Giải Toán 6 Bài 28 ( Kết nối tri thức): Số thập phân

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 28: Số thập phân sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. 

1 1535 lượt xem
Tải về


Giải Toán 6 Bài 28: Số thập phân

Giải Toán 6 trang 29 Tập 2

Toán lớp 6 trang 29 Hoạt động 1: Viết các phân số thập phân 1710; 34100; 251  000 dưới dạng số thập phân.

Lời giải: 

Viết các phân số thập phân dưới dạng số thập phân là:

  • 1710=1,7
  • 34100=0,34
  • 251  000=0,025

Toán lớp 6 trang 29 Hoạt động 2: Viết các số đối của các phân số thập phân trên.

Lời giải: 

+) Số đối của 1710 là 1710

+) Số đối của 34100 là -34100

+) Số đối của 251 000 là -251 000

Toán lớp 6 trang 29 Câu hỏi:Em hãy chỉ ra các số thập phân xuất hiện trong đoạn tin Hình 7.1a và Hình 7. 1b. Tìm số đối của các số thập phân đó.

Em hãy chỉ ra các số thập phân xuất hiện trong đoạn tin Hình 7.1a và Hình 7. 1b (ảnh 1)Lời giải:

+) Các số thập phân suất hiện trong hình 7.1 a là: 29,96; 14,26; 7,5; 3,4.

Số đối của 29,96 là –29,96;

Số đối của 14,26 là –14,26;

Số đối của 7,5 là –7,5;

Số đối của 3,4 là –3,4.

+) Các số thập phân suất hiện trong hình 7.1 b là: –4,2; –2,4.

Số đối của –4,2 là 4,2;

Số đối của –2,4 là 2,4.

Toán lớp 6 trang 29 Luyện tập 1:

1.Viết các phân số thập phân 51  000;79810 dưới dạng số thập phân rồi tìm số đối của các số thập phân đó.

2. Viết các số thập phân xuất hiện trong đoạn tin Hình 7.1b dưới dạng phân số thập phân.

Lời giải: 

1. Ta có

  • 51  000=0,005; số đối của –0,005 là 0,005.
  • 79810=79,8; số đối của 79,8 là –79,8.

2. Các số thập phân suất hiện trong hình 7.1 b là: –4,2; –2,4.

Ta có:

  • 4,2=4210
  • 2,4=2410

Giải Toán 6 trang 30 Tập 2

Toán lớp 6 trang 30 Luyện tập 2: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 0; –8,152; 0,12; –8,9.

Lời giải: 

Vì 8,9 > 8,152 nên –8,9 < –8,152

Ta lại có –8,152 < 0 < 0,12

Do đó –8,9 < –8,152 < 0 < 0,12

Vậy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: –8,9; –8,152; 0; 0,12.

Toán lớp 6 trang 30 Vận dụng: Đọc đoạn tin trong Hình 7.1b và cho biết trong hai thời điểm, 19 giờ ngày 2–1–2016 và 6 giờ ngày 25–1–2016, thời điểm nào nhiệt độ tại Pha Đin (Điện Biên) xuống thấp hơn.

Đọc đoạn tin trong Hình 7.1b và cho biết trong hai thời điểm (ảnh 1)

Lời giải: 

Vì 4,2 > 2,4 nên –4,2 < –2, 4 nên thời điểm 6 giờ ngày 25–1–2016 nhiệt độ thấp hơn thời điểm 19 giờ ngày 24 – 11 – 2016.

Vậy thời điểm 6 giờ ngày 25 – 1 – 2016 nhiệt độ tại Pha Đin (Điện Biên) xuống thấp hơn.

Toán lớp 6 trang 30 Bài 7.1:

a) Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.

2110; 35 10; 125100; 891  000

b) Chỉ ra các số thập phân âm viết được trong câu a.

Lời giải: 

a)

  • 2110=2,1
  • 3510=3,5
  • 125100=1,25
  • 891  000=0,089

b) Các số thập phân âm viết được trong câu a là: –3,5; –1,25; –0,089.

Toán lớp 6 trang 30 Bài 7.2: Tìm số đối của các số thập phân sau:

–1,2; 4,15; 19,2.

Lời giải: 

+) Số đổi của –1,2 là 1,2;

+) Số đổi của 4,15 là –4,15;

+) Số đối của 19,2 là –19,2.

Toán lớp 6 trang 30 Bài 7.3: So sánh các số sau:

a) –421,3 và 0,15;

b) –7,52 và –7,6.

Lời giải: 

a. Vì –421,3 < 0; 0,15 > 0 nên –421,3 < 0,15

Vậy –421,3 < 0,15.

b. Vì 7,52 < 7,6 nên –7,52 > –7,6.

Vậy –7,52 > –7,6.

Toán lớp 6 trang 30 Bài 7.4: Nhiệt độ đông đặc của một chất là nhiệt độ mà tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Nhiệt độ đông đặc của rượu, nước và thuỷ ngân lần lượt là:

–117°C; 0°C; –38,83°C.

Hãy sắp xếp nhiệt độ đông đặc của ba chất này theo thứ tự từ bé đến lớn.

Lời giải: 

Vì 117 > 38,83 nên –117 < –38,83

Mà –38,83 < 0 do đó –117 < –38,83 < 0

Vậy nhiệt độ của ba chất theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: rượu; thủy ngân; nước.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 29: Tính toán với số thập phân

Bài 30: Làm tròn và ước lượng

Bài 31: Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm

Luyện tập chung

Bài tập cuối Chương 7

Xem thêm tài liệu Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 28: Số thập phân

1 1535 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: