Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học trang 39 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
* Khái niệm:
- Phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
Về nội dung |
- Nêu được chủ đề. - Nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện) ... |
Về hình thức |
- Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc. - Sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. |
Bố cục |
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. - Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. |
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Bài văn phân tích tác phẩm văn học nào?
Trả lời:
- Phân tích tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam.
Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Phần mở bài nêu những nội dung gì?
Trả lời:
- Phần mở bài:
+ Giới thiệu tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, tác giả Thạch Lam.
+ Khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Phần thân bài có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
Trả lời:
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
|
Luận điểm 1: Chủ đề truyện |
Gió lạnh đầu mùa phủ khắp không gian … yêu thương lan tỏa. |
Tình người thể hiện trong cảnh những đứa trẻ … mặc trong mùa rét. |
|
Luận điểm 2: Đặc sắc nghệ thuật |
Cốt tuyện và tình huống truyện. |
Nhưng cái bình dị, quen thuộc … nơi người đọc. |
Sự việc 2 đứa trẻ nhà khá giả … vào mùa rét.
|
Miêu tả nội tâm nhân vật. |
Tình thương ấy thể hiện tâm hồn cao đẹp …quý mến nhân vật Sơn. |
Sơn cảm nhận được những biến chuyển nhỏ nhất của thiên nhiên … mà động lòng thương. |
|
Chi tiết đặc sắc. |
Đọc lại tôi nhận ra … hơi ấm tình người. |
Một trong những chi tiết đặc sắc mà tôi rất tâm đắc …. Mẹ mắng ư? |
Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Phần kết bài có mấy ý?
Trả lời:
- Phần kết có hai ý:
+ Ý kiến về chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc nghệ thuật.
+ Cảm nghĩ về tác phẩm.
Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Người viết đã sử dụng các phương tiện liên kết nào để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của bài viết?
Trả lời:
- Dùng các cụm từ kết nối (trước hết, bên cạnh đó, hơn thế nữa,…), nhắc lại ý kiến/ lí lẽ trước đó để kết nối với ý kiến/ lí lẽ sau.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Em hãy tìm đọc: sách báo, bài phân tích một tác phẩm văn học,…
- Thu thập tư liệu để hiểu thêm về thể loại, tác giả, tác phẩm đã chọn trên các nguồn tham khảo uy tín như các tờ báo hoặc tạp chí: Văn học và Tuổi trẻ, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Thanh niên...
- Ghi chép thông tin và những suy ngẫm của em về tác phẩm bằng các hình thức: nhật kí đọc sách, bảng tóm tắt thông tin, sơ đồ tóm tắt nhân vật...
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Đọc lại các ghi chép và điền thông tin vào phiếu học tập sau (làm vào vở):
PHIẾU TÌM Ý: PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC Tên tác phẩm văn học em lựa chọn: ……………………………………………….
Cảm nhận về tác phẩm: …………………………………………………………… |
- Chọn những ý tiêu biểu, sắp xếp theo một trình tự hợp lí (tham khảo sơ đồ sau):
* Ví dụ Dàn ý phân tích truyện “Bố của Xi-mông”:
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm:
+ Guy-đơ Mô-pát-xăng là nhà văn hiện thực vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XIX, một bậc thầy về truyện ngắn với nội dung phản ánh sâu sắc hiện hiện thực xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
+ Đoạn trích là một phần của truyện ngắn Bố của Xi-mông, khắc họa thành công nét đẹp của các nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt và Phi-líp.
2. Thân bài
a) Luận điểm 1: Xi-mông - một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng đầy nghị lực
- Xi-mông là một đứa trẻ đáng thương:
+ Một bé trai độ 7 - 8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ nhưng có vẻ nhút nhát.
+ Không biết bố là ai.
+ Bị lũ bạn trêu chọc, em rất đau khổ.
- Tâm trạng ở bờ sông:
+ Xi-mông ra bờ sông định tự tử.
+ Trước cảnh đẹp, trời ấm, ánh nắng mặt trời êm đềm, nước lấp lánh như ánh gương,... làm em quên đi chuyện đau khổ, chỉ muốn ngủ rồi muốn chơi đùa.
+ Em đuổi theo con nhái rồi vồ hụt, tóm được hai đầu chân sau, rồi bật cười. → Tâm trạng vui đùa, bị cuốn hút bởi thiên nhiên.
+ Em nhớ mẹ, em lại khóc.
→ Tâm trạng của một em bé hiện ra qua cảnh thiên nhiên đẹp, hành động và cử chỉ rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
- Diễn biến tâm lí lứa tuổi được miêu tả tài tình:
+ Tâm trạng khi gặp bác Phi-líp và về nhà
• Như được dịp trút nỗi lòng đau khổ
• Mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào, nấc buồn tủi.
→ Sự bất lực, tuyệt vọng của đứa bé.
+ Khi gặp mẹ: em la khóc, đau đớn, buồn tủi.
+ Hỏi bác Phi-líp: "Bác có muốn làm bố cháu không?" → mong muốn có bố rất mãnh liệt.
=> Lời đối thoại rất tự nhiên, khát khao, ước mơ rất đáng thương, ngây thơ của Xi-mông dù là những điều bình dị nhất.
+ Sáng hôm sau đến trường.
• Xi-mông quát vào mặt chúng "Bố tao tên là Phi-líp" với tràn đầy sự hãnh diện, tự hào.
=> Niềm vui, niềm tự hào lớn cho em sức mạnh để sống và học tập.
b) Luận điểm 2: Bác Phi-líp - người thợ rèn có lòng nhân hậu, thương người, đáng quí trọng
- Được giới thiệu là một người:
+ Cao lớn, râu tóc quăn đen
+ Vẻ mặt nhân hậu, làm nghề thợ rèn.
+ Bàn tay chắc nịch, giọng ồm ồm.
- Khi gặp Xi-mông:
+ Đặt tay lên vai em, an ủi và đưa em về.
+ Lúc đầu suy nghĩ có thể đùa cợt với chị Blang - sốt nhưng khi gặp bác hiểu chị là người tốt, không thể đùa được.
=> Thương Xi-mông, cảm mến chị Blăng-sốt.
- Trò chuyện và nhận làm bố của Xi-mông
=> Bác Phi-líp là người có lòng nhân hậu, thương người, đã cứu sống Xi-mông, nhận làm bố của Xi-mông, đem lại niềm vui cho em, thật đáng quí trọng.
c) Luận điểm 3: Blăng-sốt - người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm
- Từng là cô gái đẹp nhất vùng vì nhẹ dạ nên đã một lần lầm lỡ.
- Là một thiếu phụ, cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị
- Sống cùng đứa con trai Xi-mông trong ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
- Thái độ với khách: đứng nghiêm nghị… như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa. → Thái độ nghiêm nghị khiến người khác không thể đùa cợt.
- Nỗi lòng với con:
+ Mặt đỏ bừng tái tê đến tận xương tủy, hôn con, nước mắt lã chã.
+ Lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn
→ Thương và hiểu lòng con.
=> Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí cho thấy Blăng-sốt là một người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm, hoàn cảnh rất cần sự cảm thông.
3. Kết bài
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:
+ Nội dung: Khắc họa hình tượng cậu bé Xi-mông, cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác, ca ngợi tình yêu thương và lòng nhân hậu của con người.
+ Nghệ thuật: Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc.
Bước 3: Viết bài
- Triển khai bài viết dựa trên dàn ý, lưu ý:
+ Nêu luận điểm, lí lẽ kết hợp với bằng chứng.
+ Tách đoạn hợp lí.
+ Sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Bài văn tham khảo:
Guy Đơ Mô-pát-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIV. Với qua nhiều thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống đã biến những trang viết của ông thành áng văn giàu giá trị nhân đạo. Mô-pa-xăng có một số lượng tác phẩm vô cùng đồ sộ gồm nhiều thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến kịch. "Bố của Xi-mông" là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông. Tác phẩm đã để lại rất nhiều giá trị cho người đọc.
"Bố của Xi-mông" là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một cậu bé ngay từ khi sinh ra đã không được sống trong tình yêu thương của cha. Mẹ của cậu là bà Blăng-sốt. Thời còn trẻ bà là cô gái xinh đẹp nhất vùng, thế nhưng lại bị một gã đàn ông tệ bạc, lừa dối khiến bà đánh mất đi thanh xuân tươi đẹp của mình. Một mình sinh ra Xi-mông và hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ. Dù hết mực yêu thương, chăm sóc con nhưng bà Blăng-sốt vẫn không thể nào bù đắp được sự thiếu sót tình cha. Xi-mông lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha. Sự thiếu hụt về tinh thần khiến cậu bé thấy chán nản với cuộc sống của mình. Rồi cậu bé gặp được bác Phi-líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, đám bạn trong trường học vẫn tiếp tục chế giễu cậu vì bác Phi-líp không phải chồng của bà Blăng-sốt thì làm sao có thể là cha của Xi-mông. Ở phần tiếp theo của truyện, bác Phi-líp đã cầu hôn Blăng-sốt và từ đó Xi-mông có một người cha thật sự.
Theo mạch cốt truyện trên, câu chuyện cũng được chia làm bốn phần. Phần một Mô-pa-xăng hướng ngòi bút của mình vào miêu tả sự buồn tủi và tuyệt vọng của Xi-mông. Tiếp theo là sau khi cậu bé tình cờ gặp bác Phi-líp khi đang đi dạo trên bờ sông. Sau đó bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, đồng ý làm cha Xi-mông, cầu hôn bà Blăng-sốt.
Ngay từ những phần đầu câu chuyện Mô-pa-xăng đã miêu tả Xi-mông với một cuộc sống khổ sở, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Tả Xi-mông, Mô-pa-xăng đã viết thế này: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại". Cái "xanh xao", cái "nhút nhát", "vụng dại" đó phần nào đã thể hiện được cuộc sống thiếu thốn về vật chất và vắng đi tình cha của Xi-mông.
Đâu chỉ có vậy, Xi-mông còn là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố. Điều này đã thể hiện rất rõ qua hành động bỏ nhà ra bờ sông và đặc biệt là qua ý định muốn tự tử của cậu bé. Thật may mắn thay thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống đã khiến em chợt nhớ tới mẹ của mình, nghĩ đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn nên đã từ bỏ ý định dại dột của mình. Và em đã khóc, khóc cho bớt tủi hờn, cay đắng: "Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài". Từng câu, từng chữ của Mô-pa-xăng như mũi dao nhọn khứa vào tâm can người đọc về cái dáng vẻ đáng thương của một cậu bé không có cha.
Nhưng thật bất ngờ, chính lúc đó em lại gặp bác Phi-líp và mọi thứ thay đổi từ đây. Nghe lời bác Phi-líp hỏi, Xi-mông khó khăn lắm mới có thể trả lời: "Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố". Cái giọng nghẹn ngào rồi kết thúc lại bằng ba chữ "không có bố" nghe thật xót xa làm sao. Câu chuyện như được đẩy lên cao trào khi bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, cậu bé gặp mẹ trong tâm trạng tủi mừng: "Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố".
Nói về mẹ của Xi-mông, bà là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ tin người. Sự cả tin đó đã khiến bà bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha. Và hơn tất cả, chị là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình. Khi nghe Xi-mông kể là cậu bé bị đánh vì không có bố, tấm lòng người mẹ đau đớn đến tận xương tủy, chị chỉ biết ôm con và mặc cho nước mắt tuôn rơi. Rồi khi nghe con mình hỏi bác Phi-líp có muốn làm bố nó không chị chỉ biết dựa vào tường, tay ôm ngực, quằn quại và đau đớn. Suy cho cùng mẹ của Xi-mông cũng chỉ là một người phụ nữ đôn hậu bình thường nhưng lại bị một kẻ phụ tình lừa dối khiến cho chính mình và đứa con rơi vào cảnh thiếu đi tình thương của cha.
Nhân vật tiếp theo phải kể đến là bác Phi-líp. Bác Phi-líp là một người đàn ông nhân hậu, vị tha. Bác đã dành tình thương cho Xi-mông ngay từ khi mới gặp cậu bé. Đối với Xi-mông bác Phi-líp giống như một vị thần xuất hiện và đưa cậu rời khỏi vòng tay của thần chết. Bác là niềm vui bất ngờ, niềm hạnh phúc lớn lao xuất hiện trong cuộc đời em. Sau này cũng chính vì thương Xi-mông mà bác đã ngỏ lời cầu hôn bà Blăng-sốt để em có một người cha thật sự. Như vậy, bác Phi-líp không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của Xi-mông mà còn mang đến cho mẹ con họ một mái ấm gia đình thật sự. Cái hay của nhà văn là đã để bác Phi-líp tự cảm nhận vẻ đẹp của bà Blăng-sốt qua cuộc nói chuyện của hai người họ. Phẩm chất tốt đẹp của Blăng-sốt đã phần nào khiến bác Phi-líp càng muốn vượt qua những định kiến của người đời để đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con Xi-mông. Bởi vậy nói về nhân vật bác Phi-líp có người ví đây được coi là đại diện của nhà văn, đại diện cho những tấm lòng nhân ái.
Đọc "Bố của Xi-mông" người đọc phải tự hỏi Mông-pát-xăng đã phải trải qua bao nhiêu cay đắng, khổ đau trong cuộc đời thì mới có thể viết nên tác phẩm cảm động như vậy. Tác phẩm giống như tiếng nói nhân đạo của nhà văn đồng thời nó cũng thay cho thông điệp: "tất cả đứa trẻ sinh ra đều cần được sống trong tình yêu thương của cả cha và mẹ".
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
• Đọc lại bài viết và dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Nêu tác phẩm, thể loại và tên tác giả (nếu có) |
|
|
Nêu khái quát nét đặc sắc của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật....) |
|
|
|
Thân bài |
Nêu chủ đề của tác phẩm. |
|
|
Nêu một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. |
|
|
|
Phân tích giá trị của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật |
|
|
|
Sử dụng các bằng chứng có trong tác phẩm. |
|
|
|
Sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. |
|
|
|
Kết bài |
Khẳng định lại thành công nổi bật của tác phẩm (chủ đề, hình thức nghệ thuật…) |
|
|
Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. |
|
|
|
Diễn đạt |
Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, không mắc lỗi diễn đạt (dùng từ và đặt câu) |
|
|
• Đọc lại bài phân tích của em từ vai trò của người đọc và trả lời hai câu hỏi sau:
1. Ưu điểm của bài viết này là gì?
2. Những điểm nào cần chỉnh sửa, bổ sung?
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo