Giải Vở thực hành Toán 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Tứ giác

Với giải Vở thực hành Toán 8 Bài 10: Tứ giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 8 Bài 10.

1 1,352 11/08/2023


Giải VTH Toán 8 Bài 10: Tứ giác - Kết nối tri thức

B – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1 trang 44 VTH Toán 8 Tập 1: Cho tứ giác ABCD có A^=80°,D^=40°,C^=95°. Khi đó góc B có số đo là

A. 60°.

B. 45°.

C. 135°.

D. 145°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tổng các góc của một tứ giác bằng 360°. nên ta có

A^+B^+C^+D^=360°

Hay 80°+B^+95°+40°=360°

Do đó B^=145°.

Câu 2 trang 44 VTH Toán 8 Tập 1: Chọn phương án đúng.

Cho tứ giác CDEF có số đo các góc như trên Hình 3.1. Khi đó số đo góc D là

Chọn phương án đúng Cho tứ giác CDEF có số đo các góc

A. x=105°.

B. x=140°.

C. x=150°.

D. x=120°.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tổng các góc của một tứ giác bằng x=360°. nên xét tứ giác CDEF ta có

C^+D^+E^+F^=360°

Hay 110°+D^+40°+60°=360°

Do đó D^=150°.

C – BÀI TẬP

Bài 1 trang 44 VTH Toán 8 Tập 1: Tính góc chưa biết của các tứ giác trong Hình 3.2.

Tính góc chưa biết của các tứ giác trong Hình 3.2

Lời giải:

a) Vì tổng các góc của một tứ giác bằng 360° nên ta có:

A^+B^+C^+D^=360° hay 90°+90°+90°+C^=360°, do đó C^=90°.

b) Ta có S^=180°110°=70°,  U^=180°60°=120°,

R^=360°U^S^V^=360°120°70°90°=80°.

Bài 2 trang 45 VTH Toán 8 Tập 1: Tính góc chưa biết của tứ giác trong Hình 3.3, biết rằng H^=E^+10°.

Tính góc chưa biết của tứ giác trong Hình 3.3

Lời giải:

Tứ giác EFGH có: E^+F^+G^+H^=360°, suy ra

H^+E^=360°F^G^=360°60°50°=250°.

Mặt khác, H^=E^+10° nên H^+E^=2E^+10°, suy ra 2E^+10°=250°.

Do đó E^=120° và H^=130°.

Bài 3 trang 45 VTH Toán 8 Tập 1: Cho tứ giác ABCD trong Hình 3.4, tính số đo x.

Cho tứ giác ABCD trong Hình 3.4, tính số đo x

Lời giải:

Ta có: ADC^=180°100°=80°.

Tứ giác ABCD có ABC^+BCD^+CDA^+DAB^=360°, suy ra

ABC^=360°BCD^CDA^DAB^

=360°80°80°90°=110°.

Do đó x=180°110°=70°.

Bài 4 trang 45 VTH Toán 8 Tập 1: Tứ giác ABCD trong Hình 3.5 có AB = AD, CB = CD được gọi là hình “cái diều”.

a) Chứng minh rằng AC là đường trung trực của đoạn thẳng BD.

b) Tính các góc B, D biết rằng A^=100°,  C^=60°.

Tứ giác ABCD trong Hình 3.5 có AB = AD, CB = CD

Lời giải:

a) Ta có AB = AD, CB = CD nên A, C cách đều B và D, do đó AC là đường trung trực của BD.

b) Cách 1. Nối A và C. Ta có AC là trung trực của BD nên AC là đường phân giác của các góc BCD và BAD.

Tứ giác ABCD trong Hình 3.5 có AB = AD, CB = CD

Trong ΔADC có D^=180°A^1+C^1

=180°12100°+60°=100°.

Tương tự ta cũng có B^=100°.

Cách 2. Nối B, D. Tam giác ABD cân tại đỉnh A nên D^1=12180°A^=40°.

Tứ giác ABCD trong Hình 3.5 có AB = AD, CB = CD

Tam giác CBD cân tại đỉnh C nên D^2=90°12C^=90°12.60°=60°.

Từ đó D^=D^1+D^2=40°+60°=100°.

Tương tự ta cũng có B^=100°.

Bài 5 trang 46 VTH Toán 8 Tập 1: Cho tứ giác ABCD có A^=70°,  D^=80°.

a) Tính ABC^+BCD^.

b) Biết các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau tại I. Tính số đo BIC^.

Cho tứ giác ABCD có góc A = 70 độ, góc B = 80 độ

Lời giải:

a) Vì tổng các góc của tứ giác ABCD bằng 360° nên ta có:

DAB^+CDA^+ABC^+BCD^=360° nên

ABC^+BCD^=360°DAB^CDA^=360°70°80°=210°.

Vì BI, CI lần lượt là tia phân giác của góc ABC và góc BCD nên

B^1=12ABC^,  C^1=12BCD^.

Do đó B^1+C^1=12ABC^+12BCD^=12ABC^+BCD^=105°.

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác BIC có:

BIC^+B^1+C^1=180°BIC^=180°B^1+C^1=75°.

Vậy BIC^=75°.

Xem thêm Lời giải bài tập Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Luyện tập chung trang 39

Bài 10: Tứ giác

Bài 11: Hình thang cân

Luyện tập chung trang 49

Bài 12: Hình bình hành

1 1,352 11/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: