Lý thuyết Định lí Viète - Toán 9 Cánh diều

Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Bài 3: Định lí Viète hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 9.

1 144 14/10/2024


Lý thuyết Toán 9 Bài 3: Định lí Viète

1. Định lí Viète

Định lí Viète chỉ ra mối liên hệ giữa tổng và tích của hai nghiệm với các hệ số của phương trình bậc hai một ẩn:

Nếu x1, x2 là hai nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) thì

x1+x2=ba;x1x2=ca.

Ví dụ 1. Cho phương trình 4x2 + 5x – 9 = 0.

a) Chứng minh phương trình trên có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

b) Tính tổng và tích các nghiệm của phương trình trên.

c) Tính M=x12+x223x1x2.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình đã cho có các hệ số a = 4; b = 5; c = –9.

Ta có: ∆ = b2 – 4ac = 52 – 4.4.(–9) = 169 > 0.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

b) Theo định lí Viète, ta có:

x1+x2=ba=54;x1x2=ca=94.

Định lí Viète (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều

Vậy M=20516.

Ví dụ 2. Cho phương trình –3x2 + 10x – 7 = 0.

a) Xác định các hệ số a, b, c của phương trình trên. Từ đó tính a + b + c.

b) Chứng tỏ x1 = 1 là một nghiệm của phương trình.

c) Dùng định lí Viète để tìm nghiệm x2 còn lại của phương trình.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình –3x2 + 10x – 7 = 0 có các hệ số a = –3; b = 10; c = –7.

Suy ra a + b + c = –3 + 10 + (–7) = 0.

b) Ta có: –3.12 + 10.1 – 7 = 0.

Vậy x1 = 1 là một nghiệm của phương trình.

c) Theo định lí Viète, ta có: x1x2=ca=73=73.

Với x1 = 1, ta có: 1x2=73. Suy ra x2=73.

Vậy nghiệm còn lại của phương trình là x2=73.

Ví dụ 3. Cho phương trình 6x2 + 31x + 25 = 0.

a) Xác định các hệ số a, b, c của phương trình trên. Từ đó tính a – b + c.

b) Chứng tỏ x1 = –1 là một nghiệm của phương trình.

c) Dùng định lí Viète để tìm nghiệm x2 còn lại của phương trình.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình 6x2 + 31x + 25 = 0 có các hệ số a = 6; b = 31; c = 25.

Suy ra a – b + c = 6 – 31 + 25 = 0.

b) Ta có: 6.(–1)2 + 31.(–1) + 25 = 0.

Vậy x1 = –1 là một nghiệm của phương trình.

c) Theo định lí Viète, ta có: x1x2=ca=256.

Với x1 = –1, ta có: 1x2=256.Suy ra x2=256.

Vậy nghiệm còn lại của phương trình là x2=256.

Nhận xét:

⦁ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1 và nghiệm còn lại là x2=ca.

⦁ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a – b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = –1 và nghiệm còn lại là x2=ca.

Ví dụ 4. Không tính ∆, giải các phương trình sau:

a) 25x22x+85=0;

b) 23x2+1+3x+13=0.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình đã cho có các hệ số a=25;b=2;c=85.

Ta thấy: a+b+c=25+2+85=0.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x1 = 1 và x2=85:25=8552=4.

b) Phương trình đã cho có các hệ số a=23;b=1+3;c=13.

Ta thấy: ab+c=231+3+13=0.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x1 = –1 và x2=1323=313233=336.

2. Tìm hai số khi biết tổng và tích

Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình

x2– Sx + P = 0.

Chú ý: Điều kiện để có hai số đó là S2 – 4P ≥ 0.

Ví dụ 5. Tìm hai số (nếu có) trong mỗi trường hợp sau:

a) Tổng của chúng bằng 10 và tích của chúng bằng 9;

b) Tổng của chúng bằng –3 và tích của chúng bằng 14.

Hướng dẫn giải

a) Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình x2 – 10x + 9 = 0(1)

Phương trình (1) có các hệ số a = 1; b = –10; c = 9.

Vì b = –10 nên b’ = –5.

Ta có: ∆’ = b’2 – ac = (–5)2 – 1.9 = 16 > 0 và Δ'=16=4.

Do đó, phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt là:

x1=5+41=9;x2=541=1.

Vậy hai số cần tìm là 9 và 1.

b) Theo đề, ta có S = –3 và P = 14.

Ta thấy: S2 – 4P = (–3)2 – 4.14 = –47 < 0.

Vậy không tồn tại hai số thỏa mãn điều kiện đã cho.

Bài tập Định lí Viète

Bài 1. Phương trình x2 + bx + c = 0 thỏa mãn b + c = –1 thì có hai nghiệm là

A. x1 = 1 và x2 = c;

B. x1 = –1 và x2 = –c;

C. x1 = 2 và x2 = b;

D. x1 = x2 = b.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Xét phương trình x2 + bx + c = 0 có hệ số a = 1.

Ta thấy a + b + c = 1 + b + c = 1 + (–1) = 0.

Suy ra phương trình đã cho có hai nghiệm là x1 = 1 và x2=ca=c1=c.

Vậy ta chọn phương án A.

Bài 2. Gọi S và P lần lượt là tổng và tích của hai nghiệm của phương trình x2 – 3x + 2 = 0. Khi đó giá trị của S và P là

A. S = –3 và P = 2;

B. S = 2 và P = 3;

C. S = 3 và P = –2;

D. S = 3 và P = 2.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Phương trình đã cho có các hệ số a = 1; b = –3; c = 2.

Theo định lí Viète, ta có:

S=x1+x2=ba=31=3 P=x1x2=ca=21=2.

Vậy S = 3 và P = 2.

Do đó ta chọn phương án D.

Bài 3. Điều kiện tồn tại hai số có tổng bằng S và tích bằng P là

A. S2 – 4P ≥ 0;

B. S2 ≥ P;

C. S2 + 4P ≥ 0;

D. P2 + 4S ≥ 0.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Điều kiện để có hai số có tổng bằng S và tích bằng P là S2 – 4P ≥ 0.

Vậy ta chọn phương án A.

Bài 4. Không tính ∆, giải các phương trình sau:

a) –x2 + 7x – 6 = 0;

b) 5x2 + 8x + 3 = 0;

c) 11x2 + 18x – 45 = 0, biết phương trình có một nghiệm x1 = –3.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình –x2 + 7x – 6 = 0 có các hệ số a = –1; b = 7; c = –6.

Suy ra a + b + c = –1 + 7 + (–6) = 0.

Do đó phương trình –x2 + 7x – 6 = 0 có nghiệm x1 = 1 và x2=ca=61=6.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x1 = 1 và x2 = 6.

b) Phương trình 5x2 + 8x + 3 = 0 có các hệ số a = 5; b = 8; c = 3.

Suy ra a – b + c = 5 – 8 + 3 = 0.

Do đó phương trình 5x2 + 8x + 3 = 0 có nghiệm x1 = –1 và x2=ca=35.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x1 = –1 và x2=35.

c) Phương trình 11x2 + 18x – 45 = 0 có các hệ số a = 11; b = 18; c = –45.

Theo định lí Viète, ta có x1x2=ca=4511.

Với x1 = –3, ta có: 3x2=4511. Suy ra x2=1511.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x1 = –3 và x2=1511.

Bài 5. Cho phương trình x2 – 19x – 5 = 0. Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của các biểu thức:

a) A = (x1 – x2)2;

b) B=2x1+5+2x2+5;

c) C=x1+2x2x2+2x1x12x22.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình x2 – 19x – 5 = 0 có các hệ số a = 1; b = –19; c = –5.

Ta có: ∆ = b2 – 4ac = (–19)2 – 4.1.(–5) = 381 > 0.

Do đó phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt x1, x2.

Theo định lí Viète, ta có: x1+x2=191=19;x1x2=51=5.

Ta có A=x1x22=x12+x222x1x2=x1+x224x1x2=19245=381.

Vậy A = 381.

b) Ta có B=2x1+5+2x2+5=2x2+5+2x1+5x1+5x2+5

=2x1+x2+10x1x2+5x1+x2+25=219+105+519+25=58115.

Vậy B=58115.

Định lí Viète (Lý thuyết Toán lớp 9) | Cánh diều

Vậy C = 692.

Bài 6. Một bể bơi hình chữ nhật có diện tích 90 m2 và chu vi 42 m. Tính chiều dài, chiều rộng của bể bơi đó.

Hướng dẫn giải

Nửa chu vi của bể bơi là: 42 : 2 = 21 (m). Do đó tổng của chiều dài và chiều rộng bể bơi bằng 21 mét.

Lại có diện tích của bể bơi là 90 m2, tức là tích của chiều dài và chiều rộng bể bơi bằng 90 m2.

Chiều dài và chiều rộng của bể bơi có tổng bằng 21 và tích bằng 90 nên hai độ dài này là hai nghiệm của phương trình: x2 – 21x + 90 = 0. (1)

Phương trình (1) có các hệ số a = 1; b = –21; c = 90.

Ta có: ∆ = b2 – 4ac = (–21)2 – 4.1.90 = 81 > 0 và Δ=81=9.

Do đó, phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt là:

x1=21+921=21+92=15;

x2=21921=2192=6.

Vậy chiều dài, chiều rộng của bể bơi đó lần lượt là 15 m và 6 m (do chiều rộng nhỏ hơn chiều dài).

1 144 14/10/2024