Lý thuyết Sinh học 12 Bài 28 (mới 2024 + Bài Tập): Loài
Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 28: Loài ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 28.
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 28: Loài
Bài giảng Sinh học 12 Bài 28: Loài
I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC
1. Khái niệm
- Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
- Khái niệm loài sinh học nhấn mạnh sự cách li sinh sản và đây là một tiêu chuẩn khách quan để xác định hai quần thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau. Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở thành hai loài mới nếu chúng trở nên cách li sinh sản với nhau.
2. Các tiêu chuẩn phân biệt loài
a. Tiêu chuẩn hình thái
- Dựa trên cơ sở khác nhau về hình thái: Cùng một loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau. Ngược lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái.
Báo Hoa Mai và báo Gấm là hai loài báo có hình thái khác nhau.
- Ưu điểm: Dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Chỉ có tính chất tương đối vì có những loài khác nhau nhưng lại giống nhau về hình thái (những loài đồng sinh), hoặc có những cá thể cùng loài nhưng lại khác nhau về hình thái vì điều kiện sống khác nhau (thường biến) hoặc do ở những giai đoạn phát triển khác nhau.
b. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái
- Dựa vào khu phân bố của sinh vật để phân biệt: Trường hợp đơn giản, hai loài khác nhau có khu phân bố riêng biệt. Trường hợp phức tạp, hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hay trùng nhau hoàn toàn nhưng mỗi loài thích nghi với điều kiện nhất định.
Voi Châu Phi sống ở Nam Phi và voi Ấn Độ sống ở Ấn Độ
- Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau:
+ Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định, không trùng lên nhau.
+ Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp có thể trong cùng một khu vực địa lý.
+ Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ.
- Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái cũng chỉ mang tính chất tương đối vì với những loài phân bố khắp thế giới thì đặc trưng địa lý không còn ý nghĩa hoặc có những loài thân thuộc có khu phân bố hoàn toàn trùng nhau.
c. Tiêu chuẩn sinh lý sinh hóa
- Dựa vào sự khác nhau trong cấu trúc và tính chất của thành phần cấu trúc tế bào (ADN, prôtêin,…) để phân biệt. Những loài càng thân thuộc thì sự sai khác trong cấu trúc ADN và prôtêin càng ít.
ADN của người và tinh tinh chỉ khác nhau khoảng 1 - 4%
- Tiêu chuẩn sinh lý – sinh hóa thường được áp dụng để phân biệt các chủng vi sinh vật.
d. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản
- Giữa hai loài có sự cách ly sinh sản ở nhiều mức độ.
- Tiêu chuẩn cách li sinh sản được coi là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt 2 loài thân thuộc. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân biệt các loài là không hề đơn giản vì nhiều khi không nhận biết được liệu hai quần thể trong tự nhiên có thực sự cách li sinh sản với nhau hay không và không thể áp dụng với các loài sinh sản vô tính.
→ Do mỗi tiêu chuẩn đều có hạn chế nên để phân biệt loài này với loài kia, người ta sử dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Trong đó:
+ Đối với các loài giao phối: Thường dùng tiêu chuẩn cách li sinh sản.
+ Đối với vi sinh vật, các loài sinh sản vô tính: Thường dùng tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh.
+ Đối với động vật, thực vật: Thường dùng kết hợp cả tiêu chuẩn hình thái, địa lí và cách li sinh sản,...
+ Đối với các loài hóa thạch: Thường dùng tiêu chuẩn hình thái,...
II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI
1. Cách li trước hợp tử
- Khái niệm: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cách li trước hợp tử. Đây thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
- Các kiểu cách li trước hợp tử:
+ Cách li nơi ở (sinh cảnh): Do sống ở những nơi khác nhau nên không giao phối với nhau.
+ Cách li tập tính: Do các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau.
Mỗi loài ruồi khác nhau có cách ve vãn bạn tình khác nhau.
+ Cách li thời vụ: Do các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên không có điều kiện giao phối với nhau.
Chồn hôi có đốm miền Tây có mùa giao phối vào cuối mùa hè
còn chồn hôi có đốm ở miền Đông có mùa giao phối vào cuối mùa đông.
+ Cách li cơ học: Do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Hai loài ốc sên có vỏ xoắn ngược nhau không thể giao phối
do hướng mở cơ quan giao cấu không phù hợp.
2. Cách li sau hợp tử
- Khái niệm: Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
+ Hợp tử bị chết: Tạo được hợp tử, nhưng hợp tử bị chết. Ví dụ: Lai cừu với dê tạo được hợp tử nhưng hợp tử chết ngay.
+ Con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản: Con lai khác loài có quá trình phát sinh giao tử bị trở ngại do không tương hợp 2 bộ NST của bố mẹ. Ví dụ: Lai ngựa cái với lừa đực tạo được con la (con lai bất thụ).
* Sơ đồ các cơ chế cách li:
3. Vai trò của các cơ chế cách li
- Các cơ chế cách li đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài cũng như duy trì sự toàn vẹn của loài.
- Trong quá trình tiến hóa, từ một quần thể ban đầu tách ra thành hai hay nhiều quần thể khác nhau, nếu các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen của các quần thể đến mức làm xuất hiện các cơ chế các li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 29: Quá trình hình thành Loài
Lý thuyết Bài 30: Quá trình hình thành Loài (tiếp theo)
Lý thuyết Bài 31: Tiến hóa lớn
Lý thuyết Bài 32: Nguồn gốc sự sống
Lý thuyết Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12