Soạn bài Ôn tập trang 43 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Ôn tập trang 43 Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 2384 lượt xem


Soạn bài Ôn tập trang 43 Tập 2

Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Đọc lại ba văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bản

Nhân vật chính

Chi tiết tiêu biểu

(Ví dụ)

Chủ đề

Bồng

chanh đỏ

Bố của

Xi-mông

Cây sồi

mùa đông

Trả lời:

Văn bản

Nhân vật chính

Chi tiết tiêu biểu

(Ví dụ)

Chủ đề

Bồng chanh đỏ

Chú bé Hoài và anh trai Hiền.

- Chi tiết miêu tả vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ.

- Anh Hiền trả lại chim bồng chanh đỏ vào tổ sau khi bắt được.

- Anh Hiền ngăn hoài bắt chim lần 2.

- Hoài thầm trò chuyện cùng với chim bồng chanh đỏ sau khi biết chúng phải bỏ tổ mà đi.

Tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật.

Bố của

Xi-mông

Cậu bé Xi-mông

- Xi-mông bị bắt nạt vì không có bố.

- Cậu nhận bác thợ rèn Phi-líp làm bố.

- Kết nối mối quan hệ với bác Phi-líp.

- Bác Phi-líp cầu hôn mẹ của Xi-mông để trở thành “một ông bố hẳn hoi”.

Tình yêu thương, sự thấu hiểu, đồng cảm với những người thiệt thời hoặc mắc sai lầm.

Cây sồi

mùa đông

Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, Va-xu-skin

- Cách cậu bé Xa-vu-skin giới thiệu về cây sồi hết sức yêu thương, tự nhiên như giới thiệu 1 người quen cũ của mình với cô giáo; hành động bới tuyết đưa cô giáo đi thăm thế giới bé nhỏ sống dưới gốc cây sồi mùa đông,…

- Ở phần cuối truyện, cô An-na Va-xi-li-ép-na “bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Xa-vu-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai”,…

Sự hiểu biết, trận trọng của giáo viên với học sinh; tình yêu thiên nhiên, sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.

Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Em thích nhất truyện nào trong ba truyện Bồng chanh đỏ, Bố của Xi-mông, Cây sồi mùa đông? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích nhất truyện Cây sồi mùa đông vì đọc câu chuyện em nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn trẻ thơ trong sáng, nhân hậu, yêu thiên nhiên, trân trọng mọi sự sống của cậu bé Xa-vu-skin. Qua đó em thêm yêu thiên nhiên, loài vật cũng như vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên hơn.

Câu 3 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Tìm biệt ngữ của giới trẻ trong câu sau và giải thích ý nghĩa:

Nếu bạn đang nhớ xứ sở Chùa Vàng mà chưa có cơ hội đi thì hãy thử trải nghiệm không gian đậm chất Thái hót hòn họt này nha...

(Theo Mực tím online)

Biệt ngữ này được giới trẻ tạo ra dựa trên từ ngữ nào và theo phương thức nào?

Trả lời:

- Biệt ngữ của giới trẻ được sử dụng trong ngữ liệu đã cho là “hót hòn họt”.

- Biệt ngữ này được giới trẻ tạo ra dựa trên từ “hót”, vốn là từ tiếng Anh “hot” – nóng. “Hót hòn họt” được tạo ra theo phương thức láy ba phổ biến trong tiếng Việt (ví dụ: sát – sát sàn sạt, khít – khít khìn khịt...).

Câu 4 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Nêu một số lưu ý về cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học.

Trả lời:

- Xác định được tác phẩm văn học cần phân tích.

- Chỉ ra được nội dung và những nét đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.

- Đảm bảo bố cục 3 phần.

Câu 5 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Cần chú ý những điều gì khi lắng nghe và tóm tắt nội dung trình bày của người khác?

Trả lời:

- Xác định được mục đích nghe.

- Tập trung lắng nghe và ghi chép các thông tin thuyết trình.

- Góp ý, phản hồi về các thông tin thuyết trình.

- …

Câu 6 (trang 43 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Vì sao chúng ta cần nuôi dưỡng tình yêu thương và niềm hi vọng trong cuộc sống?

Trả lời:

- Tình yêu thương như 1 nguồn nước mát lành, nuôi dưỡng trong ta những cảm xúc tích cực, giúp ta thêm tin yêu con người, cuộc sống.

- Niềm hi vọng như 1 chồi cây, đón nhận nguồn nước yêu thương để hướng đến tương lai.

- Yêu thương và hi vọng là 2 giá trị luôn song hành trong cuộc sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Đảo sơn ca

Thực hành tiếng Việt trang 32

Cây sồi mùa đông

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

1 2384 lượt xem