránh để bầu nhụy và đầu nhụy bị thương tổn.

- Trên mỗi chùm chọn lấy 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.

- Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.

* Thụ phấn

- Chọn những hoa đã nở xòe, đầu nhụy to màu xanh thẫm, có dịch nhờn.

- Thu hạt phấn trên cây bố: Chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng.

- Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.

- Dùng bút lông chà nhẹ lên các bao phấn để hạt phấn bung ra.

- Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa cây mẹ đã khử nhị

- Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.

II. THU HOẠCH

- Tóm tắt các bước lai giống và những điều cần chú ý khi chọn hoa cùng với các thao tác khi giao phấn.

- Vẽ sơ lược mô tả các thao tác giao phấn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen

Lý thuyết Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2

Lý thuyết Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể

Lý thuyết Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

1 1,088 21/12/2023