Giải Toán 11 trang 111 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Toán 11 trang 111 trong Bài 16: Giới hạn của hàm số sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 11 trang 111.

1 188 lượt xem


Giải Toán 11 trang 111

Mở đầu trang 111 Toán 11 Tập 1: Trong Thuyết tương đối của Einstein, khối lượng của vật chuyển động với vận tốc v cho bởi công thức

m=m01v2c2,

trong đó m0 là khối lượng của vật khi nó đứng yên, c là vận tốc ánh sáng. Chuyện gì xảy ra với khối lượng của vật khi vận tốc của vật gần với vận tốc ánh sáng?

Lời giải:

Sau bài học này ta sẽ giải quyết được bài toán trên như sau:

Từ công thức khối lượng m=m01v2c2

ta thấy m là một hàm số của v, với tập xác định là nửa khoảng [0; c). Rõ ràng khi v tiến gần tới vận tốc ánh sáng, tức là v ⟶ c, ta có 1v2c20. Do đó limvcmv=+, nghĩa là khối lượng m của vật trở nên vô cùng lớn khi vận tốc của vật gần tới vận tốc ánh sáng.

1. Giới hạn hữu hạn của một hàm số tại một điểm

HĐ1 trang 111 Toán 11 Tập 1: Nhận biết khái niệm giới hạn tại một điểm

Cho hàm số fx=4x2x2.

a) Tìm tập xác định của hàm số f(x).

b) Cho dãy số xn=2n+1n. Rút gọn f(xn) và tính giới hạn của dãy (un) với un = f(xn).

c) Với dãy số (xn) bất kì sao cho xn ≠ 2 và xn ⟶ 2, tính f(xn) và tìm limn+fxn.

Lời giải:

a) Biểu thức f(x) có nghĩa khi x – 2 ≠ 0 ⇔ x ≠ 2.

Do đó, tập xác định của hàm số f(x) là D = ℝ \ {2}.

b) Ta có:

Toán 11 Bài 16 (Kết nối tri thức): Giới hạn của hàm số (ảnh 1)

limn+un=limn+fxn=limn+41n=4.

c) Ta có: fxn=4xn2xn2=2xn2+xn2xn=2xn.

Vì xn ≠ 2 và xn ⟶ 2 với mọi n nên limn+xn=2.

Do đó, limn+fxn=limn+2xn=22=4.

Xem thêm lời giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 11 trang 111

Giải Toán 11 trang 113

Giải Toán 11 trang 114

Giải Toán 11 trang 115

Giải Toán 11 trang 116

Giải Toán 11 trang 118

1 188 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: