Giải Toán 6 Bài 37 (Kết nối tri thức): Số đo góc

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 37: Số đo góc sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6.

1 2,033 22/09/2024
Tải về


Giải Toán 6 Bài 37: Số đo góc

Giải Toán 6 trang 61 Tập 2

Toán lớp 6 trang 61 Câu hỏi 1: Đọc số đo của góc mOn trong Hình 8.62.

Đọc số đo của góc mOn trong Hình 8.62 (ảnh 1)

Lời giải:

Tia On đi qua vạch 0 (vòng cung nhỏ). Khi đó tia Om đi qua vạch 130. Vậy góc mOn có số đo là 130 độ. Ta viết nOm^=1300 (đọc số đo ở vòng cung nhỏ)

Giải Toán 6 trang 62 Tập 2

Toán lớp 6 trang 62 Luyện tập 1:

(1) Dùng thước đo góc, em hãy đo và viết số đo của các góc trong mỗi hình sau.

Dùng thước đo góc, em hãy đo và viết số đo của các góc trong mỗi hình sau (ảnh 1)

(2) Em hãy đo góc sút trong Hình 8.42, Bài Góc.

Dùng thước đo góc, em hãy đo và viết số đo của các góc trong mỗi hình sau (ảnh 1)

Lời giải:

1) Dùng thước đo góc ta được kết quả:

a. Số đo góc nAm là: 70 độ, ta viết: nAm^=700

b. Số đo góc xOz là: 105 độ, ta viết: xOz^=1050

c. Số đo góc xMy là: 85 độ, ta viết: xMy^=850

2) Dùng thước đo góc ta được kết quả:

Số đo của góc sút là: 20 độ

Toán lớp 6 trang 62 Hoạt động: Bằng cách đo, hãy so sánh số đo của các góc trong hình sau với 90o.

Bằng cách đo, hãy so sánh số đo của các góc trong hình sau với 90o (ảnh 1)

Lời giải:

Kí hiệu các hình vẽ trên lần lượt là hình 1, 2, 3

Dùng thước đo độ để đo góc ta nhận thấy:

+) Hình 1 có aOb^=500, vì 500<900 nên aOb^<900

+) Hình 2 có qMp^=900

+) Hình 3 có mAn^=1100, vì 1100>900 nên mAn^>900.

Giải Toán 6 trang 63 Tập 2

Toán lớp 6 trang 63 Câu hỏi 2: Hãy chỉ ra một số hình ảnh góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt có trong thực tế mà em biết.

Lời giải:

Hãy chỉ ra một số hình ảnh góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt (ảnh 1)

+) Ở hình ảnh trên thể hiện người đang tập thể dục ở các góc khác nhau so với mặt đất:

Hình a thể hiện góc bẹt, hình b thể hiện góc nhọn, hình c thể hiện góc vuông, hình d thể hiện góc tù.

Hãy chỉ ra một số hình ảnh góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt (ảnh 1)

+) Ở hình ảnh trên kim giờ và kim phút tạo thành các góc lần lượt là: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

Toán lớp 6 trang 63 Luyện tập 2: Hãy sắp xếp các góc sau theo thứ tự số đo từ bé đến lớn: góc vuông, góc nhọn, góc tù và góc bẹt.

Lời giải:

+) Góc vuông có số đo bằng 90o

+) Góc nhọn có số đo lớn hơn 0o và nhỏ hơn 90o

+) Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o và nhỏ hơn 180o

+) Góc bẹt là góc có số đo bằng 180o

Do đó sắp xếp các góc theo thứ tự số đo từ bé đến lớn là: góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc vuông.

Toán lớp 6 trang 63 Vận dụng 2:

a) Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các mặt đồng hồ sau:

Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ (ảnh 1)

b) Trong các góc đó, chỉ ra góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

Lời giải:

a. Dùng thước đo góc, ta thấy số đo của các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các mặt đồng hồ trên theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là: 120o; 90o; 180o; 60o.

b.

Góc vuông là góc có số đo bằng 90o

Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ (ảnh 1)

Góc nhọn là góc 30o vì 0o < 30o < 90o

Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ (ảnh 1)

Góc tù là góc 120o vì 90o < 120o < 180o.

Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ (ảnh 1)

Góc bẹt là góc 180o

Dùng thước đo góc để đo các góc tạo bởi kim phút và kim giờ (ảnh 1)

Giải Toán 6 trang 64 Tập 2

Toán lớp 6 trang 64 Bài 8.31: Cho các góc với số đo như dưới đây.

A^=63o;M^=135o;B^=91o;T^=179o

Trong các góc đó, kể tên các góc nhọn, góc tù.

Lời giải:

+) Các góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o và nhỏ hơn 90o là: (vì A^=60°)

+) Các góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o và nhỏ hơn 180o là: B^; M^T^ (vì M^=135o;B^=91o;T^=179o)

Toán lớp 6 trang 64 Bài 8.32: Quan sát hình sau.

Quan sát hình sau. Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn (ảnh 1)

a) Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt;

b) Dùng ê ke để kiểm tra lại kết quả của câu a;

c) Dùng thước đo góc để tìm số đo của mỗi góc.

Lời giải:

a) Ta kí hiệu các hình như dưới đây:

Quan sát hình sau. Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc nhọn (ảnh 1)Ước lượng bằng mắt ta nhận thấy:

+) Góc nhọn: hình 1, hình 3

+) Góc vuông: hình 2

+) Góc tù: hình 4

+) Góc bẹt: hình 5

b) Dùng eke có góc 90o để kiểm tra lại kết quả câu a) ta thấy kết quả dự đoán đúng.

c) Góc CEB có số đo là: 30 độ

Góc xAy có số đo là: 90 độ

Góc NIM có số đo là: 80 độ

Góc tAu có số đo là: 120 độ

Góc mEn có số đo là: 180 độ

Toán lớp 6 trang 64 Bài 8.33: Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ và kim phút là:

a) Góc nhọn;

b) Góc vuông;

c) Góc tù;

d) Góc bẹt.

Lời giải:

Thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ và kim phút:

a) Đồng hồ chỉ 2 giờ là góc nhọn ( vì là góc 60o)

Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ (ảnh 1)

b) Đồng hồ chỉ 3 giờ là góc vuông (vì là góc 90o)

Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ (ảnh 1)

c) Đồng hồ chỉ 5 giờ là góc tù (vì là góc 150o)

Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ (ảnh 1)

d) Đồng hồ chỉ 6 giờ là góc bẹt (vì là góc 180o)

Quan sát hình ảnh mặt đồng hồ, em hãy tìm một thời điểm mà góc tạo bởi kim giờ (ảnh 1)

Toán lớp 6 trang 64 Bài 8.34: Đo các góc của tứ giác ABCD rồi tính tổng số đo của các góc đó.

Đo các góc của tứ giác ABCD rồi tính tổng số đo của các góc đó (ảnh 1)

Lời giải:

Dùng thước đo góc ta thấy:

+) ABC^=1500; BCD^=1000; CDA^=500; DAB^=600

Tổng số đo các góc đó là:

1500+1000+500+600=3600.

Lý thuyết Toán 6 Bài 37: Số đo góc - Kết nối tri thức

1. Đo góc

- Muốn đo 1 góc xOy, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với O, tia Ox đi qua vạch 0. Khi đó tia Oy đi qua vạch chỉ số đo của góc.

Ví dụ 1: Muốn đo góc xOy như hình vẽ sau:

Số đo góc | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Đặt thước đo độ sao cho tâm thước trùng với O, tia Ox đi qua vạch 0 (số chỉ của bên trong), khi đó tia Oy đi qua vạch chỉ số đo 60o.

Vậy số đo góc ∠xOy = 60°.

- Mỗi góc có một số đo. Số đo của một góc không vượt quá 180o.

- Nếu hai góc A và B có số đo bằng nhau thì ta nói hai góc đó bằng nhau và viết .

- Nếu góc A có số đo nhỏ hơn số đo góc của góc B thì ta nói góc A nhỏ hơn góc B và viết ∠A < ∠B. Khi đó ta còn nói góc B lớn hơn góc A và viết ∠B > ∠A.

2. Các góc đặc biệt

- Góc có số đo bằng 90o là góc vuông.

- Góc bẹt là góc có số đo bằng 180o.

- Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

- Góc lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

Góc vuông

Góc nhọn

Góc tù

Góc bẹt

Số đo góc | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Số đo góc | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Số đo góc | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Số đo góc | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

∠xAy = 90o

0o < ∠xAy < 90o

90o < ∠xAy < 180o

∠xAy = 180o

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung

Ôn tập chương 8

Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu

Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh

Bài 40: Biểu đồ cột

Xem thêm tài liệu Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 37: Số đo góc

1 2,033 22/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: