Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 901 lượt xem


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Tập 2

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)

b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã súng lại trời thu tháng Tám.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Trả lời:

Câu

Biện pháp đảo ngữ

Tác dụng

a.

lòng nồng nàn yêu nước

Nhấn mạnh hình ảnh, làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b.

có sự thay đổi vị trí thành phần câu: vị ngữ (đã tan tác, đã sáng lại) đứng trước chủ ngữ (những bóng thù hắc ám, trời thu tháng Tám).

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này.

b. Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

Trả lời:

a. Câu hỏi tu từ “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”.

b. Tác dụng: nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc ngoại xâm và thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng)

Trả lời:

- Đó là câu hỏi tu từ.

- Câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà để bộc lộ tình cảm thiết tha của người viết dành cho cốm làng Vòng.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Xuyên suốt bài thơ “Qua Đèo Ngang” là nỗi buồn thầm kín, nhẹ nhàng của tác giả. Phải chăng khung cảnh buổi chiều tà làm con người dễ xúc động hơn hay nỗi buồn của con người đã thấm lên cảnh vật? Người đọc chỉ biết rằng bài thơ chính là những lời tâm sự của nữ thi sĩ. Bà không chỉ buồn mà còn tiếc nuối một thời phong kiến huy hoàng nay đã tàn lụi. Tấm lòng yêu nước thương dân của Bà Huyện Thanh Quan cũng chính là đại diện cho đa số những người sĩ phu lúc bấy giờ.

- Câu hỏi tu từ: "Phải chăng khung cảnh buổi chiều tà làm con người dễ xúc động hơn hay nỗi buồn của con người đã thấm lên cảnh vật?".

- Tác dụng: Đưa ra câu hỏi nhằm thể hiện nỗi buồn bao trùm lên cả người cả cảnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Nam quốc sơn hà

Qua Đèo Ngang

Lòng yêu nước của nhân dân ta

Chạy giặc

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

1 901 lượt xem