Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 70 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 70 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 606 lượt xem


Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Những chiến công của Hoàng đế Quang Trung:

+ Đánh tan quân Xiêm xâm lược (1785)

+ Lật đổ chính quyển chúa Trịnh, triều Lê sụp đổ.

+ Đại phá quân Thanh xâm lược (1789)

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Liên hệ: Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có gì khác so với cảnh lên ngôi của vua chúa ngày xưa mà em biết hoặc hình dung?

Trả lời:

- Cảnh kiêu binh lộn xộn, nhốn nháo, coi thường luật lệ, khác hẳn với cảnh lên ngôi trang nghiêm, trang trọng.

2. Suy luận: Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?

Trả lời:

- Hành động của đám kiêu binh ngang ngược, kiêu căng, ỷ thế có công phò chúa lộng hành, làm càn, hoành hành.

3. Theo dõi: Chú ý diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện, tuyến sự kiện qua các đoạn lược dẫn cả ở Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn.

Trả lời:

- Tuyến thứ nhất là chuỗi sự kiện diễn ra nơi phủ chúa - cung vua: kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy, truất ngôi Trịnh Cán, đưa Trịnh Tông lên ngôi).

- Tuyến thứ hai là chuỗi sự kiện về cuộc đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung.

- Mối quan hệ giữa các sự kiện trong Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn: nhân quả.

4. Suy luận: Câu nói này thể hiện nét tính cách gì của Vua Quang Trung?

Trả lời:

- Tích cách: tự tin, dự đoán như thần, lòng quyết tâm cao độ.

5. Theo dõi: Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?

Trả lời:

- Tuyến truyện chuyển từ sự kiện Vua Quang Trung đại phá quân Thanh sang sự kiện nói về sự thảm bại của quân xâm lược nhà Thanh.

6. Suy luận: Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?

Trả lời:

- Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống cũng là một tuyến truyện riêng, tác giả tập trung kể về sự trốn chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính:

Văn bản thuộc hồi hai và hồi thứ mười bốn của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” kể về việc kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy, truất ngôi Trịnh Cán, đưa Trịnh Tông lên ngôi; cuộc đại phá quân Thanh của Vua Quang Trung; sự thảm bại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 70 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

Trả lời:

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí trang 70 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Mối liên hệ: Hai tuyến truyện có tính chất độc lập nhưng liên quan mật thiết với nhau. Giữa các sự kiện trong từng tuyến truyện lại có mối nhân quả với nhau.

Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2):

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Trả lời:

Nét tính cách của vua Quang Trung

Phân tích một số chi tiết tiêu biểu

+ Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.

+ Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén (trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch và việc xét đoán, dùng người).

+ Ý chí quyết chiến và tầm nhìn xa trông rộng.

+ Tài dụng binh như thần.

+ Lẫm liệt trong chiến trận.

+ Làm lễ lên ngôi vua.

+ Đốc suất đại binh ra bắc.

+ Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu.

+ Tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó nhà Thanh sau chiến thắng.

Chỉ dụ tướng lĩnh, khao quân vào ngày 30 tháng Chạp, hẹn đến ngày mồng 7 thắng lợi.

+ Trực tiếp cầm quân ra trận.

Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại

Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật...).

Trả lời:

- Nghệ thuật kể chuyện:

+ Sử dụng ngôi kể thứ ba chân thực, khách quan.

+ Kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

+ Lối văn trần thuật kết hợp miêu tả chân thực, sinh động, đầy cảm xúc.

+ Chi tiết được chọn lọc tinh tế, gợi cảm.

+ Cảm xúc được bộc lộ qua những hình ảnh nghệ thuật do đó gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

Đối tượng

So sánh

Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh

Với vua tôi Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh

Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn

Thái độ

phê phán

phê phán, chế giễu

nể trọng, ngợi ca

Cách thể hiện

Tường thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghi lễ đăng quang của hoàng đế...

Tường thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh chạy trốn nhục nhã của chúng → thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi.

Tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,

- Cách thể hiện thái độ như trên phù hợp với truyện lịch sử vì: Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả.

Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Trả lời:

Về Vua Quang Trung

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh

Kiến thức được hiểu thêm

Người anh hùng dân tộc đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có: với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước...

Cuộc kháng chiến chính nghĩa, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung.

Câu 6 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

So sánh cốt truyện

Tác phẩm

Gió lạnh đầu mùa

Hoàng Lê nhất thống chí

Kiểu cốt truyện

Đơn tuyến

Đa tuyến

Khác nhau

- Thể loại: Truyện ngắn.

- Chỉ có một mạch sự kiện:

+ Một ngày đầu đông, Lan và Sơn ra chợ chơi với các bạn, hai chị em thấy Hiên chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, đứng co ro bên cột quán;

+ Sơn động lòng thương Hiên và chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông của người em đã mất đem cho Hiên;

+ Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến nhà Sơn trả lại;

+ Mẹ Sơn cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo cho con.

- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi.

- Nhiều mạch sự kiện:

+ Mạch 1: Chuỗi sự kiện diễn ra nơi phủ chúa, cung vua. Kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy, truất ngôi Trịnh Cán, đưa Trịnh Tông lên ngôi.

+ Mạch 2: Chuỗi sự kiện về cuộc xâm lược nước ta của nhà Thanh; vua Quang Trung đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Đại Nam quốc sử diễn ca

Thực hành tiếng Việt trang 87

Bến Nhà Rồng năm ấy…

Viết bài văn kể lại một chuyến đi

1 606 lượt xem