Soạn bài Qua Đèo Ngang trang 9 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Qua Đèo Ngang Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.
Soạn bài Qua Đèo Ngang
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Em đã biết những thông tin gì về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp.
Trả lời:
- Đèo Ngang tọa lạc trên dãy núi Hoành Sơn, là ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trước đây, địa điểm này là một trong những chốt giữ quan trọng của quân đội ta trong thời kỳ chiến tranh.
- Dưới chân Đèo Ngang về phía Quảng Bình có đền thờ bà Liễu Hạnh, các bãi tắm Hòn La, Quảng Đông, Cảnh Dương, đảo Yến,...
* Trải nghiệm cùng văn bản
Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu?
Với 4 câu đầu của bài thơ đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đèo bát ngát, có cỏ cây, hoa lá xung quanh. Bên cạnh đó, bốn câu đầu còn có sự xuất hiện của con người. Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng nhưng không vui tươi mà ngược lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu cho khung cảnh nơi đây.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Bài thơ khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: Đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn. Tâm trạng nhớ nước, thương nhà da diết và nỗi buồn cô đơn của tác giả.
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời:
Cách 1: 4 phần |
Cách 2: 2 phần |
+ Đề (câu 1 – 2): Cái nhìn bao quát về cảnh vật vắng vẻ và đìu hiu, thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả. + Thực (câu 3 – 4): Miêu tả cuộc sống, con người ở Đèo Ngang. + Luận (câu 5 − 6): Mượn thanh âm và khung cảnh tự nhiên để gửi gắm tâm trạng nhớ nước, thương nhà của tác giả. + Kết (câu 7 – 8):Thể hiện tình cảnh và tâm sự cô đơn của tác giả. |
+ 4 câu đầu: tả cảnh Đèo Ngang. + 4 câu sau: thể hiện tình cảm nhớ nước, thương nhà và tâm sự cô đơn của tác giả. |
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Cho biết bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?
Trả lời:
Luật |
Luật trắc vì tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh trắc (tới). |
Niêm |
Câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, câu 8 lại niêm với câu 1. |
Vần |
Chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 (tà) và các câu chẵn là 2, 4, 6 và 8 (hoa – nhà – gia – ta). |
Nhịp |
Chủ yếu ngắt nhịp 4/3, hai câu 5 và 6 ngắt nhịp 2/2/4. Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn bát cú Đường luật, tạo âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. |
Đối |
Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu. |
→ Đây là bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng.
Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu? Cảnh đó góp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Trả lời:
- Thời điểm: Bóng xế tà - Gợi nỗi buồn man mác.
- Cảnh vật: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa - Chen chúc, chật chội.
- Không gian: Mênh mông, cao rộng.
- Cuộc sống của con người: Tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà
→ Hoang sơ, thưa thớt.
→ Cảnh thiên nhiên buổi chiều tà hùng vĩ, bát ngát, có sự sống của con người nhưng hoang sơ, vắng lặng → Tác giả nhìn cảnh vật mà buồn, cô đơn.
Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Trong các cặp câu 3 – 4 và 5 – 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
Cặp câu |
Biện pháp tu từ |
Tác dụng |
3 – 4 |
đảo ngữ |
Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh → tâm trạng cô đơn, lẻ loi và nhớ nước, thương nhà của tác giả. |
5 – 6 |
nhân hoá |
Nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, đối lập với sự thiếu sức sống của bức tranh sinh hoạt nơi xóm núi (tiều vài chú, chợ mấy nhà...) |
Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 2 Tập 2):
Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?
Trả lời:
- Cách ngắt nhịp: 4/1/1/1.
- Tác dụng: thể hiện tâm trạng của tác giả ngập ngừng khi dừng chân, rồi quyết định đứng lại để có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đèo Ngang lúc xế tà. Tâm trạng cô đơn, rợn ngợp, nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ.
Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Em hiểu thế nào về nội dung của câu thơ cuối?
Trả lời:
Nội dung của câu thơ cuối là tâm trạng cô đơn của tác giả. Mạch cảm xúc có sự vận động: từ nỗi buồn do ngoại cảnh tác động đến tâm trạng nhớ nước, thương nhà và cuối cùng là sự cô đơn khi đối diện chính mình, không có đối tượng để chia sẻ.
Câu 7 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):
Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Trả lời:
Nỗi buồn, nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ khi đứng trước khung cảnh hoang vắng, cô liêu của Đèo Ngang, chạnh lòng nhớ nhà, nhớ nước của một thời quá vãng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Friends Plus
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Friends plus
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Friends plus đầy đủ nhất
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Công nghệ 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Tin học 8 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tin học 8 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Chân trời sáng tạo