Soạn bài Nam quốc sơn hà trang 7 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Nam quốc sơn hà Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 1,025 26/11/2023


Soạn bài Nam quốc sơn hà

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).

Trả lời:

Trận chiến trên sông Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt vào năm 1077 và cũng là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Tương truyền rằng, Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ “Nam quốc sơn hà” và cất giọng đọc bài thơ trong đêm khuya thanh vắng khiến quân giặc khiếp sợ

* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận: Em hiểu thế nào là “thiên thư”?

- Thiên – trời, thư – sách

= > Thiên thư: sách trời.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Soạn bài Nam quốc sơn hà trang 7 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời:

Cách 1

Cách 2

Bốn phần:

+ Khai (câu 1): giới thiệu vấn đề chủ quyền với giọng điệu rõ ràng, cương quyết.

+ Thừa (câu 2): bổ sung ý đã nhắc đến ở câu 1 và giữ mạch cảm xúc.

+ Chuyển (câu 3): chuyển ý sang vấn đề xâm lược lãnh thổ của quân giặc.

+ Hợp (câu 4): khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

Hai phần:

+ Câu 1 – 2: giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

+ Câu 3 – 4: cảnh cáo việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của chúng khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Theo em, bài thơ đã đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ tứ tuyệt luật Đường như thế nào?

Trả lời:

Số câu

4

Số chữ trong câu

7

Niêm

Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”: quốc - đẳng, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”: nhiên - hà

Vần

Chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư).

Đối

Không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú.

Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường.

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

b. Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.

Trả lời:

a.

- Dùng từ “Nam quốc”, “Nam đế” để khẳng định sự chính danh của quốc gia, của bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình.

- Ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3: tỏ rõ hai vấn đề quan trọng nhất là “sông núi nước Nam”, và “vua nước Nam” đi liền với nhau ngay trong câu mở đầu của bài thơ. Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.

b. Cho thấy “tính pháp lí” của chủ quyền: chủ quyền đã được ghi rõ, quy định rõ bằng VB của “nhà trời”, không phải chuyện người thường muốn mà thay đổi được và cũng không thể thay đổi được bằng hành vi xâm lược.

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?

Trả lời:

Tác giả đang nói với kẻ thù (giặc Tống) bằng một lòng tự tôn dân tộc, thái độ kiên quyết, mạnh mẽ, khẳng định chủ quyền dân tộc và nêu trước cái giá phải trả cho hành động xâm lược của chúng.

Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 2 Tập 2):

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

Chủ đề

Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm chống lại mọi kẻ thù xâm lược.

Cảm hứng chủ đạo

Lòng tự tôn dân tộc và ý thức chủ quyền sâu sắc

Câu 6 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này.

Trả lời:

Đây là một điều chính xác và dễ hiểu. Bởi bài thơ đã khẳng định được chủ quyền, sự độc lập của đất nước (Nam quốc sơn hà Nam đế cư), đồng thời khẳng định được niềm tự hào và tự tôn dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia (Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đến cùng (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư).

Câu 7 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chỉ về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Trả lời:

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

- Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được Người soạn thảo và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2/9/1945 .

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Qua Đèo Ngang

Lòng yêu nước của nhân dân ta

Thực hành tiếng Việt trang 12

Chạy giặc

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

1 1,025 26/11/2023