Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác trang 42 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 650 lượt xem


Soạn bài Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

* Hướng dẫn:

Đề bài (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Nghe và tóm tắt bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.

Bước 1:

Chuẩn bị trước khi nghe

• Xác định mục đích: nghe để hiểu thêm về tác phẩm văn học đã đọc hoặc thu nhận thông tin về những tác phẩm chưa đọc.

• Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm sẽ được thuyết trình.

• Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang...) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng.

Bước 2:

Nghe và ghi chép

• Lắng nghe các thông tin về tên tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật chính, chủ đề, một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật...

• Theo dõi và ghi tóm tắt các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng trong bài thuyết trình.

• Ghi những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

Bước 3:

Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

• Đọc lại và trao đổi nội dung tóm tắt với các bạn khác và chỉnh sửa (nếu cần).

• Nêu câu hỏi về những điểm em chưa rõ hoặc không đồng tình với người thuyết trình.

• Trao đổi với các bạn về ba vấn đề sau:

- Cách lắng nghe và nắm bắt nội dung thuyết trình.

- Cách ghi tóm tắt nội dung đã nghe.

- Cách nêu câu hỏi cho người thuyết trình.

Dàn ý chung bài nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về một tác phẩm văn học do người khác trình bày trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ đọc sách.

1. Mở đầu

- Lời chào và giới thiệu.

- Tên bài thuyết trình em tóm tắt, bài thuyết trình đó của ai?

2. Nội dung

- Nêu tên của hoạt động đó.

- Tóm tắt các thông tin về tên tác giả, tác phẩm, cốt truyện, nhân vật chính, chủ đề, một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật...

- Ghi lại các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng trong bài thuyết trình.

- Ghi những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

- Cảm nhận của em về bài thuyết trình.

3. Kết bài

- Lời chào và cảm ơn.

Bài mẫu tham khảo:

Em xin chào thầy cô và các bạn. Em là Hoàng Anh Dũng. Sau đây em xin trình bày bản tóm tắt của mình về bài thuyết trình "Phân tích truyện “Bố của Xi-mông” (Mô-pát-xăng) của đại diện nhóm Hoa Hướng Dương, Tổ 2.

Trước hết về cấu trúc, bài Phân tích truyện “Bố của Xi-mông” có bố cục gồm 3 phần:

Phần Mở bài: Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm, thể loại, khái quát những nét đặc sắc của tác phẩm “Bố của Xi-mông”

Phần Thân bài: Nêu chủ đề, tóm lược nội dung tác phẩm cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật. Làm rõ ba luận điểm chính. Luận điểm 1: Xi-mông - một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng đầy nghị lực. Luận điểm 2: Bác Phi-líp - người thợ rèn có lòng nhân hậu, thương người, đáng quí trọng. Luận điểm 3: Blăng-sốt - người thiếu phụ đẹp, đức hạnh, trót lỡ lầm.

Phần Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: Khắc họa hình tượng cậu bé Xi-mông, cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác, ca ngợi tình yêu thương và lòng nhân hậu của con người. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật đặc sắc, luận chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí.,…

Bài thuyết trình Phân tích truyện “Bố của Xi-mông” của đại diện nhóm Hoa Hướng Dương, Tổ 2 khá chi tiết, đầy đủ và ấn tượng. Trên đây là phần tóm tắt nội dung bài thuyết trình của em, rất mong nhận được lời đóng góp ý kiến từ cô và cả lớp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Bố của Xi-mông (Simon)

Đảo sơn ca

Thực hành tiếng Việt trang 32

Cây sồi mùa đông

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

1 650 lượt xem