Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2 (mới 2024 + Bài tập): Phiên mã và dịch mã

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 2.

1 3020 lượt xem


A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

I. PHIÊN MÃ

1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

* ARN thông tin (mARN)

- Cấu trúc: Mạch đơn thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần côđôn mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.

- Chức năng: Dùng làm khuôn cho dịch mã.

* ARN vận chuyển (tARN)

- Cấu trúc: Mạch đơn, tự xoắn, có cấu trúc 3 thùy, đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu.

- Chức năng: Mang axit amin tới ribôxôm, tham gia dịch thông tin di truyền.

* ARN ribôxôm (rARN)

- Cấu trúc: Mạch đơn nhưng có nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắc cục bộ.

- Chắc năng: Kết hợp với prôtêin cấu tạo ribôxôm.

2. Cơ chế phiên mã

a. Khái niệm

- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.

- Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST tháo xoắn.

b. Cơ chế phiên mã

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

* Tháo xoắn ADN: Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’ -> 5’.

* Tổng hợp ARN:

+ Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc 3’-5’ tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X, T-A, X-G) cho đến khi gặp tính hiệu kết thúc.

* Giai đoạn kết thúc: Phân tử mARN có chiều 5’-3’ được giải phóng. Sau đó 2 mạch của ADN liên kết lại với nhau.

II. CƠ CHẾ DỊCH MÃ.

1. Khái niệm.

- Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtein

- Dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên mã, diễn ra ở tế bào chất.

2. Diễn biến của cơ chế dịch mã.Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

a. Hoạt hóa aa.

Sơ đồ hóa:

aa + ATP ---- enzim →aa-ATP (aa hoạt hóa)--------enzim →phức hợp aa -tARN.

b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

- Mở đầu(hình 2.3a )

- Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit(hình 2.3b)

- Kết thúc (Hình 2.3c)

* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

B. Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã

Câu 1: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là gì?

A. Anticodon.

B. Triplet.

C. Axit amin.

D. Codon.

Đáp án: A

Giải thích:

Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là anticodon.

Câu 2: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticodon)?

A. mARN

B. ADN

C. tARN

D. rARN

Đáp án: C

Giải thích:

Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN

Câu 3: Trong quá trình tổng hợp ARN xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. U của môi trường nội bào liên kết với T trên mạch gốc

B. T của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc

C. A của môi trường nội bào liên kết với U trên mạch gốc

D. U của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc

Đáp án: D

Giải thích:

Trong quá trình tổng hợp ARN xảy ra hiện tượng U của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc.

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.

B. Phân giải protein.

C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

D. Cấu tạo nên ribôxôm

Đáp án: B

Giải thích:

Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.

Câu 5: Trong quá trình phiên mã không có sự tham gia trực tiếp của thành phần nào sau đây?

A. AND

B. ADN polymelase

C. Các nucleotit A, U, G, X

D. ARN polymelase

Đáp án: B

Giải thích:

Phiên mã không có sự tham gia của ADN polymelase.

Câu 6: Cho các đặc điểm:

1. Được cấu tạo bởi một mạch polyribonucleotit.

2. Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.

Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là?

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Đáp án: D

Giải thích:

Các điểm chung có ở 3 ARN là: (1),(3),(4).

Ý (2) sai vì trong ARN không có timin

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?

(1) Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.

(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

(3) Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.

(4) Có 4 loại đơn phân.

Phương án đúng:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN là: (1), (2), (4).

(3) Sai do mARN là 1 mạch đơn, thẳng à không có đoạn có liên kết bổ sung.

Câu 8: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nucleotit như sau:

3’… AAATTGAGX…5’

Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nucleotit của đoạn mARN tương ứng là?

A. 3’…UUUAAXUXG…5’

B. 3’…GXUXAAUUU…5

C. 5’…TTTAAXTGG…3’

D. 5’D…TTTAAXTXG…3’

Đáp án: B

Giải thích:

Quá trình tổng hợp mARN là quá trình phiên mã, ARN được tổng hợp theo nguyên tác bổ sung A mạch gốc liên kết với U tự do; G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do, T mạch gốc liên kết với A tự do.

Từ đó ta có:

Mạch mã gốc: 3'… … AAATTGAGX …5'

mARN được tổng hợp 5'... ....UUUAAXUXG…3'

Câu 9: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của?

A. mARN

B. tARN

C. Mạch mã hoá

D. Mạch mã gốc

Đáp án: D

Giải thích:

Làm khuôn mẫu là nhiệm vụ của: mạch mã gốc

Câu 10: Quá trình tổng hợp protein được gọi là:

A. Sao mã

B. Tự sao

C. Giải mã

D. Khớp mã

Đáp án: C

Giải thích:

Tự sao là quá trình nhân đôi

Sao mã là quá trình tổng hợp ARN

Giải mã (dịch mã) là quá trình tổng hợp protein

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Điều hòa hoạt động gen

Lý thuyết Bài 4: Đột biến gen

Lý thuyết Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời

1 3020 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: