Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 69 lượt xem


Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

* Vấn đề thảo luận: Ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân. Mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao?

* Hướng dẫn quy trình nói và nghe:

Bước 1: Chuẩn bị

- Thành lập nhóm và phân công công việc; thống nhất mục tiêu, thời gian thảo luận; xác định người nghe, cách nói.

- Ngoài ra, để chuẩn bị cho nội dung thảo luận chủ đề này, em có thể sử dụng mẫu phiếu dưới đây:

PHIẾU CHUẨN BỊ THẢO LUẬN NHÓM

Chủ đề thảo luận:

Mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao?

I. Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng của tôi

Ý kiến của tôi

Lí lẽ

Bằng chứng

II. Trao đổi với các ý kiến trái chiều (dự kiến)

Ý kiến trái chiều

Phản hồi của tôi

Bước 2: Thảo luận

- Tham khảo các hướng dẫn cho bước này ở bài Sắc thái của tiếng cười (Ngữ văn 8, tập một).

- Lưu ý: Khi thảo luận, cần: (1) lắng nghe ý kiến của các bạn; (2) trình bày ý kiến của mình; (3) phản hồi ý kiến của các bạn; (4) bám sát chủ đề của buổi thảo luận, tránh lan man, xa đề, lạc đề.

Bước 3: Suy ngẫm và rút kinh nghiệm

• Nêu ít nhất hai điều bản thân hoặc các thành viên trong nhóm đã làm tốt trong quá trình thảo luận.

• Nếu hai điều bản thân và các thành viên cần điều chỉnh để lần thảo luận sau đạt hiệu quả cao hơn.

Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Kĩ năng tự nhận thức bản thân rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất. Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Vậy ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân. Mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao?

Kĩ năng tự nhận thức bản thân là gì?

Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời. Kĩ năng nhận thức bản thân không những giúp bạn hiểu về bản thân mình mà còn dễ dàng hiểu được người khác, cách họ suy nghĩ về bạn cũng như thái độ và sự phản hồi của bạn.

Tầm quan trọng của kĩ năng tự nhận thức bản thân là gì?

Khi bạn bắt đầu nâng cao khả năng nhận thức, những suy nghĩ cá nhân hay cách bạn giải thích một vấn đề sẽ thay đổi trước tiên. Sự thay đổi về mặt tinh thần này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, giúp bạn suy nghĩ đúng đắn và thông minh hơn, cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của cuộc đời bạn trong tương lai.

Làm sao để nâng cao kĩ năng tự nhận thức bản thân? Mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao?

Nhìn nhận bản thân theo hướng khách quan. Nếu như bạn có thể xem xét bản thân bằng một cái nhìn khách quan, bạn sẽ học được cách chấp nhận chính mình và cách để thành công trong tương lai. Vậy bạn nên làm như thế nào?

Xác định những hiểu biết cụ thể về bản thân bằng cách viết chúng ra giấy. Chúng có thể là những ưu điểm hoặc khuyết điểm của bạn. Nghĩ về những điều khiến bạn tự hào, hoặc một tài năng nào đó khiến bạn trở nên nổi bật hơn trong cuộc sống. Nghĩ về tuổi thơ của bạn và những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đó. Điều gì đã thay đổi, còn điều gì vẫn giữ nguyên? Vì sao những điều ấy lại thay đổi? Thuyết phục mọi người xung quanh thật lòng nói ra suy nghĩ của họ về bạn, ghi nhớ chúng thật kĩ. Cuối cùng, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới về chính bản thân bạn và về cuộc sống của bạn.

Viết nhật kí. Bạn có thể viết về bất cứ thứ gì trong nhật kí. Ghi lại những suy nghĩ của bạn lên giấy giúp bạn bỏ bớt hoặc xóa đi những ý tưởng cũ, đồng thời dọn chỗ cho những thông tin và những ý tưởng mới. Mỗi buổi tối hãy dành ít thời gian để viết nhật kí, viết về những suy nghĩ và tình cảm của bạn, về những điều thành công hoặc là thất bại trong ngày hôm đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có động lực để đi về phía trước, về phía mục tiêu của mình.

Hãy tự soi chiếu bản thân bằng cách dành thời gian để nghĩ về những việc bạn có thể làm để giúp đỡ người khác. Giá trị thực sự của bạn là gì, điều gì quan trọng nhất với bạn trong lúc này? Tất cả những câu hỏi mang tính tự phản chiếu giúp bạn xác định rõ ràng hơn rằng bạn là ai, bạn muốn gì trong cuộc sống hiện tại.

Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bạn. Hãy liệt kê những mục tiêu của bạn ra giấy và lên kế hoạch từng bước để hiện thực hóa chúng từ những con chữ. Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ hôm nay. Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày. Để nắm giữ kĩ năng tự nhận thức, bạn nhất định phải làm công việc tự phản chiếu. Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp bạn trở thành một người tốt hơn mỗi ngày.

Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy nhận xét về bạn. Lắng nghe ý kiến từ bạn bè, thầy cô, gia đình vì họ chính là những tấm gương chân thực nhất phản ánh con người bạn. Hãy cho họ biết rằng bạn mong muốn được nghe những lời góp ý cởi mở, chân thành và khách quan nhất. Đồng thời, hãy cho bạn bè mình biết rằng họ làm thế để giúp bạn, chứ không phải để gây tổn thương. Bạn cũng nên tự tin hỏi lại bạn bè những vấn đề đang bàn luận mà mình chưa hiểu. Khi bạn đang muốn thay đổi một thói quen nào đó, bạn cũng có thể nhờ bạn bè nhắc nhở. Ví dụ: bạn có thói quen trêu chọc người khác quá đà khi mọi người đang kể chuyện, hãy nhờ bạn bè nhắc nhở một cách tế nhị để bạn biết dừng lại.

Giá trị của việc tự nhìn nhận lại bản thân?

Giá trị tự nhận thức bản thân nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần phải biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là bạn nhìn lại các trải nghiệm đã trải qua trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào, tự tin hay cần phải học và rút kinh nghiệm khi thực hiện cho lần sau? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Chúc các bạn thành công.

Quá trình luyện tập kĩ năng tự nhận thức bản thân có thể diễn ra trong vài năm và cần đến sự hỗ trợ của nhiều người xung quanh bạn. Tạo dựng những thói quen tốt sẽ giúp bạn phát triển kĩ năng tự nhận thức, ảnh hưởng một cách tích cực đến những phương diện khác trong cuộc sống, đặc biệt là trong các mối quan hệ cá nhân của bạn. Hi vọng qua bài trình bày của tôi, các bạn sẽ hiểu được ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân và trả lời được câu hỏi mỗi người có thể tự nhận thức về ưu điểm, nhược điểm của bản thân hay không? Vì sao?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Ôn tập trang 113

Phần I. Đọc (trang 114)

Phần II. Tiếng Việt (trang 115)

Phần III. Viết (trang 116)

Phần IV. Nói và nghe (trang 117)

1 69 lượt xem