Lý thuyết Sinh học 12 Bài 37 (mới 2024 + Bài Tập): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Tóm tắt lý thuyết Sinh 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Sinh 12 Bài 37.

1 4724 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài giảng Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH

1. Khái niệm

- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính thay đổi chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như:

- Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cái: Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau.

- Do điều kiện môi trường sống: Ở loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn là cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực.

- Do đặc điểm sinh sản của loài: gà, hươu, nai số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực.

- Do đặc điểm sinh lí và tập tính của loài: muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.

- Do điều kiện dinh dưỡng của các cá thể: Ở cây thiên nam tinh, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.

3. Ứng dụng

- Người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ: Trong chăn nuôi gà, người ta có thể khai thác bớt một số lượng cá thể gà trống mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn.

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

II. NHÓM TUỔI

1. Các cấu trúc tuổi

- Cấu trúc tuổi trong quần thể thường được chia thành 3 nhóm: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

- Ngoài ra, người ta còn chia thành các cấu trúc tuổi gồm:

+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể.

+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm tuổi

Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường:

- Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh,… thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Khi nguồn sống dồi dào, các cá thể sinh trưởng thuận lợi, sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.

3. Tháp tuổi của quần thể

- Các dạng tháp tuổi đặc trưng trong quần thể gồm: Dạng tháp phát triển, dạng tháp ổn định, dạng tháp suy thoái.

+ Dạng tháp phát triển: Có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao (đáy rộng).

+ Dạng tháp ổn định: Có tỉ lệ nhóm trước và đang sinh sản xấp xỉ như nhau.

+ Dạng tháp suy thoái: Có tỉ lệ nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm đang sinh sản (đáy hẹp).

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Tháp tuổi cho biết tiềm năng phát triển của quần thể. Quần thể có nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản với tỉ lệ lớn có tiềm năng phát triển cao.

- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế, cá bé ít, thì nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép; nếu chỉ thu được cá nhỏ thì nghề cá đã khai thác quá mức.

III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

1. Phân bố theo nhóm

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể tụ họp với nhau theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất.

- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù,…).

- Ví dụ: Trâu rừng phân bố theo nhóm, cây bụi phân bố theo nhóm,…

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

2. Phân bố đồng đều

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

- Ví dụ: Chim Hải Âu làm tổ, cây thông trong rừng phân bố đồng đều,…

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

3. Phân bố ngẫu nhiên

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Là kiểu phân bố trung gian của 2 dạng trên, thường xảy ra khi điều kiện môi trường phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

- Ý nghĩa: Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

- Ví dụ: Các loài sâu sống trên tán cây, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới,…

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

1. Khái niệm

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

- Ví dụ: mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện tích đồi, mật độ sâu rau là 2 con/m2 ruộng rau,...

Lý thuyết Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

2. Ảnh hưởng của mật độ cá thể

- Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

+ Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt để giành thức ăn, nơi ở,... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao.

+ Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì ngược lại, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

- Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Lý thuyết Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Lý thuyết Bài 41: Diễn thế sinh thái

Lý thuyết Bài 42: Hệ sinh thái

1 4724 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: