Lý thuyết Sinh học 12 Bài 46 (mới 2024 + Bài Tập): Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 46.

1 1,995 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

NỘI DUNG VỀ KIẾN THỨC

1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.

2. Các dạng tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Dạng tài nguyên

Các tài nguyên

Ghi câu trả lời

Tài nguyên không tái sinh

Định nghĩa

- Là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự khôi phục lại được, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng: than đá, dầu mỏ,…

- Nhiên liệu hóa thạch

- Kim loại

- Phi kim loại

- Than bể Đông Bắc và bể than sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Thái Nguyên,… Dầu mỏ và khí đốt Bà Rịa - Vũng Tàu, Tư Chính - Vũng Mây, Trường Sa,…

- Sắt ở Hà Tĩnh, Yên Bái, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang,… Vàng ở Bắc Kạn, Đồng ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Titan Thái Nguyên và Tuyên Quang.

- Apatit Lào Cai, Bauxit ở Lạng Sơn, Hà Giang, Tây Nguyên,..

Tài nguyên tái sinh

Định nghĩa

- Là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lí một cách hợp lí: tài nguyên sinh vật,…

- Không khí sạch

- Nước sạch

- Đất

- Đa dạng sinh học

- Không khí sạch là không khí có ít lượng tạp chất.

- Nước sạch là nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khỏe con người và sinh vật.

- Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất , có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ. Hai vùng đất phù sa có độ phì nhiêu cao thuộc lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, ngoài ra còn có nhiều vùng đất trên núi cao, đồi dốc hoặc đất cát ven biển rất dễ bị rửa trôi như vùng đất trung du Bắc Bộ, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,…

- Đa dạng sinh học là sự nhiều dạng của các loài và của các biến dị di truyền của mọi sinh vật, cũng như sự nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là các dạng hệ sinh thái ở mọi môi trường trên Trái Đất. Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu

Định nghĩa

- Là tài nguyên năng lượng sạch và không bao giờ bị cạn kiệt như mặt trời, gió, sóng, nhiệt từ trong lòng đất.

- Năng lượng Mặt Trời

- Năng lượng gió

- Năng lượng thủy triều

- Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt Mặt Trời lớn → Có tiềm năng về năng lượng Mặt Trời cao.

- Năng lượng gió dồi dào do nằm trong vùng gió mùa quanh năm.

- Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển → Có tiềm năng sử dụng năng lượng thủy triều lớn.

3. Hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường

Các hình thức gây ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân

gây ô nhiễm

Đề xuất

biện pháp khắc phục

Ô nhiễm không khí:

- Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề,...

- Ô nhiễm do phương tiện giao thông.

- Ô nhiễm từ đun nấu tại gia đình.

- Xả khí thải không qua xử lí.

- Sử dụng nguyên liệu hóa thạch.

- Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hóa thạch.

- Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.

- Xây dựng thêm nhiều công viên xanh.

Ô nhiễm chất thải rắn:

- Đồ nhựa, cao su, giấy, ....

- Xác sinh vật , phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp,..

- Rác thải từ bệnh viện

- Giấy gói , túi nilông

- Do chưa chấp hành quy định về xử lí rác thải công nghiệp, y tế,...

- Do ý thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao.

- Xây dựng nhà máy xử lí rác thải.

- Phân loại rác, vệ sinh môi trường xung quanh.

- Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilông,…

Ô nhiễm nguồn nước:

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy , khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh,…

- Do chưa có nơi xử lí nước thải hoặc có nhưng vận hành kém.

- Xây dựng nhà máy xử lí nước thải.

- Phân loại rác, vệ sinh môi trường xung quanh.

Ô nhiễm hoá chất độc:

- Hoá chất độc thải ra từ các nhà máy.

- Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp,...

- Do chưa có nơi xử lí nước thải hoặc có nhưng vận hành kém.

- Xử lý phân loại các hóa chất độc hại

- Xây dựng nơi quản lí chặt chẽ các chất gây nguy hiểm.

- Hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp,...

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán,...

- Do không thường xuyên làm vệ sinh môi trường.

- Do ý thức của người dân chưa cao,...

- Dọn dẹp vệ sinh môi trường: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh,..

- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng tránh.

4. Khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

Hình thức

sử dụng tài nguyên

Theo em hình thức sử dụng là bền vững hay không?

Đề xuất

biện pháp khắc phục

Tài nguyên đất:

- Đất trồng trọt

- Đất xây dựng công trình

- Đất bỏ hoang

- Bền vững

- Bền vững

- Không bền vững

- Chống bỏ đất hoang, cải tạo nhiều vùng đất không hiệu quả ở các địa phương.

- Trồng cây gây rừng bảo vệ đất trên vùng núi trọc.

Tài nguyên nước:

- Hồ nước chứa phục vụ nông nghiệp

- Nước sinh hoạt

- Nước thải

- Bền vững

- Bền vững

- Không bền vững

- Xây dựng nhiều hồ chứa kết hợp với hệ thống thuỷ lợi góp phần chống hạn cho đất.

Tài nguyên rừng:

- Rừng bảo vệ

- Rừng trồng được phép khai thác

- Rừng bị khai thác bừa bãi

- Bền vững

- Bền vững

- Không bền vững

- Nỗ lực bảo vệ rừng ở các địa phương.

- Thành lập khu rừng bảo vệ như vườn Quốc gia ....

Tài nguyên biển và ven biển:

- Đánh bắt cá theo quy mô nhỏ ven bờ

- Đánh bắt cá theo quy mô lớn

- Xây dựng khu bảo vệ sinh vật quý hiếm

- Bền vững

- Không bền vững

- Bền vững

- Phổ biến các quy định không đánh bắt cá bằng lưới có mắt lưới quá nhỏ, không đánh bắt bằng mìn,...

- Thành lập các khu bảo vệ sinh vật biển,...

Tài nguyên đa dạng sinh học:

- Bảo vệ các loài

- Bền vững

Nghiêm cấm đánh bắt động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, xây dựng các khu bảo vệ các loài đó.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 42: Hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Lý thuyết Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Lý thuyết Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

Lý thuyết Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

1 1,995 21/12/2023
Tải về