TOP 15 câu Trắc nghiệm Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 10

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 4.

1 434 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản - Cánh diều

Câu 1. Xác định số phần tử của không gian mẫu các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của một xúc xắc sau 3 lần gieo

A. 36;

B. 216;

C. 18;

D. 108.

Đáp án đúng là: B

Ta xem việc thực hiện gieo xúc xắc 3 lần là một công việc gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Gieo xúc xắc lần 1: có 6 kết quả có thể xảy ra.

Giai đoạn 2 : Gieo xúc xắc lần 3: có 6 kết quả có thể xảy ra.

Giai đoạn 3 : Gieo xúc xắc lần 3: có 6 kết quả có thể xảy ra.

Do đó, khi thực hiện gieo xúc xắc 3 lần thì có 6.6.6 = 216 có thể xảy ra

Vậy không gian mẫu có 216 phần tử

Câu 2. Gieo một xúc xắc 2 lần. Biến cố A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất 1 mặt 6 chấm

A. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6)};

B. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6)};

C. A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6), (6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)};

D. A = {(6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)}.

Đáp án đúng là: C

Biến cố A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất 1 mặt 6 chấm có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: lần 1 xuất hiện mặt 6 chấm và lần 2 xuất hiện những mặt còn lại(từ 1 đến 5)

Trường hợp 2 : lần 1 xuất hiện những mặt có số chấm từ 1 đến 5 và lần 2 xuất hiện mặt 6 chấm

Trường hợp 3: 2 lần đều xuất hiện mặt 6 chấm.

Do đó, ta có: A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6), (6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)}

Câu 3. Gieo xúc xắc 2 lần liên tiếp. Xét biến cố A: “Sau hai lần gieo có ít nhất 1 mặt 6 chấm”. Tính xác suất biến cố A

A. 11;

B. 936;

C. 1136;

D. 36.

Đáp án đúng là: C

Không gian mẫu của trò chơi trên là tập hợp Ω = {(i;j)i;j=1;2;3;4;5;6}

Trong đó (i; j) là kết quả” lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”

⇒n (Ω) = 36

Mặt khác , ta có: A = {(1; 6), (2; 6), (3; 6), (4; 6), (5; 6), (6; 6), (6; 1), (6; 2), (6; 3), (6; 4), (6; 5)}

⇒n (A) = 11

Vậy xác suất của biến cố A là : n(A)n(Ω) = 1136

Câu 4. Viết tập hợp Ω là không gian mẫu trong trò chơi tung đồng xu hai lần liên tiếp.

A. Ω = {SS; SN; NS; NN};

B. Ω = {SS; SN; NS };

C. Ω = {SS; NS; NN};

D. Ω = {SS; SN; NN}.

Đáp án đúng là: A

Thực hiện tung đồng xu 2 lần có các trường hợp có thể xảy ra là:

TH1: lần 1 đồng xu xuất hiện mặt sấp, lần 2 xuất hiện mặt sấp

TH2: lần 1 đồng xu xuất hiện mặt sấp, lần 2 xuất hiện mặt ngửa

TH3: lần 1 đồng xu xuất hiện mặt ngửa, lần 2 xuất hiện mặt sấp

TH4: lần 1 đồng xu xuất hiện mặt ngửa, lần 2 xuất hiện mặt ngửa

Vậy tập hợp Ω các kêt quả có thể xảy ra là: Ω = {SS; SN; NS; NN}.

Câu 5. Gieo đồng tiền hai lần. Xác xuất để sau hai lần gieo thì mặt sấp xuất hiện ít nhất 1 lần

A. 13;

B. 12;

C. 14;

D. 34.

Đáp án đúng là: D

Ta có: Ω = {SS; SN; NS; NN} ⇒n (Ω) = 4

Gọi A là biến cố mặt sấp chỉ xuất hiện ít nhất 1 lần: A = { SN; NS; SS}

⇒n (A) = 3

Vậy xác suất của biến cố A là : n(A)n(Ω) = 34

Câu 6. Gieo đồng tiền hai lần. Xác xuất để sau hai lần gieo thì kết quả của 2 lần tung là khác nhau

A. 13;

B. 12;

C. 14;

D. 34.

Đáp án đúng là: B

Ta có: Ω = {SS; SN; NS; NN} ⇒n (Ω) = 4

Gọi B là biến cố kết quả của hai lần tung đồng xu là khác nhau : B= { SN; NS}

⇒n (B) = 2

Vậy xác suất của biến cố B là : n(B)n(Ω) =24=12

Câu 7. Gieo một con xúc xắc. Xác suất để số chấm xuất hiện là số chẵn là:

A. 0,2;

B. 0,3;

C. 0,4;

D. 0,5.

Đáp án đúng là: D

Ta có: Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6} ⇒n (Ω) = 6

Gọi C là biến cố số chấm xuất hiện là số chẵn: C= { 2; 4; 6}

⇒n (C) = 3

Vậy xác suất của biến cố C là : n(C)n(Ω) = 36=12= 0,5.

Câu 8. Gieo ngẫu nhiên hai con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để sau hai lần gieo được số chấm giống nhau.

A. 536;

B. 16;

C. 12;

D. 1.

Đáp án đúng là: B

Ta có: n (Ω) = 6.6 = 36

Gọi D là biến cố sau hai lần gieo được số chấm giống nhau.

⇒ D = {(1; 1), (2; 2), (3; 3), (4; 4), (5; 5), (6; 6)}

⇒n (D) = 6

Vậy xác suất của biến cố D là : n(D)n(Ω) = 636=16.

Câu 9. Gieo hai con xúc xắc đồng chất. Xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên mặt của 2 con xúc xắc không vượt quá 5 là:

A. 23;

B. 718;

C. 89;

D.518.

Đáp án đúng là: D

Ta có: n (Ω) = 6.6 = 36

Gọi E là biến cố tổng số chấm xuất hiện trên mặt của 2 con xúc xắc không vượt quá 5.

⇒E = {(1; 1), (1; 2), (1; 3), (1; 4), (2; 1), (2; 2), (2; 3), (3; 1), (3; 2), (4; 1)}

⇒n (E) = 10

Vậy xác suất của biến cố E là : n(E)n(Ω) = 1036= 518.

Câu 10. Gọi G là biến cố tổng số chấm bằng 7 khi gieo hai con xúc xắc. Số phần tử của G là:

A. 4;

B. 5;

C. 6;

D. 7.

Đáp án đúng là: C

Ta có: G = {(1;6), (6; 1), (3; 4), (4; 3), (2; 5), (5; 2)}

Do đó, n(G) = 6

Câu 11. Gieo hai con xúc xắc. Xác suất để tổng số chấm trên hai mặt xúc xắc chia hết cho 3 là.

A. 13;

B. 1336;

C. 1136;

D.16.

Đáp án đúng là: A

Ta có: n (Ω) = 6.6 = 36

Gọi F là biến cố tổng số chấm xuất hiện trên mặt của 2 con xúc xắc chia hết cho 3.

⇒F = {(1; 2), (1; 5), (2; 1), (2; 4), (3; 3), (3; 6), (4; 2), (5; 1), (5; 4), (6; 3), (6; 6)}

⇒n(F) = 12

Vậy xác suất của biến cố F là : n(F)n(Ω) = 1236= 13.

Câu 12. Gieo một đồng tiền và 1 con xúc xắc . Số phần tử của không gian mẫu là.

A. 24;

B. 12;

C. 6;

D. 8.

Đáp án đúng là: B

Ω = {S1; S2; S3; S4; S5; S6; N1; N2; N3; N4; N5; N6} ⇒n (Ω) = 12

Câu 13. Gieo một đồng xu cân đối 3 lần liên tiếp. Gọi H là biến cố có hai lần xuất hiện mặt sấp và một lần xuất hiện mặt ngửa. Xác suất biến cố H là:

A. 38;

B. 18;

C. 58;

D.16.

Đáp án đúng là: A

Ta có: n (Ω) = 2.2.2 = 8

Gọi K là biến cố tổng số chấm xuất hiện trên mặt của 2 con xúc xắc chia hết cho 3.

Mặt khác ta có: H = {SSN; SNS; NSS}⇒ n(H) = 3

Vậy xác suất của biến cố F là : n(H)n(Ω) = 38.

Câu 14. Gieo một con xúc xắc. Gọi K là biến cố số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố. Hãy xác định biến cố K.

A. K = {1; 2; 3; 5};

B. K = {2; 3; 5};

C. K = {3; 5};

D. K = {2; 3; 5; 7}.

Đáp án đúng là: B

Theo định nghĩa số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. Vậy K = {2; 3; 5}

Câu 15. Gieo xúc xắc hai lần. Tính xác suất để tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

A. 13;

B. 1336;

C. 736;

D.16.

Đáp án đúng là: C

Ta có: n (Ω) = 6.6 =36

Gọi M là biến cố tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

⇒M = {(1; 1), (1; 2), (2; 1),(1; 4), (4; 1), (2;3), (3;2)}⇒ n(M) = 7

Vậy xác suất của biến cố F là : n(M)n(Ω) = 736.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 5: Xác suất của biến cố

Trắc nghiệm Ôn tập chương 6

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Tọa độ của vectơ

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Phương trình đường thẳng

1 434 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: