Giải Toán 8 trang 87 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Toán 8 trang 87 trong Bài 5: Hình chữ nhật – Hình vuông sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 87.

1 562 24/04/2023


Giải Toán 8 trang 87

Bài 1 trang 87 Toán 8 Tập 1Cho Hình 14. Tìm x.

Bài 1 trang 87 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Áp dụng định lí Pythagore vào DABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100 = 102

Suy ra BC = 10 (cm).

Xét DABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên AM bằng nửa cạnh huyền BC.

Do đó x=AM=12BC=12.10=5  cm.

Vậy x = 5 cm.

Bài 2 trang 87 Toán 8 Tập 1Cho Hình 15. Vẽ thêm điểm P để tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.

Bài 2 trang 87 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Lấy điểm P sao cho H là trung điểm của MP (hình vẽ).

Bài 2 trang 87 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Giải thích cách vẽ:

Tứ giác MNPQ có H là trung điểm của hai đường chéo MP và NQ nên là hình bình hành.

Lại có NMQ^=90° nên hình bình hành MNPQ là hình chữ nhật.

Bài 3 trang 87 Toán 8 Tập 1Cho tam giác ABC có đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của HC, CE. Các đường thẳng AM, AN cắt HE tại G và K.

a) Chứng minh tứ giác AHCE là hình chữ nhật.

b) Chứng minh HG = GK = KE.

Lời giải:

Bài 3 trang 87 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) Do E là điểm đối xứng với H qua I nên I là trung điểm của HE.

Tứ giác AHCE có hai đường chéo AC và HE cắt nhau tại trung điểm I của mỗi đường nên là hình bình hành.

Lại có AHC^=90° nên hình bình hành AHCE là hình chữ nhật.

b) Xét DAHC có AM, HI là hai đường trung tuyến cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của DAHC.

Suy ra HG=23HI và IG=12HG.

Chứng minh tương tự đối với DAEC có K là trọng tâm của  DAEC.

Suy ra EK=23EI và IK=12EK.

Ta có: HG=23HIEK=23EI và HI = EI nên HG=EK=23EI.

Lại có: IG=12HG và IK=12EK nên IG=IK=12HG

Mặt khác GK=IG+IK=12HG+12HG=HG.

Vậy HG = GK = KE.

Bài 4 trang 87 Toán 8 Tập 1Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ DE // AB, vẽ DF // AC (E ∈ AC, F ∈ AB). Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AEDF là hình chữ nhật.

b) Tứ giác BFED là hình bình hành.

Lời giải:

Bài 4 trang 87 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

a) Tam giác ABC vuông tại A nên BAC^=90° hay AB ⊥ AC.

Do DE // AB và AB ⊥ AC nên DE ⊥ AC hay DEA^=90°.

Do DF // AC và AB ⊥ AC nên DF ⊥ AB hay DFA^=90

Tứ giác AEDF có BAC^=90°DEA^=90° và DFA^=90 nên là hình chữ nhật.

b) Do AEDF là hình chữ nhật nên AF = ED và AD = EF (tính chất hình chữ nhật).

Xét DABC có AD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên bằng nửa cạnh huyền BC, do đó AD=DB=DC=12BC.

Từ đó suy ra AD=EF=DB=DC=12BC

Xét DBDF và DEFD có:

BFD^=EDF^=90°;

BD = EF (chứng minh trên);

DF là cạnh chung.

Do đó DBDF = DEFD (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra FB = DE (hai cạnh tương ứng).

Xét tứ giác BFED có FB = DE và FB // DE (do AB // DE) nên là hình bình hành.

Bài 5 trang 87 Toán 8 Tập 1Lấy một tờ giấy, gấp làm tư để có một góc vuông như trong Hình 16, dùng kéo cắt theo đường MN sao cho OM = ON. Mở phần giấy cắt được ra ta được một tứ giác.

Tứ giác đó là hình gì? Giải thích kết luận của em.

Bài 5 trang 87 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Bài 5 trang 87 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Mở phần giấy cắt được ra ta được một tứ giác MNPQ như hình vẽ trên.

Ta có OM = ON = OP = OQ nên:

• O là trung điểm của MP và NQ;

• MP = OM + OP = 2OM và NQ = ON + OQ = 2ON

Suy ra MP = NQ.

Xét tứ giác MNPQ có hai đường chéo MP và NQ cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường nên là hình bình hành.

Lại có hai đường chéo bằng nhau MP = NQ nên là hình chữ nhật.

Mặt khác MP ⊥ NQ nên hình chữ nhật MNPQ có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Do đó MNPQ là hình vuông.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 8 trang 82

Giải Toán 8 trang 83

Giải Toán 8 trang 84

Giải Toán 8 trang 85

Giải Toán 8 trang 86

Giải Toán 8 trang 87

1 562 24/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: