Soạn bài Phần III. Viết trang 116 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Phần III. Viết trang 116 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 145 lượt xem


Soạn bài Phần III. Viết (trang 116)

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Điền vào bảng sau thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì II (làm vào vở):

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Bài văn giới thiệu một cuốn sách

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Trả lời:

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

Về nội dung:

- Nêu được chủ đề.

- Nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện) ...

Về hình thức:

- Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc.

- Sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

- Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

- Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Bài văn giới thiệu một cuốn sách

Thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.

• Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách.

• Tóm tắt nội dung cuốn sách.

• Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.

• Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

• Trình bày thông tin mạch lạc.

Bố cục 3 phần:

Phần 1: Nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.

Phần 2: Tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.

Phần 3: Khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (gián tiếp hoặc trực tiếp)

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong bài văn đó, người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này để tăng sự sinh động cho bài viết.

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu để, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi", "em" hoặc "chúng tôi", “chúng em”,...).

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.

Bố cục 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu khái quát: nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó.

Thân bài: Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).

Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

Nêu kết quả của hoạt động (về vật chất và về tinh thần)

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của hoạt động và rút ra bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Đánh dấu vào ô Đúng, Sai tương ứng với các ý kiến dưới đây.

STT

Ý kiến

Đúng

Sai

Lí giải nếu sai

1

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật.

2

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt.

3

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm.

4

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm.

5

Khi viết bài văn kể về một hoạt động xã hội, có thể tuỳ ý sử dụng ngôi kể.

6

Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực.

7

Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia.

8

Khi viết bài giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung và nêu các thông tin về cuốn sách.

9

Trong bài giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp khuyến nghị mọi người đọc sách.

Trả lời:

STT

Ý kiến

Đúng

Sai

Lí giải nếu sai

1

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, cần phải tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật.

x

Có thể tách riêng luận điểm về chủ đề và về các đặc sắc nghệ thuật; cũng có thể vừa phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật trong một luận điểm.

2

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, cần nêu càng nhiều bằng chứng càng tốt.

x

Bằng chứng cần được nêu vừa đủ, chính xác, sao cho làm sáng tỏ được các luận điểm.

3

Với bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là phần kể lại nội dung của tác phẩm.

x

Lí lẽ không phải là phần kể lại nội dung tác phẩm mà là phần phân tích, lí giải các bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

4

Khi viết bài phân tích một tác phẩm văn học, lí lẽ là những lí giải, đánh giá, phân tích về các bằng chứng trong văn bản, giúp làm sáng tỏ luận điểm.

x

5

Khi viết bài văn kể về một hoạt động xã hội, có thể tuỳ ý sử dụng ngôi kể.

x

Khi viết bài văn kể một hoạt động xã hội, cần kể bằng ngôi thứ nhất vì đây là hoạt động do chính bản thân trải nghiệm, để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.

6

Đối với bài văn kể về một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để bài văn thêm sinh động, chân thực.

x

7

Có thể kể về một chuyến đi và một hoạt động mà bản thân không trực tiếp tham gia.

x

Cần kể về chuyến đi và hoạt động mà bản thân đã trực tiếp tham gia để đảm bảo sự sinh động, chân thực, đáng tin cậy cho bài viết.

8

Khi viết bài giới thiệu về một cuốn sách yêu thích, cần tóm tắt nội dung và nêu các thông tin về cuốn sách.

x

9

Trong bài giới thiệu về một cuốn sách, cần trực tiếp khuyến nghị mọi người đọc sách.

x

Có thể khuyến nghị mọi người đọc sách bằng cả hình thức trực tiếp lẫn gián tiếp.

Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Đối với các kiểu bài viết của học kì II, có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ như thế nào để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn?

Trả lời:

- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu…

- Phân tích kết nối nội dung các phương tiện phi ngôn ngữ ấy với bài viết, tránh trường hợp các phương tiện phi ngôn ngữ đưa ra không liên quan, không liên kết với nội dung bài viết, chỉ dẫn ra các phương tiện phi ngôn ngữ mà không phân tích, lí giải để hỗ trợ cho nội dung bài viết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

Ôn tập trang 113

Phần I. Đọc (trang 114)

Phần II. Tiếng Việt (trang 115)

Phần IV. Nói và nghe (trang 117)

1 145 lượt xem