Cho tam giác IKH và tam giác I’K’H’ có góc IKH=90 độ, góc KHI =60 độ

Lời giải Bài 35 trang 72 SBT Toán 8 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8.

1 332 14/11/2023


Giải SBT Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác

Bài 35 trang 72 SBT Toán 8 Tập 2: Cho tam giác IKH và tam giác I’K’H’ có IKH^=90°, KHI^=60°, I'K'H'^=90°, K'I'H'^=30°. Chứng minh: ∆I’K’H’ ᔕ ∆IKH.

Lời giải:

Cho tam giác IKH và tam giác I’K’H’ có góc IKH = 90 độ, góc KHI = 60 độ

Gọi H’’ là điểm đối xứng với H qua K. Khi đó KH = KH’’.

Xét ∆IKH và ∆IKH’’ có:

IKH^=IKH''^=90°; IK là cạnh chung; KH = KH’’.

Do đó ∆IKH = ∆IKH’’ (hai cạnh góc vuông)

Suy ra IH = IH’’ (hai cạnh tương ứng)

Nên tam giác IHH’’ cân tại I.

Lại có IHH''^=IHK^=60° nên tam giác IHH’’ đều.

Suy ra IH = HH’’

Mà HH’’ = 2HK nên IH = 2HK.

Đặt HK = a (a > 0). Khi đó IH = 2a.

Xét ∆IKH có IKH^=90° nên ∆IKH vuông tại K, theo định lí Pythagore ta có:

IH2 = IK2 + KH2

Suy ra IK2 = IH2 – KH2 = (2a)2 – a2 = 3a2

Do đó IK=a3.

Tương tự, tam giác I’K’H’ có độ dài các cạnh là H’K’ = b (b > 0), I’H’ = 2b và I'K'=b3.

Suy ra I'K'IK=I'H'IH=H'K'HK=ba.

Do đó ∆I’K’H’ ᔕ ∆IKH (c.c.c).

1 332 14/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: