Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy… trang 91 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy… trang 91 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 797 20/03/2024


Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy…

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Văn bản kể lại sự kiện thời trẻ của Bác Hồ (anh Ba) chuẩn bị rời bến cảng nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Người làm phụ bếp trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin và sang Pháp.

Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy… trang 91 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Văn bản trên kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.

Trả lời:

Nội dung

Văn bản truyện

Tài liệu lịch sử

Không gian, thời gian (Bối cảnh)

Sự việc: anh Ba chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Không gian: bến cảng Nhà Rồng.

Thời gian: hè năm 1911.

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình cứu nước. Trong sổ lương của tàu tên anh là Văn Ba.

Mục đích chuyến đi

- Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái…

- Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do…

Trang 14, sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, NXB Sự thật in: “Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái. Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.

Trả lời:

Khi trò chuyện với anh Tư, anh Ba đã nói đến mục đích chuyến đi qua nhiều cụm từ, câu văn:

– Đuổi Tây ra khỏi nước mình; nỗi khổ của người dân mất nước...

– Giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do...

– Quyền lợi tối cao của một dân tộc là độc lập, tự chủ; quyền cơ bản nhất của con người ở trong xã hội là quyền tự do, bình đẳng giữa người với người; sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào, đằng sau những cái chữ “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn náu những gì...

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

- Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật anh ba: yêu nước, giàu bản lĩnh, ý chí, sống, hành động, phấn đấu vì mục đích, lí tưởng cao đẹp…

- Một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến là:

+ Sang Pháp và ... đi tới các nước văn minh khác. Sau khi xem xét họ làm ăn thế nào, chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành

độc lập, tự do ...

+ Đây - anh Ba giọng cương quyết, chìa hai tay ra giữa bóng đêm - tiền đây. Chúng ta sống bằng bàn tay, bằng cái đầu của chúng ta.

+ Nhận công việc phụ bếp mà không nề hà vất vả.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”?

Trả lời:

Khi trò chuyện với anh Tư Lê

Khi tiếp xúc với thuyền trưởng Lu-i Mai-sen

Anh Ba là người yêu nước, mong muốn giành lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho nhân dân bằng chính sức lực và trí lực của mình, không ngại khó khăn gian khổ, có trách nhiệm, dám nghĩ dám làm.

Anh Ba khiến người khác trọng nể với sự thông minh, có hiểu biết. Anh không nề hà, gian khổ dù phải làm công việc phụ bếp vất vả. Quyết tâm, kiên định thực hiện lí tưởng của bản thân, một lòng vì đất nước.

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen...; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin... có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?

Trả lời:

Tác dụng làm nổi bật bối cảnh câu chuyện sự việc, điều kiện làm việc trên tàu của nhân vật, đồng thời tăng cường tính xác thực của câu chuyện sự việc.

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Vua Quang Trung (Hoàng Lê nhất thống chí), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy...).

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

* Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Vua Quang Trung:

(1) Vua Quang Trung còn có tên là Nguyễn Huệ, chính là người anh hùng áo vải cờ đào nổi tiếng của dân tộc ta. (2) Ông đã tự ghi tên mình vào những trang sử hào hùng, chói lọi nhất của dân tộc bằng những chiến công vang dội. (3) Tuy xuất thân là một người dân áo vải bình thường, nhưng trí tuệ và bản lĩnh của ông thì không hề tầm thường chút nào. (4) Trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí, trí tuệ vượt bậc của Quang Trung được thể hiện rõ nét trong lời phủ dụ những quân lính ở Nghệ An, và trong cả cách xử lý những chiến sĩ sai phạm. (5) Từng lời nói của ông, đều khơi dậy lòng căm thù giặc và khát vọng chiến đấu bảo vệ non sông trong mỗi người lính, nhờ vậy khiến sĩ khí tăng cao ngùn ngụt. (6) Đặc biệt, khả năng điều khiển quân đội của Quang Trung cũng vô cùng thông minh và đậm tính linh hoạt. (7) Khi ông biết lựa thời thế và đặc điểm địa hình của từng khu vực để đưa ra kế sách phù hợp nhất. (8) Điều mà con cháu đời sau nhắc đến nhiều nhất, có lẽ chính là cách mà Quang Trung áp dụng để cho đại quân của mình hành quân thần tốc ra thành Thăng Long, vừa đánh đuổi quân Thanh vừa thống nhất đất nước. (9) Cùng với đó, chúng ta cũng phải thán phục trước sự dũng cảm, thiện chiến của ông, khi luôn là vị tướng lĩnh dẫn đầu quân đội, trực tiếp ra trận giết giặc. (10) Có thể nói rằng, hình tượng nhà vua Quang Trung trong Quang Trung đại phá quân Thanh thực sự là một trong những tượng đài anh hùng dân tộc vĩ đại bậc nhất của nước ta.

* Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Hoài Văn Hầu:

(1) Nhân vật Hoài Văn trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng là một nhân vật anh hùng tuổi thiếu niên khiến em vô cùng ấn tượng. (2) Là một thiếu niên tuổi trẻ, nên những hành động của cậu đôi khi bộc trực và thẳng thắn vô cùng. (3) Nhiệt huyết của tuổi trẻ khiến cậu dám nghĩ, dám làm tất cả mọi điều. (4) Chính vì vậy, sau khi bị nhà vua đẩy ra khỏi thuyền rồng, không cho cùng bàn việc chống giặc, thì cậu đã trở về nhà tự mình thành lập quân đội riêng. (5) Đó là một đội quân gồm hơn 600 chàng thanh niên trẻ tràn ngập khát vọng chiến đấu chống quân giặc, bảo vệ tổ quốc. (6) Họ cùng với một vị tướng già, mang theo lá cờ thêu sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân”. (7) Tuy nhiên, sẽ thật sai lầm khi cho rằng Hoài Văn chỉ là một kẻ hữu dũng vô mưu, chỉ biết hành động theo cảm xúc. (8) Trái lại, cậu hết sức thông minh và bản lĩnh. (9) Điều đó thể hiện rõ qua chiến thắng kẻ địch trong trận chiến gần núi Ma Lục. (10) Cùng với đó, cậu còn thành công giải cứu Chiêu Thành Vương đang bị giặc mai phục. (11) Tất cả đã khắc họa nên một người anh hùng thiếu niên vừa thông minh, tài trí lại dũng cảm, thiện chiến và khắc cốt ghi tâm tình yêu đất nước.

* Đoạn văn cảm nhận về nhân vật anh Ba:

(1) Nhân vật anh Ba trong tác phẩm Bến Nhà Rồng năm ấy chính là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. (2) Năm đó, Bác đã dùng tên giả là “Văn Ba” để hoạt động và tìm đường ra đi cứu nước. (3) Qua cuộc hội thoại với anh Tư Lê, chúng ta cảm nhận được quyết tâm đi sang nước bạn để tìm cách giải cứu nước ta của Bác. (4) Trong tâm trí của anh Ba, chỉ tồn tại việc phải làm thế nào để dân ta không phải cực khổ, để nước ta có thể độc lập, chứ hoàn toàn không nghĩ gì về sự vất vả, khó khăn của chính mình. (5) Khi được hỏi về việc phải làm sao để có tiền sinh sống, anh Ba đã rất tự tin để đưa ra hai bàn tay của mình. (6) Đó là sự ý thức về sự lao động và quyết tâm làm bất cứ công việc gì để có thể tìm được con đường cứu nước. (7) Giác ngộ ấy đã góp phần thể hiện sự vĩ đại, tiến bộ trong tư tưởng và sự hi sinh cao cả của anh. (8) Cuối cùng, anh Ba đã được nhận làm phụ bếp trên con tàu đi từ nước ta sang Pháp. (9) Anh sẽ phải làm việc vất vả, nhưng lúc ấy, trong anh chỉ toàn là niềm vui sướng và hi vọng về tương lai phía trước mà thôi. (10) Cách gọi bếp trên tàu là Táo Quân, đã thể hiện tinh thần lạc quan và ý chí kiên định, không hề bị Tây Hóa của anh Ba. (11) Chắc chắn, anh sẽ vượt qua tất cả để tìm được con đường cứu nước, và trở về quê hương với trái tim chân chất thuở ban đầu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Hoàng Lê nhất thống chí

Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Đại Nam quốc sử diễn ca

Thực hành tiếng Việt trang 87

Viết bài văn kể lại một chuyến đi

1 797 20/03/2024