Giải Toán 6 Bài 30 (Kết nối tri thức): Làm tròn và ước lượng
Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 30: Làm tròn và ước lượng sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6.
Giải Toán 6 Bài 30: Làm tròn và ước lượng
Ta thấy trị giá 232, 142 372 triệu USD là con số nếu viết chính xác sẽ khá khó đọc và dài dòng, con số đó lớn hơn 232 nên để thuận tiện người ta viết “trên 232 triệu USD” thay vì “232, 142 372 triệu USD”.
Toán lớp 6 trang 35 Hoạt động:
a) Theo em, khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6 kg hay 7 kg?
b) Khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 4 kg hay 5 kg?
Lời giải:
a) Ta thấy cái kim trên đồng hồ hình 7.2a chỉ gần số 6 hơn số 7 nên khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6kg.
b) Ta thấy cái kim trên đồng hồ hình 7.2b chỉ gần số 5 hơn số 4 nên khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 5kg.
a) Làm tròn 24,037 đến hàng phản mười ta được kết quả là 24,0
Trong câu a, nếu viết kết quả làm tròn là 24 thì có đúng không?
Lời giải:
Trong câu a, nếu viết kết quả làm tròn là 24 không được vì số 24,037 làm tròn tới hàng phần mười, chữ số hàng làm tròn có nghĩa và không được bỏ đi.
Toán lớp 6 trang 36 Luyện tập: Làm tròn số 3,141 59 đến hàng phần nghìn.
Lời giải:
+) Bỏ đi các chữ số sau hàng phần nghìn: bỏ đi chữ số 5 và 9
+) Vì 5 lớn hơn hoặc bằng 5 nên chữ số 1 đứng trước nó tăng 1 đơn vị là 2
Do đó làm tròn số 3,141 59 tới hàng phần nghìn ta được kết quả là: 3,142.
Toán lớp 6 trang 36 Vận dụng 1: Em hãy đọc đoạn tin ngắn ở phần mở đầu rồi làm tròn số 479 633 đến hàng nghìn và làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị. So sánh hai kết quả với các số liệu trong tiêu đề của đoạn tin đó.
* Làm tròn số 479 633 tới hàng nghìn:
+) Thay các chữ số 6; 3; 3 bởi các chữ số 0
+) Vì 6 > 5 nên 479 tăng 1 đơn vị là 480
Làm tròn số 479 633 tới hàng nghìn ta được kết quả là: 480 000
* Làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị:
+) Bỏ đi các chữ số sau hàng đơn vị là 1; 4; 2; 3; 7; 2 ở hàng thập phân
+) Vì 1 < 5 nên chữ số hàng đơn vị là 2 được giữ nguyên.
Làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị ta được kết quả: 232
Nhận xét: Hai kết quả đó với các số liệu trong tiêu đề của đoạn tin đó đều giống nhau.
Lời giải:
Khối lượng của 9 thùng hàng trên xe là: 9. 1,3 = 11,7 (tấn)
Tổng khối lượng của cả xe và hàng là:
11,7 + 12 = 23,7 (tấn)
Mà 23,7 < 25 nên xe hàng trên hoàn toàn được phép qua cầu.
Vậy xe hàng trên được phép qua cầu.
Toán lớp 6 trang 37 Bài 7.12: Làm tròn số 387,0094 đến hàng:
Lời giải:
a) Làm tròn đến hàng phần mười:
+) Bỏ đi các chữ số sau hàng phần mười là các chữ số 0; 9; 4
+) Vì 0 < 5 nên chữ số hàng phần mười là chữ số 0 giữ nguyên
Làm tròn 387,0094 tới hàng phần mười được kết quả là: 387,0
b) Làm tròn đến hàng trăm:
+) Bỏ đi các chữ số ở hàng thập phân là các chữ số 0; 9; 4
+) Thay các chữ số 8; 7 bởi chữ số 0
+) Vì 8 > 5 nên hàng trăm thêm 1 đơn vị là 4
Làm tròn 387,0094 tới hàng trăm được kết quả là: 400.
Lời giải:
+) Làm tròn 256,3 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 256
+) Làm tròn 892,37 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 892
Do vậy tổng cần tính xấp xỉ bằng:
256 + 892 + 45
= (255 + 1) + 892 + 45
= (255 + 45) + (1 + 892)
= 300 + 893
= 1 193
Trong bốn đáp án, (B) và (D) quá xa với 1 193 nên loại (B), (D).
Ta thấy 1 193 gần (C) hơn nên khả năng (C) đúng.
Chú ý rằng tổng các chữ số hàng phần trăm là 7 nên (A) sai
Đáp án cần chọn: C
Lời giải:
Độ dài mỗi đoạn gỗ là:
6, 32: 4 = 1,58 (m)
Làm tròn đến hàng phần mười ta được kết quả 1,6m
Vậy mỗi đoạn gỗ dài 1,6m.
Nói như vậy nghĩa là ta đã làm tròn số liệu trên đến hàng nào?
Lời giải:
1 km = 1 000 mét
150 triệu ki lô mét = 150 000 000 000 m
Khi nói “ 1 AU bằng khoảng 150 triệu ki lô mét”.
Do đó 1 AU bằng khoảng 150 000 000 000 m.
Ta thấy các chữ số từ hàng trăm triệu trở xuống đã bị bỏ qua (thay bằng các chữ số 0) và như vậy số liệu đã được làm tròn đến hàng tỉ.
Nhưng người ta nói 1 AU bằng khoảng 150 triệu kilomet thì số liệu làm tròn đến hàng triệu.
Vậy người ta làm tròn số liệu đến hàng triệu.
Lời giải:
Mỗi quyển vở có giá 5 400 đồng nên mỗi quyển vở có giá không quá 6 000 đồng do đó số tiền An mua vở không quá:
6 000. 15 = 90 000 (đồng)
Mỗi bút bi giá 2 800 đồng nên mỗi bút bi giá không quá 3 000 đồng nên số tiền An mua bút bi không quá:
3 000. 5 = 15 000 (đồng)
Số tiền An mua bút chì là:
3 000. 10 = 30 000 (đồng)
Tổng số tiền An mua không quá:
90 000 + 15 000 + 30 000 = 135 000 (đồng)
Do đó với 150 000 đồng mẹ cho An, An đã đủ mua số đồ dùng học tập đó.
Lý thuyết Toán 6 Bài 30: Làm tròn và ước lượng - Kết nối tri thức
1. Làm tròn số
Để làm tròn một số thập phân dương đến một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn), ta làm như sau:
– Đối với chữ số hàng làm tròn:
+ Giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+ Tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hay bằng 5.
– Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:
+ Bỏ đi nếu ở phần thập phân
+ Thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
Ví dụ 1:
a) Làm tròn số 4, 12356 đến hàng phần trăm.
b) Làm tròn số 3124, 13 đến hàng trăm.
Lời giải:
a) Số 4, 12356
+ Bỏ đi các chữ số sau hàng phần trăm: bỏ đi 3; 5 và 6.
+ Vì số 3 bé hơn 5 nên chữ số 2 đứng trước nó giữ nguyên
Do đó làm tròn số 4, 12356 tới hàng phần trăm là 4, 12.
b) Số 3124, 13
+ Bỏ đi các chữ số sau hàng đơn vị là 1 và 3.
+ Thay các chữ số 2 và 4 bởi các số 0
+ Vì 2 < 5 nên chữ số hàng trăm là 1 được giữ nguyên
Làm tròn số 3124, 13 làm tròn đến hàng trăm ta được kết quả là 3100.
2. Ước lượng
Trong đời sống, đôi khi ta không quá quan tâm đến tính chính xác của kết quả mà chỉ cần ước lượng kết quả, tức là tìm một số gần sát với kết quả nhất. Để làm được việc ngày ta thường sẽ ước lượng các giá trị để có được kết quả ước lượng.
Có thể ước lượng kết quả bằng một trong các cách sau:
– Cắt bỏ bớt một hay nhiều chữ số ở phần thập phân của kết quả;
– Làm tròn kết quả tới một hàng thích hợp;
– Làm tròn các số hạng, thừa số, số bị chia, số chia có trong dãy phép tính cần thực hiện.
Ví dụ 2: Trong bốn số sau có một số là kết quả của phép tính 256, 3 + 892, 37 + 45. Bằng cách ước lượng, em hãy cho biết số đó là số nào.
(A) 1 190, 65
(B) 2 356, 67
(C) 1 193, 67
(D) 128, 67
Lời giải:
+) Làm tròn 256, 3 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 256
+) Làm tròn 892, 37 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 892
Do vậy tổng cần tính xấp xỉ bằng:
256 + 892 + 45 = (255 + 1) + 892 + 45 = (255 + 45) + (1 + 892)
= 300 + 893 = 1 193
Trong bốn đáp án, (B) và (D) quá xa với 1 193 nên loại (B), (D).
Ta thấy 1 193 gần (C) hơn nên khả năng (C) đúng.
Chú ý rằng tổng các chữ số hàng phần trăm là 7 nên (A) sai
Đáp án cần chọn: C
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 31: Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm
Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia
Xem thêm tài liệu Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success