Giải Toán 10 trang 25 Tập 1 Cánh diều

Với giải bài tập Toán lớp 10 trang 25 Tập 1 trong Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 25 Tập 1.

1 418 16/02/2023


Giải Toán 10 trang 25 Tập 1

Câu hỏi khởi động trang 25 Toán lớp 10 Tập 1Quảng cáo sản phẩm trên truyền hình là một hoạt động quan trọng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo Thông báo số 10/2019, giá quảng cáo trên VTV1 là 30 triệu đồng cho 15 giây/1 lần quảng cáo vào khoảng 20h30; là 6 triệu đồng cho 15 giây/1 lần quảng cáo vào khung giờ 16h00 – 17h00. Một công ty dự định chi không quá 900 triệu đồng để quảng cáo trên VTV1 với yêu cầu quảng cáo về số lần phát như sau: ít nhất 10 lần quảng cáo vào khoảng 20h30 và không quá 50 lần quảng cáo vào khung giờ 16h00 – 17h00. Gọi x, y lần lượt là số lần phát quảng cáo vào khoảng 20h30 và vào khung giờ 16h00 – 17h00.

Trong toán học, các điều kiện ràng buộc đối với x và y để đáp ứng nhu cầu trên của công ty được thể hiện như thế nào?

Giải Toán 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn - Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Sau bài học này ta sẽ giải bài toán đặt ra trên như sau:

Gọi x, y lần lượt là số lần phát quảng cáo vào khoảng 20h30 và vào khung giờ 16h00 – 17h00 (x,y)

Vì công ty yêu cầu quảng cáo với số lần phát như sau: ít nhất 10 lần quảng cáo vào khoảng 20h30 và không quá 50 lần quảng cáo vào khung giờ 16h00 – 17h00 nên x ≥ 10 và 0 ≤ y ≤ 50.

Chi phí cho x lần phát quảng cáo vào khung giờ khoảng 20h30 là: 30x (triệu đồng).

Chi phí cho y lần phát quảng cáo vào khung giờ 16h00 – 17h00 là 6y (triệu đồng).

Tổng chi phí công ty phát quảng cáo trên VTV1 là: 30x + 6y (triệu đồng).

Vì công ty dự định chi không quá 900 triệu đồng để quảng cáo nên 30x + 6y ≤ 900

5x + y ≤ 150.  

Vậy các điều kiện ràng buộc đối với x và y để đáp ứng nhu cầu của công ty là: x ≥ 10, 0 ≤  y ≤ 50, 5x + y ≤ 150 và x,y.

1. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Hoạt động 1 trang 25 Toán lớp 10 Tập 1Cho hệ bất phương trình sau:

xy<3             1x+2y>2      2

a) Mỗi bất phương trình (1) và (2) có là bất phương trình bậc nhất hai ẩn không? 

b) Chỉ ra một nghiệm chung của hai bất phương trình (1) và (2) trong hệ trên. 

Lời giải:

a) Bất phương trình (1) là bất phương trình bậc nhất một ẩn vì bất phương trình này có dạng ax + by < c (a và b không đồng thời bằng 0, với a = 1, b = – 1, c = 3).

Bất phương trình (2) là bất phương trình bậc nhất một ẩn vì bất phương trình này có dạng ax + by > c (a và b không đồng thời bằng 0, với a = 1, b = 2, c = – 2) 

Vậy mỗi bất phương trình (1) và (2) đều là bất phương trình bậc nhất hai ẩn x và y.

b) Ta cần chọn một cặp (x0; y0) thỏa mãn cả hai bất phương trình (1) và (2). Chọn x0 = - 1, y0 = 0. Khi đó:

Thay x = -1 và y = 0 vào bất phương trình (1) ta được: -1 – 0 < 3 0 < 3 (luôn đúng) nên (-1; 0) là nghiệm của bất phương trình (1).

Thay x = -1 và y = 0 vào bất phương trình (2) ta được: -1 + 2.0 > – 2 -1 > – 2 (luôn đúng) nên (-1; 0) là nghiệm của bất phương trình (2).

Vậy cặp số (-1; 0) là một nghiệm chung của hai bất phương trình (1) và (2) trong hệ trên.

Luyện tập 1 trang 25 Toán lớp 10 Tập 1Chỉ ra một nghiệm của hệ bất phương trình sau:

2x+y>0x3y<6xy4.

Lời giải:

Chọn cặp số (2; 0) là nghiệm của hệ bất phương trình trên, thật vậy:

Thay x = 2 và y = 0 vào bất phương trình 2x + y > 0 ta được: 2 . 2 + 0 = 4 + 0 = 4 > 0 là mệnh đề đúng nên (2; 0) là nghiệm của bất phương trình này.

Thay x = 2 và y = 0 vào bất phương trình x – 3y < 6 ta được: 2 – 3 . 0 = 2 – 0 = 2 < 6 là mệnh đề đúng nên (2; 0) là nghiệm của bất phương trình này.

Thay x = 2 và y = 0 vào bất phương trình x – y ≥ -4 ta được: 2 – 0 = 2 > – 4 nên (2; 0) là nghiệm của bất phương trình x – y ≥ 4.

Do đó (2; 0) là nghiệm chung của ba bất phương trình trong hệ đã cho.

Vậy cặp số (2; 0) là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 10 trang 25 Tập 1

Giải Toán 10 trang 26 Tập 1

Giải Toán 10 trang 27 Tập 1

Giải Toán 10 trang 29 Tập 1

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 3: Dấu của tam thức bậc hai

Bài 4: Bất phương trình bậc hai một ẩn

Bài 5: Hai dạng phương trình quy về phương trình bậc hai

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ. Định lý côsin và định lý sin trong tam giác

1 418 16/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: