Giải Toán lớp 6 Bài 14 (Kết nối tri thức): Phép cộng và phép trừ số nguyên
Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán lớp 6.
Giải Toán lớp 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên
Video giải Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên - Kết nối tri thức
Giải Toán lớp 6 trang 62 Tập 1
Lời giải:
Vì từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A ta được điểm A biểu diễn số -3.
Lời giải:
Vì từ điểm A (điểm biểu diễn số -3) di chuyển sang trái 5 đơn vị ta được điểm B. Do đó điểm B biểu diễn số -8.
Mà B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5) nên (-3) + (-5) = -8
Toán lớp 6 trang 62 Luyện tập 1: Thực hiện các phép cộng sau:
Lời giải:
Ta có: (- 12) + (- 48)
= - (12 + 48) = -60;
Ta có: (- 236) + (- 1 025)
= - (236 + 1 025) = - 1 261.
Giải Toán lớp 6 trang 63 Tập 1
Toán lớp 6 trang 63 Vận dụng 1:
Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):
Lời giải:
Vì tàu ngầm lặn xuống 45m so với mặt nước biển có nghĩa là tàu di chuyển -45m
Tàu ở độ cao -135m và còn phải lặn thêm 45m, tức là đi -45m nữa mới đến A. Do đó A nằm ở độ cao:
(-135) + ( -45) = - (135 + 45) = - 180 (mét)
Vậy điểm A nằm ở độ cao - 180 mét.
Toán lớp 6 trang 63 Câu hỏi: Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.
Lời giải:
+) Hai điểm 4 và -4 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 4 là -4.
+) Hai điểm 5 và -5 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -5 là 5.
+) Hai điểm 9 và -9 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 9 là -9.
+) Hai điểm 11 và -11 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -11 là 11.
Lời giải:
Số đối của 5 là -5; số đối của -2 là 2.
Biểu diễn trên trục số:
Lời giải:
Từ điểm A biểu diễn số - 5 trên trục số di chuyển sang phải 3 đơn vị đến điểm B ta được điểm B biểu diễn số -2. Điểm B biểu diễn của phép cộng (-5) + 3.
Lời giải:
Từ điểm A biểu diễn số - 5 trên trục số di chuyển sang phải 8 đơn vị đến điểm C ta được điểm B biểu diễn số 3. Điểm C biểu diễn của phép cộng (-5) + 8.
Giải Toán lớp 6 trang 64 Tập 1
Toán lớp 6 trang 64 Luyện tập 3: Thực hiện các phép tính:
Lời giải:
a) 203 + (- 195) = 203 - 195
= 8 (do 203 > 195);
b) (- 137) + 86 = - (137 - 86)
= - 51 (do 137 > 86).
Toán lớp 6 trang 64 Vận dụng 2: Sử dụng phép cộng hai số nguyên khác dấu để giải bài toán sau:
Lời giải:
Vì máy nổi lên 55 m so với hôm trước nghĩa là máy di chuyển theo chiều dương
Ngày hôm sau, máy thăm dò hoạt động ở độ cao:
(- 946) + 55 = - (946 -55) = -891 (m)
Vậy ngày hôm sau, máy thăm dò hoạt động ở độ cao -891 m.
Toán lớp 6 trang 64 Tranh luận:
Lời giải:
Ta có thể đưa ra 1 số ví dụ sau:
Ví dụ 1: Hai số nguyên khác dấu là: 5 và -7.
Khi đó tổng của chúng là 5 + (-7) = -(7 -5) = -2 (do 7 > 2) là số âm
Ví dụ 2: Hai số nguyên khác dấu là: 9 và -4.
Khi đó tổng của chúng là 9 + (-4) = 9 - 4 = 5 (do 9 > 4) là số dương
Ví dụ 3: Hai số nguyên khác dấu là: 4 và -4.
Khi đó tổng của chúng là 4 + (-4) = 0 (đây là tổng của hai số đối nhau)
Từ 3 ví dụ trên, ta nhận thấy tổng của hai số nguyên khác dấu có thể là số âm, có thể là số dương, có thể là 0.
Do vậy không thể kết luận chính xác được là số dương hay số âm.
Toán lớp 6 trang 64 Hoạt động 5: Tính và so sánh giá của a + b và b + a với a = - 7, b = 11.
Lời giải:
Ta có:
a + b = -7 + 11 = 11 – 7 = 4 (do 11 > 7)
b + a = 11 + (-7) = 11 – 7 = 4 (do 11 > 7)
Vì 4 = 4 nên a + b = b + a
Vậy a + b = b + a.
Lời giải:
Ta có:
(a + b) + c = [2 + (-4)] + (-6)
= - (4 - 2) + (-6) (do 4 > 2)
= - 2 + (-6)
= - (2 + 6)
= - 8
a + (b + c) = 2 + [(-4) + (-6)]
= 2 + [-(4 +6)]
= 2 + (-10)
= - (10 - 2) (do 10 > 2)
= - 8
Vì - 8 = - 8 nên (a + b) + c = a + (b + c)
Vậy (a + b) + c = a + (b + c).
Giải Toán lớp 6 trang 65 Tập 1
Toán lớp 6 trang 65 Luyện tập 4: Tính một cách hợp lí:
Lời giải:
a) (-2 019) + (-550) + (-451)
= [(-2 019) + (-451)] + (-550) (tính chất giao hoán và kết hợp)
= - (2 019 + 451) + (-550)
= (- 2 470) + (- 550)
= - (2 470 + 550)
= - 3 020
b) (-2) + 5 + (-6) + 9
= [(-2) + (-6)] + (5 + 9) (tính chất giao hoán và kết hợp)
= - (2 + 6) +14 = (-8) + 14
= 14 – 8 = 6 (do 14 > 8).
Giải bài toán trên bằng hai cách:
Cách 1. Tính hiệu giữa số tiền lãi và số tiền lỗ.
Cách 2. Hiểu lỗ 2 triệu là “lãi” – 2 triệu để quy về tính tổng của hai số nguyên.
Lời giải:
Cách 1. Hiệu giữa số tiền lãi và số tiền lỗ là:
5 - 2 = 3 (triệu đồng)
Vậy tháng đó cửa hàng đó lãi 3 triệu đồng.
Cách 2. Lỗ 2 triệu đồng nghĩa là lãi (-2) triệu đồng
Cửa hàng đó lãi: 5 + (-2) = 3 (triệu đồng)
Vậy tháng đó cửa hàng đó lãi 3 triệu đồng.
Toán lớp 6 trang 65 Hoạt động 8: Hãy quan sát ba dòng đầu và dự đoán kết quả ở hai dòng cuối:
Lời giải:
Dự đoán:
Giải Toán lớp 6 trang 66 Tập 1
Toán lớp 6 trang 66 Luyện tập 5: Tính các hiệu sau:
Lời giải:
a) = 5 + 3 = 8.
b) = (- 7) + (- 8)
= - (7 + 8) = -15.
Lời giải:
Nhiệt độ bên ngoài của máy bay ở độ cao 10 000m và khi hạ cánh chênh lệch nhau:
27 - (- 48) = 27 + 48 = 75 ( )
Vậy nhiệt độ bên ngoài của máy bay ở độ cao 10 000m và khi hạ cánh chênh lệch nhau 75 .
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.9: Tính tổng hai số cùng dấu:
Lời giải:
a)
= - (7 + 2)
= - 9
b)
= - (8 + 5)
= - 13
c)
= - (11 + 7)
= - 18
d)
= - (6 + 15)
= - 21.
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.10: Tính tổng hai số khác dấu
Lời giải:
a)
= 6 – 2 (do 6 > 2)
= 4
b)
= 9 – 3 (do 9 > 3)
= 6
c)
= - (10 - 4) (do 10 > 4)
= - 6
d)
= 8 – 1 (do 8 > 1)
= 7
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.11: Biểu diễn – 4 và số đối của nó trên cùng một trục số.
Lời giải:
Số đối của -4 là 4. Ta biểu diễn chúng trên trục số:
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.12: Thực hiện các phép trừ sau:
Lời giải:
a)
= 9 + 2
= 11
b)
= (-7) + (-4)
= - (7 + 4)
= -11
c)
= 27 + (- 30)
= - (30 – 27) (do 30 > 27)
= - 3
d)
= (- 63) + 15
= - (63 – 15) (do 63 > 15)
= - 48
Lời giải:
Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 11km/h đi được quãng đường:
11.1 = 11 (km)
Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 6km/h đi được quãng đường:
6.1 = 6 (km)
a) Vì vận tốc của hai ca nô đều dương nên hai ca nô cùng đi về phía B (chiều từ C đến B là dương) nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là hiệu quãng đường đi được của chúng.
Sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là:
11 – 6 = 5 (km)
Vậy sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là 5km.
b) Ca nô có vận tốc 11km/h (là vận tốc dương) nên có chiều đi từ C đến B. Ca nô có vận tốc -6km/h (là vận tốc âm) nên có chiều đi từ C đến A.
Do đó hai ca nô đi ngược chiều nhau, nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là tổng quãng đường đi được của chúng.
Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau:
11 + 6 = 17 (km)
Vậy sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 17km.
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.14: Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào?
Lời giải:
a) Hình mô phỏng phép tính: (-5) + 3 hoặc (-5) - (- 3);
b) Hình mô phỏng phép tính: 2 – 5 hoặc 2 + (-5).
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.15: Tính nhẩm:
d) .
Lời giải:
a)
= - (3 + 2)
= -5
b)
= (-8) + (-7)
= - (8 + 7)
= - 15
c)
= - (35 + 15)
= - 50
d)
= 12 + 8
= 20.
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.16: Tính một cách hợp lí:
Lời giải:
a)
= [152 - (-18)] - [127 - (-73)]
= (152 + 18) – (127 + 73)
= 170 - 200
= - 30
b)
= [(7 + (-9)] + [8 + (-10)]
= (- (9 – 7)] + [- (10 – 8)]
= (-2) + (-2)
= - (2 + 2)
= - 4.
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.17: Tính giá trị của biểu thức ( - 156) - x, khi:
Lời giải:
a) Thay vào biểu thức ta được:
(-156) – x = (-156) – (-26)
= (-156) + 26 = - (156 – 26)
= - 130. (do 156 > 26)
b) Thay x = 76 vào biểu thức ta được:
(-156) – x = (-156) – 76
= (-156) + (-76)
= - (156 + 76) = - 232.
c) Thay x = (- 28) – (- 143) vào biểu thức ta được:
(-156) – x = (-156) – [(-28) – (-143)]
= (-156) – [(-28) + 143]
= (-156) – (143 – 28)
= (- 156) – 115
= (-156) + (-115)
= - (156 + 115) = - 271.
Toán lớp 6 trang 66 Bài 3.18: Thay mỗi dấu “*” bằng một chữ số thích hợp để có:
Lời giải:
a)
Vậy dấu * là chữ số 6.
b)
Vậy hai dấu * lần lượt theo thứ tự từ trái qua phải là 7 và 4.
Bài giảng Toán lớp 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên - Kết nối tri thức
Lý thuyết Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên – Kết nối tri thức
1. Cộng hai số nguyên cùng dấu
Quy tắc cộng hai số nguyên âm
Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng phần số tự nhiên của chúng với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.
Ví dụ 1. Tính:
a) (-23) + (-55); b) 43 + 23; c) (-234) + (-546).
Lời giải
a) (-23) + (-55) = - (23 + 55) = - 78;
b) 43 + 23 = 66;
c) (-234) + (-546) = - (234 + 546) = - 780.
2. Cộng hai số nguyên khác dấu
Hai số đối nhau:
Hai số nguyên a và b được gọi là đối nhau nếu a và b nằm khác phía với điểm 0 và có cùng khoảng cách đến gốc 0.
Chú ý:
Ta quy ước số đối của 0 là chính nó.
Tổng của hai số đối nhau luôn bằng 0.
Ví dụ 2. Tìm số đối của -3; 4; -5; 8; -12.
Lời giải
Số đối của – 3 là 3;
Số đối của 4 là -4;
Số đối của – 5 là 5;
Số đối của 8 là – 8;
Số đối của -12 là 12.
Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:
+ Hai số nguyên đối nhau thì có tổng bằng 0.
+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu (không đối nhau), ta tìm hiệu hai phân số tự nhiên của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước hiệu tìm được dấu của số có phần số tự nhiên lớn hơn.
Ví dụ 3. Thực hiện các phép tính:
a) 312 + (-134); b) (– 254) + 128; c) 2 304 + (-115).
Lời giải
a) 312 + (-134) = 312 – 134 = 178;
b) (– 254) + 128 = - ( 254 – 128) = -128;
c) 2 304 + (-115) = 2 304 – 115 = 2 189.
3. Tính chất của phép cộng
Phép cộng số nguyên có tính chất sau:
+ Giao hoán: a + b = b + a;
+ Kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c).
Ví dụ 4. Tính một cách hợp lí:
a) (-350) + (-296) + 50 + 96;
b) (-3) + 5 + (-7) + 5.
Lời giải
a) (-350) + (-296) + 50 + 96
= [(-350) + 50] + [(-296) + 96]
= (-300) + (-200)
= -500.
b) (-3) + 5 + (-7) + 5
= [(-3) + (-7)] + [5 + 5]
= (-10) + 10
= 0.
4. Trừ hai số nguyên
Quy tắc trừ hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng số nguyên a với số đối của số nguyên b:
a – b = a + (-b).
Ví dụ 5. Tính:
a) 15 – 7; b) 8 – 9; c) 23 – 154; d) 12 – 125 – 83.
Lời giải
a) 15 – 7 = 8;
b) 8 – 9 = 8 + (-9) = - (9 – 8) = -1;
c) 23 – 154 = - ( 154 – 23) = -131;
d) 12 – 125 – 83
= 12 + (-125) + (-83)
= -(125 – 12) + (-83)
= (-113) + (-83)
= -(113 + 83)
= - 196.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
Xem thêm tài liệu Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success