Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6 (mới 2024 + Bài tập): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 6.

1 3,610 21/12/2023


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

A. Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI

1. Khái niệm và các loại

a. Khái niệm: Là đột biến làm thay đổi số lượng NST trong một hay một số cặp tương đồng.

b. Các loại

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

Loại đột biến lệch bội Đặc điểm bộ NST trong tế bào Ký hiệu bộ NST
Thể không Tế bào lưỡng bội mất 2 nhiễm sắc thể của một cặp 2n-2
Thể một Tế bào lưỡng bội mất một cặp nhiễm sắc thể 2n-1
Thể một kép Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có một chiếc 2n-1-1
Thể ba Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có ba chiếc 2n+1
Thể bốn Trong tế bào lưỡng bội một cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc 2n+2
Thể bốn kép Trong tế bào lưỡng bội hai cặp nhiễm sắc thể có bốn chiếc 2n+2+2

2. Cơ chế phát sinh

- Do rối loạn quá trình phân bào.

+ Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

+ Hoặc trong nguyên phân, tạo thể khảm.

a. Xảy ra trong giảm phân kết hợp với thụ tinh

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Trong giảm phân: Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp nhiễm sắc thể tạo ra các giao tử không bình thường (thừa hay thiếu NST).

- Trong thụ tinh: Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội.

b. Xảy ra trong nguyên phân (Ở tế bào sinh dưỡng)

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Do sự phân ly không bình thường của các cặp NST trong nguyên phân hình thành tế bào lệch bội.

- Tế bào lệch bội tiếp tục nguyên phân làm cho 1 phần cơ thể có các tế bào bị lệch bội tạo ra thể khảm.

3. Hậu quả

- Thể lệch bội thường không có khả năng sống hoặc sức sống giảm, giảm khả năng sinh sản tùy loài.

- VD: Hội trứng Đao, Siêu nữ 3X (XXX), Toc nơ (XO), Claiphen tơ (XXY) ở người.

4. Ý nghĩa

- Cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

- Xác định vị trí gen trên NST.

II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI

1. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội.

- Khái niệm: Là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n. Trong đó 3n, 5n, 7n… gọi là đa bội lẻ; còn 4n, 6n... gọi là đa bội chẵn.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Cơ chế phát sinh:

+ Do trong quá trình giảm phân, bộ NST của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Qua thụ tinh sự kết hợp của các giao tử 2n này với nhau tạo thành thể tứ bội 4n, hay kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thể tam bội 3n.

+ Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tế bào không phân chia NST thì cũng tạo nên thể tứ bội.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn2. Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội.

- Khái niệm: Là dạng đột biến gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau.

- Cơ chế phát sinh: Cơ chế hình thành thể dị đa bội là lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra cây song nhị bội gồm 2 bộ NST của 2 loài đem lai.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn3. Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội

- Đặc điểm của thể đa bội:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

+ Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.

+ Thể đa bội lẻ (3n, 5n...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ (dưa hấu, nho...)

- Vai trò: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình thành loài mới) và trong trồng trọt (tạo cây trồng năng suất cao... )

B. Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 6 (có đáp án): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 1: Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chứng Đao là?

A. Thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.

B. Thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.

C. Thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.

D. Thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.

Đáp án: B

Giải thích:

Người mắc hội chứng Đao có 3 NST số 21.

Câu 2: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây?

(1) AAAA.

(2) AAAa.

(3) AAaa.

(4) Aaaa.

(5) aaaa.

Phương án đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (5)

C. (1), (2) và (4)

D. (1), (4) và (5)

Đáp án: B

Giải thích:

Xử lý bằng consixin khiến cho thoi phân bào không được hình thành, sẽ tạo ra cơ thể có kiểu gen: AAAA, Aaaa, aaaa.

Câu 3: Ở mộ loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen là?

A. AAb, aab, b

B. Aab, b, Ab, ab

C. AAbb

D. Abb, abb, Ab, ab

Đáp án: A

Giải thích:

Ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II cho giao tử chứa NST là AA, aa, O; cặp NST số 3 phân li bình thường cho giao tử chứa b

Các loại giao tử tạo ra là: (AA, aa, O)(b) = AAb, aab, b.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?

A. Sinh tổng hợp các chất mạnh

B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt

C. Phổ biến ở thực vật

D. Có khả năng sinh giao tử bình thường

Đáp án: D

Giải thích:

Thể đột biến đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.

Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Ở thể tam nhiễm, hạt phấn (n + 1) không cạnh tranh được với hạt phấn n, còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ ở đời con là 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?

A. Mẹ Aaa × Bố AA

B. Mẹ Aa × Bố Aaa

C. Mẹ AAa × Bố AA

D. Mẹ Aa × Bố AAA

Đáp án: B

Giải thích:

Đời con có cây quả vàng nên cây bố và mẹ đều phải cho giao tử chỉ chứa a

→ cây quả vàng ở F1 = 13 = 12 × 23→ Chọn B.

Câu 6: Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến gì?

A. Thể bốn

B. Thể ba

C. Thể không

D. Thể một

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi bộ NST trong tế bào là a → số cromatit ở kì giữa trong 1 tế bào là 2a. Ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4 có 23 = 8 tế bào phân chia

→ 2a × 8 = 336 → a = 21 = 2n – 1.

Câu 7: Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường 3 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 147 NST đơn. Biết rằng loài nói trên có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cơ chế đã tạo ra hợp tử nói trên là?

A. Không hình thành thoi phân bào trong quá trình nguyên phân

B. Không hình thành thoi phân bào trong giảm phân ở tế bào sinh giao tử của cả bố và mẹ

C. Không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân

D. Một cặp NST nào đó đã không phân li trong giảm phân

Đáp án: C

Giải thích:

Số NST trong hợp tử là 147 : (23 - 1) = 21

⇒ Bộ NST của cơ thể đó là 3n = 21

⇒ Nguyên nhân hình thành: không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân ⇒ Tạo giao tử 2n kết hợp với giao tử n bình thường tạo cơ thể tam bội 3n

Câu 8: Gen D có 540 nucleotit loại G, gen d có 450 G. F1 có kiểu gen Dd lai với nhau, F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X. Hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là?

A. DDD

B. Ddd

C. DDdd

D. Dddd

Đáp án: B

Giải thích:

Loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X = 540 + 450 × 2

→ hợp tử chứa 1 gen D và 2 gen d

→ Kiểu gen của hợp tử là Ddd.

Câu 9: Trong trường hợp xảy ra rối loạn phân bào giảm phân I, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY là?

A. XX, XY và O

B. XX, Y và O

C. XY và O

D. X, YY và O

Câu 10: Một loài sinh vậy có NST giới tính ở giới cái và giới đực tương ứng là XX và XY. Trong quá trình tạo giao tử, một trong hai bên bố hoặc mẹ xảy ra sự không phân li ở lần phân bào I của cặp NST giới tính.Con của chúng không có những kiểu gen nào sau đây?

A. XXX, XO

B. XXX, XXY

C. XXY, XO

D. XXX, XX

Đáp án: D

Giải thích:

Cặp NST giới tính bị rối loạn phân li trong giảm phân I:

- Xảy ra với cặp XX cho giao tử chứa XX và O kết hợp với NST từ bố (Y và X)

→ không cho hợp tử XX.

- Xảy ra với cặp XY cho các loại giao tử O và XY kết hợp với giao tử bình thường X của mẹ cũng không cho hợp tử chứa XX.

Câu 10: Một loài thực vật có 2n = 14. Khi quan sát tế bào của một số cá thể trong quần thể thu được kết quả sau:

Cá thể

Cặp nhiễm sắc thể

Cặp 1

Cặp 2

Cặp 3

Cặp 4

Cặp 5

Cặp 6

Cặp 7

Cá thể 1

2

2

3

3

2

2

2

Cá thể 2

1

2

2

2

2

2

2

Cá thể 3

2

2

2

2

2

2

2

Cá thể 4

3

3

3

3

3

3

3

Trong các phát biểu sau số nhận định đúng?

(1) Cá thể 1: là thể ba kép (2n+1+1) vì có 2 cặp đều thừa 1 NST.

(2) Cá thể 2: là thể một (2n - 1) vì có 1 cặp thiếu 1 NST.

(3) Cá thể 3: là thể lưỡng bội bình thường (2n)

(4) Cá thể 4: là thể tam bội (3n)

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án: A

Giải thích:

Cá thể 1 ở cặp số 4 có 3 chiếc → cá thể 1 bị đột biến dạng thể ba (2n+1)

Cá thể 2 cặp số 1 có 1 chiếc → cá thể 2 là dạng đột biến thể một (2n-1)

Cá thể 3 ở tất cả các cặp đều có 2 chiếc → cá thể 2 là dạng lưỡng bội bình thường.

Cá thể 4 ở tất cả các cặp đều có 3 chiếc → cá thể 3 là dạng tam bội

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Lý thuyết Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời

Lý thuyết Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li

Lý thuyết Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập

Lý thuyết Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

1 3,610 21/12/2023