Soạn bài Phần II. Tiếng Việt trang 115 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Phần II. Tiếng Việt trang 115 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 234 20/03/2024


Soạn bài Phần II. Tiếng Việt (trang 115)

Câu 1 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Cho đoạn trích sau:

Chồng đành rút xuống lần nữa:

– Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn đài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!

Lúc này vợ mới bò lăn ra cười

– Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông

bốn góc à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Con rắn vuông)

a. Theo em, câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em nhận xét như vậy?

b. Cho biết sắc thái nghĩa của các từ “ừ”, “nhé” trong đoạn trích. Trong giao tiếp, em có thể sử dụng các từ này với những đối tượng nào, trong những tình huống nào?

Trả lời:

a. Câu “Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?” là câu hỏi tu từ vì câu hỏi này không nhằm tìm kiếm câu trả lời mà được người vợ dùng để mỉa mai, châm biếm sự khoác lác của người chồng.

b. Sắc thái các từ “ừ”, “nhé”: sắc thái nghĩa thân mật.

Trong giao tiếp, có thể sử dụng các từ này với đối tượng người nghe ở vị trí ngang hàng hoặc thấp hơn người nói, trong những tình huống giao tiếp thân mật, gần gũi.

Câu 2 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

(Tố Hữu, Nhớ đồng)

Trả lời:

- Trong đoạn thơ này, mỗi câu thơ là một câu hỏi với cấu trúc đâu + X. Tuy nhiên, trong cấu trúc ngữ pháp thông thường, từ dùng để hỏi “đâu” thường đứng ở cuối câu (X đâu?/ X ở đâu?/ X đâu rồi?).

- Tác dụng:

+ Việc đảo vị trí từ “đâu” lên đầu câu làm cho sự diễn đạt giàu cảm xúc, giàu âm hưởng.

+ Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ kết hợp với biện pháp điệp từ và câu hỏi tu từ đã tạo nên giọng điệu da diết, sâu lắng, mãnh liệt cho cả đoạn thơ.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Đọc câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ định trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều, Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

a. Câu trên thuộc kiểu câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

b. Xác định thành phần biệt lập có trong câu trên.

Trả lời:

a. Câu trong đề bài thuộc câu kể.

- Dấu hiệu nhận biết: kết thúc bằng dấu chấm, nội dung của câu là thông báo một sự việc.

b. Thành phần biệt lập: Thành phần tình thái “có lẽ là” biểu thị ý khẳng định một cách dè dặt về điều người nói nghĩ rằng như thế.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

Ôn tập trang 113

Phần I. Đọc (trang 114)

Phần III. Viết (trang 116)

Phần IV. Nói và nghe (trang 117)

1 234 20/03/2024