TOP 12 mẫu Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (SIÊU HAY)

Ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc gồm 12 đoạn văn mẫu hay nhất được tuyển chọn từ các đoạn văn hay của học sinh lớp 7 trên cả nước. Mời các bạn đón xem:

1 10,382 02/02/2023
Tải về


Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước

Đề bài: Tưởng tượng em là nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6-8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 1)

Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết. Có thể nói đặc điểm hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Bài thơ thể hiện cách nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước trên nhiều góc độ khác nhau: văn hóa, lịch sử, địa lí...Từ đó, làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa tới những phát hiện sâu và mới mẻ về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được đất nước là linh hồn, là kết tụ trí tuệ, tinh thần, phẩm cách, công sức và truyền thống của cả dân tộc. Và từ đó, ta cũng thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chất trí tuệ hoà quyện trong chất suy tư sâu lắng.

TOP 10 mẫu Ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc hay nhất (ảnh 1)

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 2)

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi nói về cuộc đời lưu lạc của một cậu bé tên An và con đường đến với Cách mạng của cậu. Tôi đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với đoạn "Chợ Năm Căn...xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Nếu nói nơi nào phản ánh được chất lượng cuộc sống của người dân thì nơi ấy có lẽ là chợ, chợ Năm Căn được miêu tả là "nằm sát bên bờ sông , ồn ào, tấp nập". Chợ thật mộc mạc, đơn sơ với hình ảnh những "túp lều lá kiểu thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những căn nhà gạch văn minh hai tầng", một hình ảnh lai hóa giữa cái văn minh và xưa cũ, đó là biểu hiện của sự phát triển, Năm Căn đang dần trở nên trù phú, giàu có hơn. Nơi đây mang những đặc điểm riêng biệt mà chẳng vùng miền nào của đất nước có được, "những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông" hay "những lò than củi" nơi sản xuất ra thứ than được mệnh danh là "nổi tiếng" nhất miền Nam. Cuộc sống về đêm lại càng trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp hơn cả…Với ngòi bút sáng tạo, óc quan sát tỉ mỉ, Đoàn Giỏi đã mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về khung cảnh vùng sông nước Cà Mau, đặc biệt là vùng chợ Năm Căn.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 3)

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình. Phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy? Hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 4)

Bài thơ Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ về chủ đề quê hương, đất nước. Có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện một cách tài tình trong văn bản qua hình thức thơ lục bát - một hình thức thơ đậm chất Việt Nam. Hầu hết, người đọc sẽ nhớ đến bốn câu đầu trong văn bản của Nguyễn Đình Thi: "Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều". Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, một tiếng gọi đầy rung cảm trước vẻ đẹp quê hương. Như vậy, tác giả đã vừa tả cảnh, vừa ngụ tình, phải thế nào đê một nhà thơ thảng thốt lên như vậy, hẳn quê hương Việt Nam phải đẹp lắm! Cũng tương tự như cảnh, con người Việt Nam kiên trung, bất khuất nhưng cũng rất hiền lành, nghĩa tình và thơ mông: "Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên/ Đạp quân thù xuống bùn đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa", "Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung", "Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ". Thể thơ lục bát tưởng như quen thuộc, ít sự sáng tạo, nhưng đã thành công trong việc chuyển tải tâm ý của tác giả. Bài thơ xứng đáng để lại dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 5)

Ta có thể bắt gặp trong thơ Tế Hanh hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 6)

Mỗi tác phẩm được viết nên đều là một bông hoa tỏa ngát hương theo cách riêng biệt đối với bạn đọc. Những kỉ niệm tuổi thơ đầy ắp sự hạnh phúc được nhân vật “tôi” nhớ lại vào một buổi chiều nghe thấy tiếng dế kêu đã tạo nên nét trong sáng riêng cho văn bản “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh. Văn bản khắc họa được sự trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ. Việc sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn. Từ câu chuyện trên mỗi chúng ta đều rút ra một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, đó là sự biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung nhau.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 7)

Sau khi đọc hai tác phẩm “ Gặp lá cơm nếp” và “ Đồng dao mùa xuân” đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về tình yêu người lính, tình yêu gia đình hòa quyện với tình yêu lớn đó là tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ hiện nay. 

Trước hết, hình ảnh người lính trong “ Đồng dao mùa xuân” và “ Gặp lá cơm nếp” người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Thứ hai, tình yêu gia đình được thể hiện qua hai tác phẩm đó là tình cảm thiêng liêng, là cơ sở hình thành cho tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của người lính, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng người lính và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Con người ấy vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho họ vững tay súng trên vai.

Qua hình ảnh người lính cùng với tình yêu gia đình song hành với tình yêu quê hương đất nước khiến chúng ta phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Đồng thời phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.

Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 8)

Bài thơ Gặp lá cơm nếp là một tác phẩm thơ đã hòa quyện được giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương. Nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tinh thần ấy một cách tinh tế và hài hòa đến bất ngờ.

Hai tình cảm ấy cùng tồn tại và thúc đẩy lẫn nhau trong hình ảnh người lính trong bài thơ. Chàng lính ấy rời xa quê hương của mình để đến rừng Trường Sơn tham gia chiến đấu. Trên đường đi, anh bắt gặp một chiếc lá cơm nếp quen thuộc. Chiếc lá ấy hóa thành chìa khóa mở cánh cửa kí ức tuyệt vời ở quê nhà. Đó là những kỉ niệm khi anh còn ở nhà với mẹ. Mẹ anh hiện lên với dáng vẻ tảo tần, chịu khó vì con cái. Anh nhớ lắm mùi hương của nắm cơm nếp do mẹ chuẩn bị. Nắm cơm ấy cùng anh đi qua bao tháng ngày tuổi thơ gian khó. Anh yêu mẹ, yêu nắm cơm nếp ấy, yêu quê hương, yêu đất nước. Chính vì vậy, anh cầm súng rời xa mẹ để tiến ra chiến trường. Chính mẹ là hậu phương vững chắc, tiếp cho anh sức mạnh để có thể chiến đấu đến cùng.

Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của anh, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng anh và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Anh vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho anh vững tay súng trên vai.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 9)

“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ nổi tiếng nhất viết về chủ đề đất nước. Bài thơ là cảm nhận của nhà thơ trẻ về đất nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, đã lồng khép khéo léo văn hóa, phong tục vào trong lịch sử của đất nước. Và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Cảm hứng chủ đạo về đất nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện đất nước trên bình diện về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo “Đất nước” là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…, cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.  Tư tưởng đất nước của nhân dân, của ca dao huyền thoại là quan điểm mới lạ, khẳng định vai trò của nhân dân trong lịch sử phát triển của đất nước.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 10)

Nhân vật xuyên suốt của “Đất nước đứng lên” là Núp – nguyên mẫu từ người anh hùng đời thực Đinh Núp (1914 – 1999), người dân tộc Ba Na. Tài năng lãnh đạo, thuyết phục buôn làng đứng lên chống giặc, những chiến công mà Núp đã từng bước gặt hái được… đều là sự thật được nhà văn Nguyên Ngọc lược kể lại từ cuộc đời người anh hùng.

Phải nói rằng “Đất nước đứng lên” có một chất riêng rất khó lẫn lộn. Vẫn là hình ảnh vừa tài giỏi, hiên ngang, vừa gần gũi của những người lính thời kháng chiến; vẫn là sức mạnh đoàn kết dân tộc; là những hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ… nhưng được thể hiện ở một góc nhìn rất mới. Qua mỗi bước ngoặt trong tư tưởng của buôn làng, cái tên truyện “Đất nước đứng lên” mới càng tỏ rõ tính nghệ thuật, tính hình ảnh, sự đẹp đẽ giấu mình ở một vỏ bọc có vẻ bình thường.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 11)

"Người mẹ cầm súng" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi, do nhà xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2013. Với 91 trang sách nhà văn đã giúp chúng ta thấy được một hình tượng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước: chị Nguyễn Thị Út hay còn gọi là Út Tịch. Nội dung truyện đã thâu tóm về một cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út – anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ một cô bé con nhà nghèo phải đi ở đợ, chị đã được cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sỹ du kích dày dạn kinh nghiệm. Người mẹ chín lần sinh nở đã cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công thành tích. Điều đặc biệt là cứ mỗi lần sinh được ít ngày, chị Út lại cầm súng ra trận, chiến đấu hết mình và mang về những chiến công lừng lẫy. Nhưng sinh đứa con thứ 9 vừa được 14 ngày, chị hy sinh!.

Nhân vật chị Út quả là một nhân vật điển hình. Trong đời làm mẹ và đánh giặc của chị, các mối quan hệ được nhà văn miêu tả hết sức sinh động với nhiều tình huống khác nhau, mâu thuẫn khác nhau. Mối quan hệ giữa chị và các con, với chồng, với đồng bào xã Tam Ngãi, với quân thù. Hình tượng đất nước được khắc họa qua nhân vật Út tịch, mang đầy đủ những đau thương mất mát, nhưng vẫn giữ cho mình tư thế hiên ngang.

Viết về đất nước không bao giờ là đủ, tình yêu dành cho quê hương đất nước luôn luôn rộng lớn và dù có viết về nó cả đời cũng không thể hết. Mỗi nhà văn lại có cho mình một hướng đi riêng, nhưng đến cuối cùng vẫn quay về với sự thiêng liêng của đất nước.

Nêu ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước (mẫu 12)

Tạ Hữu Yên lại miêu tả đất nước như một người mẹ, tảo tần, chịu thương chịu khó với những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Bài thơ "Đất nước tôi" chủ yếu khắc họa hình tượng đất nước qua hình ảnh con người, lam lũ, vất vả nhưng bất khuất, sẵn sàng chiến đấu với tất cả những kẻ thù. Đất nước hiện lên với nỗi đau mất mát, chịu nhiều đau thương, hình ảnh đất nước vẫn hiện lên đầy đủ, cụ thể mà cô đọng. Qua nỗi đau của mẹ, qua ân tình của mẹ, Việt Nam là đất nước của những người con lam lũ mà anh hùng…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào

Hãy viết đoạn văn trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng

Từ những gợi ý của nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn về chủ đề: Đại dương vẫy gọi

Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về những con người dám nhận trách nhiệm

1 10,382 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: