Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức? −x; (1 + x)y^2; (3+căn 3)xy; 0;  1/yx^2; 2 căn xy

Lời giải Bài 1 trang 6 VTH Toán 8 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vở thực hành Toán 8.

1 3,898 23/10/2024


Giải Vở thực hành Toán 8 Bài 1: Đơn thức

Bài 1 trang 6 VTH Toán 8 Tập 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?

−x; (1 + x)y2; 3+3xy; 0; 1yx2; 2xy.

*Phương pháp giải:

- Nắm lại lý thuyết của đơn thức

*Lời giải:

Các đơn thức là: -x;  3+3xy.

Biểu thức (1 + x)y2 không phải là đơn thức vì đơn thức có dạng tích của những số và biến.

*Lý thuyết cần nắm và dạng bài toán về đơn thức, đa thức:

1) Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.

Số 0 được gọi là đơn thức không.

Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.

Tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác 0 gọi là bậc của đơn thức đó.

Chú ý: + Số thực khác 0 là đơn thức bậc không.

+ Số 0 được gọi là đơn thức không có bậc.

- Cộng và trừ đơn thức đồng dạng: muốn cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.

2) Đa thức:

+ Cộng (hay trừ) hai đa thức tức là thu gọn đa thức nhận được sau khi nối hai đa thức đã cho bởi dấu “+” (hay dấu “–”)

Phép cộng đa thức cũng có các tính chất giao hoán và kết hợp tương tự như phép cộng các số.

+ Giao hoán: A + B = B + A

+ Kết hợp: (A + B) + C = A + (B + C)

+ Nhân hai đơn thức như thế nào?

Muốn nhân hai đơn thức, ta nhân hai hệ số với nhau và nhân hai phần biến với nhau.

+ Nhân đơn thức với đa thức như thế nào?

Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.

+ Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.

Phép nhân đa thức cũng có các tính chất tương tự phép nhân các số.

+ Giao hoán: A.B = B.A

+ Kết hợp: (A.B).C = A.(B.C)

+ Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: (A + B).C = AB + AC

+ Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta làm như sau:

- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B;

- Chia lũy thừa của từng biến A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B;

- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Đơn thức – Toán lớp 8 Kết nối tri thức

Toán 8 Bài 1 vở bài tập (Kết nối tri thức): Đơn thức

TOP 40 câu Trắc nghiệm Nhân đơn thức với đa thức (có đáp án) – Toán 8

1 3,898 23/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: