Giải Vở thực hành Toán 8 Bài 2 (Kết nối tri thức): Đa thức

Với giải Vở thực hành Toán 8 Bài 2: Đa thức sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Toán 8 Bài 2.

1 1,221 06/08/2023


Giải VTH Toán 8 Bài 2: Đa thức  

B – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1 trang 8 VTH Toán 8 Tập 1: Cho các đa thức:

M = xy + 2x2y – 2xy2 + x + y;

          N = 3x3y – 7xy2 – 3x3y + 4xy2 + 2xy – 1;

           P = −0,5x2y2 + x2y – 5xy2 – xy + 12;

          Q=23x4+2xyx+113x42xy+x+x4.

Trong các đa thức đã cho, hai đa thức thu gọn là:

A. M và N.

B. M và P.

C. N và P.

D. N và Q.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các đa thức thu gọn bao gồm xy + 2x2y – 2xy2 + x + y; −0,5x2y2 + x2y – 5xy2 – xy + 12.

Vậy trong các đa thức đã cho, hai đa thức thu gọn là M và P.

Câu 2 trang 8 VTH Toán 8 Tập 1: Kí hiệu m, n, p, q theo thứ tự là bậc của đa thức M, N, P, Q cho trong câu 1. Khi đó:

A. m = 3 và p = 4.

B. m = 2 và q = 4.

C. n = 4 và p = 4.

D. n = 3 và q = 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A và D

Các đa thức M, N, P, Q ở dạng đa thức thu gọn là:

M = xy + 2x2y – 2xy2 + x + y; N = 2xy – 3xy2 – 1; P = −0,5x2y2 + x2y – 5xy2 – xy + 12; Q = 1.

Bậc của các đa thức M, N, P, Q lần lượt là 3; 3; 4; 0  m = 3, n = 3, p = 4, q = 0.

C – BÀI TẬP

Bài 1 trang 9 VTH Toán 8 Tập 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đa thức?

−x3 + 3x + 1; x5; x5x; 2024; 3x2y2 – 5x3y + 2,4; 1x2+x+1.

Lời giải:

Các đa thức: −x3 + 3x + 1; 2024; −x3 + 3x + 1.

Các biểu thức không là đa thức: x5; x5x; 1x2+x+1.

Bài 2 trang 9 VTH Toán 8 Tập 1: Xác định hệ số và bậc của từng hạng tử trong đa thức sau:

a) x2y – 3xy + 5x2y2 + 0,5x – 4.

b) x22xy3+y37x3y.

Lời giải:

Hệ số và bậc của từng hạng tử trong mỗi đa thức đã cho được ghi trong bảng sau:

Đa thức

a) x2y – 3xy + 5x2y2 + 0,5x – 4

b) x22xy3+y37x3y

Hạng tử

x2y

–3xy

5x2y2

0,5x

–4

x2

−2xy3

y3

−7x3y

Hệ số

1

−3

5

0,5

–4

2

−2

1

−7

Bậc

3

2

4

1

0

1

4

3

4

Bài 3 trang 9 VTH Toán 8 Tập 1: Thu gọn các đa thức sau:

a) 5x4 – 2x3y + 20xy3 + 6x3y – 3x2y2 + xy3 – y4.

b) 0,6x3 + x2z – 2,7xy2 + 0,4x3 + 1,7xy2.

Lời giải:

a) 5x4 – 2x3y + 20xy3 + 6x3y – 3x2y2 + xy3 – y4

= 5x+ (20xy3 + xy3) + (6x3y – 2x3y) – 3x2y2 – y4

= 5x4 + 21xy3 + 4x3y – 3x2y2 – y4.

b) 0,6x3 + x2z – 2,7xy2 + 0,4x3 + 1,7xy2

= (0,6x3 + 0,4x3) + x2z + (1,7xy– 2,7xy2)

= x3 + x2z – xy2.

Bài 4 trang 9 VTH Toán 8 Tập 1: Thu gọn (nếu cần) và tìm bậc của mỗi đa thức sau:

a) x4 – 3x2y2 + 3xy2 – x4 + 1.

b) 5x2y + 8xy – 2x2 – 5x2y + x2.

Lời giải:

a) Thu gọn: x4 – 3x2y2 + 3xy2 – x4 + 1 = (x4 – x4) – 3x2y2 + 3xy2 + 1

= – 3x2y2 + 3xy2 + 1.

Ta thấy hạng tử có bậc cao nhất của đa thức thu gọn là – 3x2y2 có bậc 4.

Do đó bậc của đa thức là 4.

b) Thu gọn: 5x2y + 8xy – 2x2 – 5x2y + x2 = 8xy – x2.

Bậc của đa thức là 2.

Bài 5 trang 10 VTH Toán 8 Tập 1: Cho đa thức F = ax2y + 2xy – x – 3x2y + y – 1, trong đó x và y là hai biến, a là một số cho trước nào đó. Tìm điều kiện của a để bậc của đa thức F

a) bằng 3.

b) bằng 2.

Lời giải:

Trước hết ta viết đa thức đã cho dưới dạng: F = (a – 3)x2y + 2xy – x + y – 1.

a) Nếu a ≠ 3 thì F có dạng thu gọn là (a – 3)x2y + 2xy – x + y – 1, trong đó hạng tử có bậc cao nhất là (a – 3)x2y, bậc 3. Do đó điều kiện để bậc của F bằng 3 là a ≠ 3.

b) Khi a = 3 thì F có dạng thu gọn là F = 2xy – x + y – 1 và đó là đa thức bậc 2.

Vậy điều kiện để bậc của F bằng 2 là a = 3.

Bài 6 trang 10 VTH Toán 8 Tập 1: Thu gọn rồi tính giá trị của đa thức:

M=13x2y+xy2xy+12xy25xy13x2y tại x = 0,5 và y = 1.

Lời giải:

• Thu gọn: M=13x2y+xy2xy+12xy25xy13x2y=32xy26xy.

• Tính giá trị: Tại x = 0,5 và y = 1, ta có:

M=32.0,5.126.0,5.  1=343=94.

Bài 7 trang 10 VTH Toán 8 Tập 1: Cho đa thức P = 8x2y2z – 2xyz + 5y2z – 5x2y2z + x2y2 – 3x2y2z.

a) Thu gọn và tìm bậc của đa thức P.

b) Tính giá trị của đa thức P tại x = −4; y = 2 và z = 1.

Lời giải:

Thu gọn: P = 8x2y2z – 2xyz + 5y2z – 5x2y2z + x2y2 – 3x2y2z

= x2y2 + 5y2z – 2xyz.

Hạng tử có bậc cao nhất là x2y2.

Vậy bậc của đa thức là 4.

b) Tính giá trị: Tại x = −4; y = 2 và z = 1, ta có:

P = (−4). 22 + 5 . 2. 1 – 2 . (−4) . 2 . 1 = 64 + 20 + 16 = 100.

Bài 8 trang 10 VTH Toán 8 Tập 1: Một cửa hàng đóng gói bánh trung thu thành từng hộp hình chữ nhật. Mỗi hộp gồm có x lớp bánh, mỗi lớp bánh có x hàng và mỗi hàng có x chiếc bánh. Giá mỗi chiếc bánh là y đồng chưa kể phụ phí cho mỗi hộp bánh là 20 nghìn đồng. Ngoài ra, người mua phải trả thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) là 10%.

a) Hãy viết đa thức G với các biến x và y, biểu thị số tiền (nghìn đồng) mà người mua phải trả cho mỗi hộp bánh.

b) Xác định bậc của đa thức G.

Lời giải:

a) Dễ tính được mỗi hộp bánh có x.x.x = x3 (chiếc bánh). Do đó số tiền người mua phải trả cho mỗi hộp bánh bao gồm:

• Số tiền trả cho x3 chiếc bánh là x3y (đồng).

• Tiền phụ phí cho mỗi hộp bánh là 20 nghìn đồng.

• Thuế VAT là 10% . (20 000 + x3y) = 2 000 + 0,1x3y.

Vậy tổng số tiền người mua phải trả cho mỗi hộp bánh là:

G = x3y + 20 000 + 2 000 + 0,1x3y = 1,1x3y + 22 000.

Đó là đa thức cần tìm.

b) Thu gọn G ta được G = 1,1x3y + 22 000.

Vậy G là đa thức bậc 4.

Xem thêm Lời giải bài tập Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Đơn thức

Luyện tập chung trang 13

Bài 4: Phép nhân đa thức

Bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức

Luyện tập chung trang 21

  •  

1 1,221 06/08/2023


Xem thêm các chương trình khác: