Lý thuyết Sinh học 12 Bài 42 (mới 2024 + Bài Tập): Hệ sinh thái
Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 42: Hệ sinh thái ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 42.
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái
Bài giảng Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái
I. KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). Ví dụ: Hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái giọt nước biển,…
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định:
+ Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.
+ Bất kì một sự gắn kết nào giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái.
- Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng: Một hệ sinh thái có thể nhỏ như một giọt nước ao, một bể cá cảnh hoặc lớn như hệ sinh thái Trái Đất.
II. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI
* Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái gồm: thành phần vô sinh (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh (quần xã).
1. Thành phần vô sinh
- Các chất vô cơ: nước, cacbon điôxit, ôxi, nitơ, phôtpho,...
- Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, vitamin,...
- Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp.,..
2. Thành phần hữu sinh
- Tuỳ theo hình thức dinh dưỡng của từng loài trong hệ sinh thái mà chúng được xếp thành 3 nhóm:
+ Nhóm sinh vật sản xuất
+ Nhóm sinh vật tiêu thụ
+ Nhóm sinh vật phân giải
+ Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên chất hữu cơ (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp).
+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Nhóm sinh vật phân giải: nhóm này gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất ban đầu.
III. CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Các hệ sinh thái tự nhiên
- Hệ sinh tái tự nhiên là hệ sinh thái gần như không chịu sự chi phối của con người.
- Gồm: Hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.
a. Hệ sinh thái trên cạn
- Các hệ sinh thái trên cạn chủ yếu: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, sa van đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới.
b. Hệ sinh thái dưới nước
- Các hệ sinh dưới nước được chia thành 2 nhóm: các hệ sinh thái nước mặn và các hệ sinh thái nước ngọt.
+ Hệ sinh thái nước mặn: các hệ sinh thái ven biển (rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô,…) và hệ sinh thái vùng biển khơi.
Hệ sinh thái rạn san hô
+ Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).
Hệ sinh thái ao hồ
2. Các hệ sinh thái nhân tạo
- Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái chịu sự chi phối của con người.
- Ví dụ: Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố,… đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.
+ Hệ sinh thái đồng ngô
+ Hệ sinh thái bể cá thủy sinh
- Đặc điểm: Hệ sinh thái nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có hiệu suất cao hơn nhưng kém ổn định hơn, có chuỗi thức ăn ngắn hơn, lưới thức ăn kém đa dạng hơn, độ đa dạng thấp hơn, khả năng tự điều chỉnh thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Lý thuyết Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Lý thuyết Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Lý thuyết Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12