TOP 15 câu Trắc nghiệm Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 10

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 1: Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 10 Bài 1.

1 470 04/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Toán lớp 10 Cánh diều bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây - Cánh diều

Câu 1. Từ các chữ số 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm 4 chữ số

A. 375;

B. 625;

C. 120;

D. 250.

Đáp án đúng là: A

Gọi số tự nhiên chẵn có 4 chữ số cần tìm là: abcd¯ (a ≠ 0) khi đó:

d có 3 cách chọn (vì số tự nhiên chẵn nên d có thể chọn một trong 3 số 2; 4; 6)

a có 5 cách chọn (vì a có thể chọn tuỳ ý một trong 5 số 2; 3; 4; 5; 6)

b có 5 cách chọn (vì b có thể chọn tuỳ ý một trong 5 số 2; 3; 4; 5; 6)

c có 5 cách chọn (vì c có thể chọn tuỳ ý một trong 5 số 2; 3; 4; 5; 6)

Vậy có: 3.5.5.5 = 375 số

Câu 2. Cho 7 chữ số 0; 2; 3; 4; 5; 6 ; 7 số các số tự nhiên lẻ có 3 chữ số lập thành từ các chữ số trên

A. 60;

B. 210;

C. 126;

D. 180.

Đáp án đúng là: C

Gọi số tự nhiên có 3 chữ số cần tìm là: abc¯ (a ≠ 0) khi đó:

c có 3 cách chọn (vì abc¯ là số lẻ nên c có thể chọn 1 trong 3 số 3; 5; 7)

a có 6 cách chọn (vì a có thể chọn tuỳ ý một trong 6 số 2; 3; 4; 5; 6; 7)

b có 7 cách chọn (vì b có thể chọn tuỳ ý một trong 7 số 0; 2; 3; 4; 5; 6; 7)

Vậy có: 3.6.7 = 126 số

Câu 3. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số, mà tất cả các chữ số đều chẵn:

A. 80;

B. 60;

C. 243;

D. 100.

Đáp án đúng là: D

Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng abc¯ (a ≠ 0) Khi đó:

a có 4 cách chọn (vì a là số chẵn và a ≠ 0 nên a chỉ được chọn một trong 4 số 2; 4; 6; 8)

b có 5 cách chọn (vì b là số chẵn nên b chỉ được chọn một trong 5 số 0; 2; 4; 6; 8)

c có 5 cách chọn (vì c là số chẵn nên c chỉ được chọn một trong 5 số 0; 2; 4; 6; 8)

Vậy ta có: 4.5.5 = 100 số

Câu 4. Cho các số 0; 5; 6; 7; 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau

A. 12;

B. 96;

C. 64;

D. 256.

Đáp án đúng là: B

Gọi số tự nhiên có 4 chữ số cần tìm là: abcd¯ (a ≠ 0), khi đó:

a có 4 cách chọn (vì a có thể chọn tuỳ ý một trong 4 số 5; 6; 7; 8)

b có 4 cách chọn (vì b ≠ a nên b không được chọn lại số mà a đã chọn vậy b có 4 số để chọn)

c có 3 cách chọn (vì c ≠ a, c ≠ b nên c không được chọn lại số mà a, b đã chọn vậy c còn 3 số để chọn)

d có 2 cách chọn (vì d ≠ a, d ≠ b, d ≠ c nên d không được chọn lại số mà a, b, c đã chọn vậy c còn 2 số để chọn)

Vậy có: 4.4.3.2 = 96 số

Câu 5. Có 7 quả cầu đỏ khác nhau, 5 quả cầu vàng khác nhau và 3 quả cầu trắng khắc nhau. Hỏi có bao nhiêu cách lấy 3 quả cầu có đủ ba màu.

A. 105;

B. 320;

C. 15;

D. 319.

Đáp án đúng là: A

Vì chọn 3 quả cầu có đủ 3 màu nên mỗi màu ta chọn một quả

Quả cầu đỏ có 7 cách chọn

Quả cầu vàng có 5 cách chọn

Quả cầu trắng có 3 cách chọn

Vậy có 7.5.3 = 105 cách

Câu 6. Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có bốn chữ số?

A. 720;

B. 2401;

C. 1176;

D. 2058.

Đáp án đúng là: C

Gọi số có ba chữ số cần tìm là abcd¯, với a ≠ 0

a có 6 cách chọn (vì a ≠ 0 nên a có thể chọn một trong 6 số 1; 2; 3; 4; 5; 6)

b có 7 cách chọn (vì b có thể chọn tuỳ ý một trong 7 số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6)

c có 7 cách chọn (vì c có thể chọn tuỳ ý một trong 7 số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6)

d có 4 cách chọn (vì abcd¯ là số chẵn nên d phải là số chẵn vậy d chỉ được chọn một trong 4 số 0; 2; 4; 6)

Vậy số các số cần tìm là 6.7.7.4 = 1176 (số)

Câu 7.Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 5; 8 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có ba chữ số đôi một khác nhau và phải có mặt chữ số 2.

A. 36;

B. 21;

C. 120;

D. 144.

Đáp án đúng là: B

Gọi số tự nhiên có ba chữ số khác nhau là abc¯ (a ≠ 0). Do số cần lập là số chẵn và phải có mặt chữ số 2 nên ta có các trường hợp.

Trường hợp 1: a = 2 khi đó số có dạng 2bc¯.

Chọn c có 2 cách (vì c ≠ 2 và abc¯ là số chẵn nên c chọn được một trong các số 0; 8)

Chọn b có 4 cách (vì b ≠ 2 và b ≠ c nên b được chọn một trong các số 0; 1; 3; 5; 8 nhưng bỏ đi số mà c đã chọn)

Theo quy tắc nhân có 4.2 = 8 số.

Trường hợp 2: b = 2 và c = 0 khi đó số có dạng a20¯.

Chọn a có 4 cách (vì a ≠ 2, a ≠ 0 nên a được chọn một trong các số 1; 3; 5; 8)

Theo quy tắc nhân có 1.1.4 = 4 số.

Trường hợp 3: b = 2 và c = 8 khi đó số có dạng a28¯.

Chọn a có 3 cách (vì a ≠ 2 và a ≠ 0 nên a được chọn một trong các số 1; 3; 5)

Theo quy tắc nhân có 1.1.3 = 3 số.

Trường hợp 4: c = 2 khi đó số có dạng ab2¯.

Chọn a có 4 cách (vì a ≠ 2 và a ≠ 0 nên a chọn được một trong các số 1; 3; 5; 8)

Chọn b có 4 cách (vì b ≠ 2 và b ≠ a nên b được chọn một trong các số 0; 1; 3; 5; 8 nhưng bỏ đi số mà a đã chọn)

Theo quy tắc nhân có 1.4.4 = 16 số.

Theo quy tắc cộng có 8 + 4 + 3 + 6 = 21 (số).

Câu 8. Một bàn dài có 2 dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy gồm có 5 ghế. Người ta muốn xếp chỗ ngồi cho 5 học sinh trường A và 5 học sinh trường B vào bàn nói trên. Hỏi có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi để bất kì 2 học sinh nào ngồi đối diện thì khác trường nhau.

A. 450610;

B. 432500;

C. 460500;

D. 460800.

Đáp án đúng là: D

Ta đánh số liên tiếp 12 chỗ ngồi bằng các số từ 1 đến 6 thuộc một dãy và từ 7 đến 12 thuộc một dãy như sau:

15 Bài tập Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 10

Để xếp vị trí ta có các cách chọn như sau:

Vị trí

1

10

2

9

3

8

4

7

5

6

Số cách xếp

10

5

8

4

6

3

4

2

2

1

Vậy có: 460800 cách xếp.

Câu 9. Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên lẻ có bốn chữ số?

A. 882;

B. 736;

C. 720;

D. 865.

Đáp án đúng là: A

Gọi số có bốn chữ số cần tìm là abcd¯, với a ≠ 0

Chọn số d có 3 cách chọn (vì số abcd¯ là số lẻ nên d có thể chọn một trong 3 số là 1; 3; 5)

Chọn số a có 6 cách chọn (vì a ≠ 0 nên a có thể chọn một trong 6 số là 1; 2; 3; 4; 5; 6)

Chọn số b có 7 cách chọn(vì b chọn tuỳ ý nên b có thể chọn một trong 7 số là 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6)

Chọn số c có 7 cách chọn(vì c chọn tuỳ ý nên c có thể chọn một trong 7 số là 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6)

Số các số tự nhiên lẻ có 4 chữ số lập từ các số trên là: 3.6.7.7 = 882 (số)

Câu 10. Gia đình bạn Dương đự định chọn một địa điểm du lịch ở Quy Nhơn, sau đó đi tham quan tiếp một địa điểm ở Đà Nẵng. Biết rằng, nếu chọn Quy Nhơn có 5 địa điểm tham quan (bao gồm: Tây Quy Nhơn, Sân bay Phù Cát, Nam Quy Nhơn, Cầu Thị Nại, Kì Co – eo gió), nếu chọn Đà Nẵng thì có 7 địa điểm tham quan (bao gồm: Hải Vân, Sơn Trà, Mỹ Khê, Hội An, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Cù Lao Chàm). Hỏi gia đình bạn Dương có bao nhiêu cách để chọn hai địa điểm ở Quy Nhơn và Đà Nẵng để tham quan theo dự định trên?

A. 12;

B. 35;

C. 5;

D. 7.

Đáp án đúng là: B

Việc chọn hai địa điểm ở Quy Nhơn và Đà Nẵng để tham quan là thực hiện hai hành động liên tiếp: Chọn một địa điểm ở Quy Nhơn, sau đó chọn một địa điểm ở Đà Nẵng.

Có 5 cách chọn địa điểm thao quan ở Quy Nhơn.

Với mỗi cách chọn một địa điểm tham quan ở Quy Nhơn, có 7 cách chọn địa điểm tham quan ở Đà Nẵng.

Vậy gia đình bạn Dương có tất cả 5.7 =35 cách chọn.

Câu 11. Lớp 10A có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Thầy giáo có bao nhiêu cách chọn ra hai học sinh một nam, một nữ để thi đấu cầu lông đôi nam nữ.

A. 20;

B. 35;

C. 300;

D. 45.

Đáp án đúng là: B

Việc chọn đội để thi đấu cầu lông là thực hiện hai hành động liên tiếp: Chọn 1 bạn nam sau đó là chọn một bạn nữ:

Chọn học sinh nam có 20 cách chọn

Ứng với mỗi học sinh nam được chọn, số cách chọn một học sinh nữ là 15 cách chọn

Số cách chọn là 20.15 = 300 (cách chọn)

Câu 12. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số, các chữ số đều nhỏ hơn 5 và đôi một khác nhau

A. 96;

B. 120;

C. 360;

D. 24.

Đáp án đúng là: A

Các chữ số đều nhỏ hơn 5 nên ta chỉ được chọn từ các số 0; 1; 2; 3; 4

Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng abcd¯.

Chọn số a có 4 cách (vì a chọn tuỳ ý một trong các số 1; 2; 3; 4)

Chọn số b có 4 cách (vì các chữ số đôi một khác nhau nên b ≠ a, vậy b không chọn lại số a đã chọn nên b có 4 cách chọn)

Chọn số c có 3 cách (vì các chữ số đôi một khác nhau nên c ≠ a, c ≠ b vậy c không chọn lại số a, b đã chọn nên c có 3 cách chọn)

Chọn số d có 2 cách (vì các chữ số đôi một khác nhau nên b ≠ a, d ≠ b, d ≠ c vậy d không chọn lại số a, b, c đã chọn nên d có 2 cách chọn)

Theo quy tắc nhân ta có số các số tự nhiên gồm 4 chữ số, các chữ số đều lớn hơn 5 và đôi một khác nhau là: 4.4.3.2 = 96 (số)

Câu 13.Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 8 lập được bao nhiêu số có ba chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 2 và 3

A. 35;

B. 52;

C. 32;

D. 48.

Đáp án đúng là: A

Số chia hết cho 2 và 3 là số chẵn và có tổng các chữ số của nó chia hết cho 3.

Gọi abc¯ là số tự nhiên có ba chữ số đôi một khác nhau, chia hết cho 2 và 3 được lập từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 8

Trường hợp 1: c = 0

Khi đó các chữ số a; b được lập từ các tập {1; 2}; {1; 5}; {1; 8}; {2; 4}; {4; 5}; {4; 8}

Trường hợp này có 6.2! = 12 số.

Trường hợp 2: c = 2

Khi đó các chữ số a; b được lập từ các tập {1; 0}; {4; 0}; {1; 3}; {3; 4}; {5; 8}.

Trường hợp này có 2 + 3.2! = 8 số

Trường hợp 3: c = 4

Khi đó các chữ số a; b được lập từ các tập {2; 0}; {2; 3}; {3; 5}; {3; 8}.

Trường hợp này có 1 + 3.2! = 7 số.

Trường hợp 4: c = 8

Khi đó các chữ số a; b được lập từ các tập {1; 0}; {4; 0}; {1; 3}; {2; 5}; {3; 4}.

Trường hợp này có 2 + 3.2! = 8 số.

Vậy có tất cả 12 + 8 + 7 + 8 = 35 số cần tìm.

Câu 14. Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà các chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị?

A. 40;

B. 45;

C. 50;

D. 55.

Đáp án đúng là: B

Nếu chữ số hàng chục là n thì số có chữ số hàng đơn vị là n – 1 thì số các chữ số nhỏ hơn n năm ở hàng đơn vị cũng bằng n. Do chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 1 còn chữ số hàng đơn vị lớn hơn hoặc bằng 0.

TH1: b = 0 thì a ∈ {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}. Do đó có 9 số;

TH2: b = 1 thì a ∈ {2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}. Do đó có 8 số;

TH3: b = 2 thì a ∈ {3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}. Do đó có 7 số;

...

TH9: b = 8 thì a = 9. Do đó có 1 số;

TH10: b = 9 thì không có a thỏa mãn.

Vậy số các số tự nhiên có hai chữ số mà các chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 45 số.

Câu 15. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 3 được lập từ các số 1; 2; 3; 4; 5.

A. 20;

B. 24;

C. 36;

D. 45.

Đáp án đúng là: B

Gọi abc¯ là số có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 3 nên ta có a + b + c chia hết cho 3 vậy a; b; c được lập từ các bộ số {1; 2; 3}; {1; 3; 5}; {2; 3; 4}; {3; 4; 5}. Mỗi bộ số đó ta có 6 số được lập

Vậy có tất cả 4.6 = 24 số.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Hoán vị. Chỉnh hợp

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Tổ hợp

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 4: Nhị thức Newton

Trắc nghiệm Ôn tập chương 5

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Số gần đúng. Sai số

1 470 04/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: