Soạn bài Bạn đến chơi nhà trang 101 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Bạn đến chơi nhà trang 101 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 565 20/03/2024


Soạn bài Bạn đến chơi nhà

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để tiếp đón?

Trả lời:

- Khi bạn đến chơi nhà, chúng ta thường chuẩn bị một số đồ như: đồ ăn ngon để thết đãi, thức uống. Đồ ăn, thức uống càng thịnh soạn càng cho thấy sự tiếp đón chu đáo. Hoặc cũng có thể là những đồ ăn, đồ uống quen thuộc, gắn với kỉ niệm giữa mình và bạn.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?

Trả lời:

- Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung ra hoàn cảnh gia chủ khi có bạn đến chơi nhà: trẻ đi vắng, chợ xa, ao sâu nước cả, khôn chài cá, khó đuổi gà, cải cà bầu mướp chưa ăn được,.. → Hoàn cảnh đặc biệt.

2. Suy luận: “Ta” trong câu thơ cuối là những ai?

Trả lời:

“Ta” trong câu thơ cuối là dùng để chỉ nhà thơ với người bạn của mình.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ khẳng định tình cảm trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả dành cho bạn khi bạn đến chơi nhà.

Soạn bài Bạn đến chơi nhà trang 101 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để giới thiệu về hoàn cảnh của mình cho bạn biết khi bạn đến chơi nhà?

Trả lời:

Từ ngữ, hình ảnh

trẻ thời đi vắng, chợ thời xa, ao sâu nước cả, vườn rộng, rào thưa, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn (bầu còn nhỏ), mướp đương hoa, trầu không có.

Biện pháp nghệ thuật

Liệt kê, phóng đại, đối,…

Hoàn cảnh của tác giả

Trớ trêu, éo le

Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.

Trả lời:

- Câu thơ cuối: Bác đến chơi đây ta với ta.

+ ta 1: chủ nhà (nhà thơ)

+ ta 2 : khách (bạn)

- Khẳng định tình bạn đậm đà, thân thiết, trọn vẹn, trong sáng, vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.

Câu 3 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ.

Trả lời:

- Tiếng cười tự trào, hóm hỉnh nhẹ nhàng.

- Thủ pháp phóng đại tạo nên tiếng cười. Hoàn cảnh éo le được diễn đạt theo hiều hướng tăng tiến: Những thứ không có được sắp xếp theo trình tự không gian: xa đến gần (chợ – vườn – nhà) thấp đến cao (ao sâu – cải, cà – bầu mướp). Tất cả đều không. Sự thiếu thốn về vật chất ở đây được đẩy đến mức khó tin. Nhưng qua câu thơ cuối lại làm cho mọi người thấy tình cảm của tác giả với bạn khăng khít hơn bao giờ hết.

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

- Tình cảm chân thành, thắm thiết, trân trọng, yêu quý bạn.

- Bạn đến chơi nhà đúng lúc hoàn cảnh éo le, trớ trêu. Những ở câu thơ kết, chủ và khách dường như không còn khoảng cách, chỉ còn ta với ta. Câu thơ như một tiếng cười xòa vui vẻ, hồn hậu, khẳng định tình bạn đậm đà, thân thiết, trọn vẹn, trong sáng, vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.

Câu 5 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 2 Tập 2): Nêu chủ đề của bài thơ và chỉ ra những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.

Trả lời:

Chủ đề

Qua tiếng cười tự trào hóm hỉnh, bài thơ khẳng định tình cảm trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả dành cho bạn.

Căn cứ xác định

Cách sử dụng thủ pháp trào phúng, nội dung câu thơ cuối, đặc biệt là cách sử dụng đại từ “ta”.

Câu 6 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

Trả lời:

- Cảm hứng về tình bạn chân thành, sâu sắc.

Câu 7 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của em về tình bạn chân chính.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những tình bạn, đó là sự gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tương đồng về sở thích, tính cách hay lí tưởng. Một tình bạn được coi là chân chính, trở nên đẹp đẽ và cao quý khi ta dành cho đối phương sự tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia; không quản ngại hi sinh, vất vả để giúp đỡ lẫn nhau. Giữa dòng đời với biết bao bon chen, xô đẩy, có được một tình bạn chân thành là điều vô cùng may mắn. Bởi đó là niềm vui, là chỗ dựa lớn lao đem đến cho ta sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Đồng thời, “học thầy không tày học bạn”, từ họ ta có thể nhìn ra thiếu sót của bản thân, từ đó mà phấn đấu, nỗ lực để hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được cho riêng mình những người tri âm tri kỉ như Lưu Bình – Dương Lễ, Bá Nha – Tử Kì hay Nguyễn Khuyến – Dương Khuê… Một chút tham lam ích kỉ hay ghen ghét đố kị cũng có thể khiến người gọi là “bạn” kia lợi dụng hay phản bội hòng trục lợi từ ta. Thêm nữa, là bạn tốt không đồng nghĩa với việc bao che, đồng tình với những hành động sai trái của đối phương mà phải mạnh dạn thẳng thắn giúp bạn nhận ra sai lầm và quay lại với con đường đúng đắn. Vì vậy, tất cả chúng ta cần đối xử với những người bạn của mình bằng tất cả sự chân thành và không ngừng giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Đề đền Sầm Nghi Đống

Hiểu rõ bản thân

Thực hành tiếng Việt trang 105

Tự trào I

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

1 565 20/03/2024