Vay vốn Ngân hàng là gì? Hồ sơ và thủ tục vay vốn Ngân hàng như thế nào? Cập nhật bảng lãi suất Ngân hàng mới nhất 2023

Hình thức vay vốn ở ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến khi nhu cầu thanh toán các hóa đơn và giải quyết các vấn đề tài chính như đầu tư, kinh doanh, mua sắm của người dân tăng cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về hình thức vay vốn này. Trong bài viết dưới đây, Vietjack.me sẽ giải đáp những thắc mắc về Vay vốn là gì? Những điều kiện và thủ tục vay vốn như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ gì trước khi vay và nên vay ở Ngân hàng nào.

1 229 lượt xem


Vay vốn Ngân hàng là gì? Hồ sơ và thủ tục vay vốn Ngân hàng như thế nào? Cập nhật bảng lãi suất Ngân hàng mới nhất 2023

I. Vay vốn là gì?

1. Khái niệm về vay vốn

Vay vốn là số tiền mà một cá nhân hay một doanh nghiệp đi vay mượn từ các nguồn khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại theo thời hạn cũng như yêu cầu mà bên cho vay đưa ra.

2. Vay vốn để làm gì?

Bạn muốn có một phương tiện đi lại tốt hơn nhưng lại không có đủ một khoản tiền lớn, số tiền hàng tháng phải chi trả cho các chi phí sinh hoạt như điện, nước, ăn uống, con cái…khoản còn lại để tích góp không bao nhiêu.

Bạn muốn có một căn nhà của mình, thay vì phải đi ở trọ trong thời gian quá lâu, nhưng giá trị căn nhà lại quá lớn.

Bạn muốn tích góp hàng tháng đến khi đủ số tiền để mua một chiếc xe hoặc một căn nhà, vậy thì phải tích góp trong bao lâu?

+ Xe máy có giá từ 20.000.000 trở lên đến cả 100tr, mỗi tháng bạn tích góp ít nhất 2.000.000, vậy trong bao lâu để mua 1 chiếc xe máy?

+ Xe ô tô có giá giao động từ 400.000.000 trở lên, mỗi tháng bạn có thể tích góp được 10.000.000, vậy trong vòng bao lâu bạn sẽ mua được?

+Một căn hộ có giá từ 800.000.000 trở lên, mỗi tháng bạn có thể tích góp được từ 15 đến 20.000.000, vậy thì bạn phải để đến bao lâu?

Hãy thử nghĩ, nếu trong khoản thời gian tích góp có vấn đề xảy và cần phải dùng đến tiền từ khoản đó, thì thời hạn để mua được một thứ cần thiết lại kéo dài lâu hơn.

Tất cả các Ngân hàng Việt Nam đều được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho nên bạn có thể an tâm sử dụng những sản phẩm dịch vụ của các nhà băng trên Việt Nam.

Thế nên, vay tiền sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính. Thay vì bạn cần thời gian để tích góp đủ, thì giờ đây bạn chỉ cần thời gian để thanh toán đủ cho Ngân hàng là được.

3. Vay vốn ở đâu?

Chắc hẳn ai cũng biết môi trường sống phát triển, thì kéo theo đó là nhu cầu đảm bảo cuộc sống phát triển theo. Không đủ tài chính để đáp ứng nhu cầu cho bản thân và gia đình nên hình thức vay vốn ra đời, nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống cũng như là động lực thúc đẩy bản thân phát triển.

Bắt kịp xu hướng nên nhiều hình thức vay vốn ra đời, với nhiều nguồn cho vay khác nhau như vay nóng, vay lãi suất cao, vay chợ đen… Trong đó vay vốn Ngân hàng là nguồn vốn tốt và đảm bảo an toàn nhất.

4. Vay vốn Ngân hàng là gì?

Vay vốn Ngân hàng là thuật ngữ chung dùng để chỉ các khoản cho vay của ngân hàng, là số tiền mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp vay mượn từ Ngân hàng.

Khoản cho vay là tổng số tiền mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp vay mượn.

II. Các loại hình vay vốn Ngân hàng hiện nay

Hiện nay, ngân hàng trong và ngoài nước nhiều hình thức cho vay vốn như: vay tín chấp, vay thấu chi, vay trả góp… Tùy theo mục đích sử dụng của cá nhân mà bản thân sẽ chọn hình thức vay nào phù hợp.

1. Vay tín chấp

Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí… Lãi suất khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng.

2. Vay thấu chi

Đây là hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của cá nhân. Hạn mức được cấp chỉ gấp 5 lần lương. Hồ sơ yêu cầu có chứng thực về khoản thu nhập cố định mỗi tháng.

3. Vay trả góp

Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.

4. Vay thế chấp

Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng, theo hình thức vay này phải có tài sản đảm bảo mới được vay. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Lưu ý quan trọng khi vay thế chấp là các khoản phí đi kèm như phí trả chậm hay phí trả trước hạn…

III. Điều kiện vay vốn Ngân hàng

1. Điều kiện về đối tượng vay vốn

CMND/CCCD là điều kiện đầu tiên bạn phải có để vay vốn ngân hàng

1.1. Các đối tượng được vay vốn ngân hàng:

- Công dân có CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

- Những công dân có Quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài ở Việt Nam thì đều được các bạn nhé.

- Những công dân đủ 18 tuổi trở lên.

- Bạn phải có mục đích vay vốn ngân hàng nhằm thực hiện việc hợp pháp.

1.2. Đối tượng không được ngân hàng hỗ trợ vay vốn:

Khách hàng có khoản nợ xấu có thể bị từ chối vay vốn ngân hàng

- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng.

- Những người có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho những việc đầu tư hoặc các ngành nghề mà pháp luật không cho phép.

- Những khách hàng đã có những khoản nợ xấu hoặc có điểm thẻ tín dụng thấp có thể sẽ bị từ chối cho vay vốn.

2. Điều kiện về tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo có thể là quyền sở hữu nhà đất

Bạn cần phải có những tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ nhân sự khi vay vốn ở ngân hàng. Những tài sản đảm bảo có thể là vật, giấy tờ có giá trị hay quyền tài sản. Bạn có thể hiểu đơn giản tài sản đảm bảo có thể là kim cương, đá quý, quyền sở hữu nhà đất hay trái phiếu, cổ phiếu,..

3. Điều kiện về thu nhập

Bạn cần chứng minh có nguồn thu nhập ổn định khi vay vốn ngân hàng

Với những khách hàng muốn vay vốn ngân hàng thì cần chứng minh mình có thu nhập ổn. Chứng minh thông qua hợp đồng lao động (còn hiệu lực) kèm với sao kê lương bản gốc trong 3 - 6 tháng gần nhất.

Khi bạn có đủ những điều kiện trên, ngân hàng sẽ xem xét mức thu nhập của bạn với số tiền bạn dự tính vay rằng bạn có đủ điều kiện chi trả hay không. Tuy nhiên các ngân hàng khác nhau sẽ bổ sung thêm những yêu cầu khác tùy vào chính sách của ngân hàng.

Ngoài ra, đối với mỗi hình thức vay vốn sẽ có một số điều kiện khác nhau như sau:

Điều kiện vay vốn tín chấp ngân hàng

- Có minh chứng thể hiện thu nhập ổn định từ 3 triệu đồng/tháng, đảm bảo được khả năng trả nợ (tuỳ vào quy định của ngân hàng cho vay).

- Không có nợ xấu tại các ngân hàng, tổ chức tài chính khác khi chuẩn bị hồ sơ vay tiền.

Điều kiện vay vốn thế chấp ngân hàng

- Có minh chứng thể hiện thu nhập ổn định theo quy định của ngân hàng (thu nhập đảm bảo từ lương, tài sản cho thuê, kinh doanh/đầu tư,...)

- Có tài sản đảm bảo hợp pháp như bất động sản, hợp đồng bảo hiểm, sổ tiết kiệm, ô tô,...

IV. Hồ sơ và quy trình vay vốn Ngân hàng

1. Hồ sơ vay vốn Ngân hàng

Hồ sơ vay ngân hàng là các loại giấy tờ mà ngân hàng yêu cầu khi khách hàng vay tiền tại ngân hàng đó, thông thường hồ sơ vay sẽ bao gồm các loại giấy tờ chính như: CMND, sổ hộ khẩu (xác nhận tạm trú) và gấy đề nghị vay vốn. Ngoài ra tùy vào từng ngân hàng và các hình thức vay thì khách hàng cũng cần cung cấp thêm các một số giấy tờ khác nữa.

1.1. Hồ sơ vay tín chấp (vay không có tài sản đảm bảo)

Vay tín chấp bao gồm các sản phẩm vay như: Vay tín chấp theo lương, vay theo bảo hiểm, vay tín chấp theo hoá đơn tiền điện, vay tín chấp theo giấy đăng ký xe,... Hồ sơ vay tín chấp bao gồm:

Giấy đề nghị vay vốn

Mỗi một ngân hàng sẽ có mẫu đơn đề nghị vay vốn khác nhau và sẽ được giao dịch viên phát cho khách hàng khi làm thủ tục vay vốn tại ngân hàng.

Khách hàng điền tất cả thông tin cá nhân cũng như những thông tin khác và ký vào đơn. Sau đó, ngân hàng/công ty tài chính sẽ tiếp nhận đơn cũng như xác minh các thông tin mà khách hàng đã khai báo.

Giấy tờ về thông tin cá nhân

Để được vay vốn, khách hàng cần chứng minh minh có điều kiện tốt về nhân thân, do đó ngân hàng thường cung cấp các giấy tờ chứng minh danh tính bằng một số loại giấy tờ như:

- CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.

- Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú (KT3) hoặc giấy đăng ký tạm trú.

- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

 Đây là các loại giấy tờ vô cùng quan trọng để ngân hàng xác nhận danh tính của khách hàng. Trong một vài trường hợp có thể được thay thế bằng một vài loại giấy tờ như: Thẻ căn cước hay chứng minh quân đội (nếu khách hàng phục vụ quân đội).

Giấy tờ chứng minh thu nhập

Bảng xác nhận lương/sao kê lương/hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bảo hiểm hoặc hoá đơn tiền điện hoặc giấy đăng ký xe hoặc hợp đồng vay tín chấp của tổ chức tín dụng khác.

Ngoài ra, khách hàng cần hiểu rõ hơn các tiêu chí xét duyệt hồ sơ vay tín chấp để đảm bảo hồ sơ đúng, hợp lệ và được xét duyệt nhanh nhất.

1.2. Hồ sơ vay thế chấp (vay có tài sản đảm bảo)

Hình thức vay này thường áp dụng đối với các khoản vay trả góp như: Vay mua nhà, vay kinh doanh, vay du học với khoản vay lớn từ trăm triệu đến cả tỷ đồng, cũng tùy vào khoản vay mà các loại tài sản đảm bảo cũng khác nhau. Theo đó, khi vay thế chấp khách hàng cần đảm bảo các giấy tờ như sau:

- Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng.

- CMND/CCCD/ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng.

- Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú (KT3).

- Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân.

- Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn.

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, bao gồm một số loại chủ yếu như sau:

+ Tài sản được đăng ký quyền sở hữu chính chủ: Bản chính quyền sở hữu tài sản của cá nhân khách hàng.

+ Máy móc, phương tiện vận tải tàu thuyền: Giấy phép lưu hành và giấy chứng nhận đăng ký của khách hàng.

+ Tài sản nhà đất, bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất và một số giấy tờ liên quan đến tài sản đó.

+ Các chứng từ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu...

+ Giấy chứng nhận về bảo hiểm của tài sản đảm bảo (nếu có).

+ Các loại giấy tờ khác liên quan.

Tham khảo thêm các thông tin về vay thế chấp để nắm rõ quy trình vay, so sánh mức lãi suất cho vay thế chấp tại các ngân hàng để giúp bạn lựa chọn được gói vay phù hợp nhất.

1.3. Hồ sơ vay vốn trong một số trường hợp cụ thể

Trong một số trường hợp vay vốn, ngoài những giấy tờ cần có đã nêu, khách hàng cần chuẩn bị thêm các giấy tờ theo yêu cầu vay vốn cụ thể để đảm bảo được vay vốn đúng quy trình và nhanh chóng nhất.

Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Giấy cam kết thế chấp tài sản được hình thành từ nguồn tiền vay trong đó sẽ nêu rõ quá trình hình thành tài sản và bàn giao các giấy tờ đó cho ngân hàng.

Nếu việc đảm bảo bằng tài sản được hình thành từ vốn vay theo yêu cầu của Chính phủ thì cần có công văn của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

Các giấy tờ chính như trong trường hợp vay thế chấp, ngoài ra hồ sơ vay vốn ngân hàng cần có thêm giấy tờ cam kết về bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để khách hàng vay được vốn.

Hồ sơ phương án vay vốn

Được xem là cơ sở để ngân hàng xem xét, đánh giá và quản lý các khoản vay của khách hàng 1 cách hiệu quả. Vì vậy ứng với mỗi mục đích sử dụng sẽ là những giấy tờ đi kèm như sau:

- Vay mua nhà đất

+ Giấy đặt cọc.

+ Hợp đồng mua bán với chủ đầu tư hoặc chủ nhà có công chứng.

+ Vay thế chấp sổ hồng đã sang tên người vay (bổ sung trong vòng 60 ngày).

- Vay xây dựng, sửa lại nhà cửa

+ Giấy phép xây dựng.

+ Bảng vẽ xây dựng.

+ Hợp đồng thi công.

+ Hóa đơn mua vật liệu.

- Vay mua ô tô

+ Hợp đồng mua bán xe.

+ Hợp đồng bảo hiểm xe.

+ Carvet xe (bổ sung trong 20 ngày sau khi nhận xe).

- Vay kinh doanh

+ Hóa đơn thanh toán chi phí kinh doanh (bổ sung sau 30 ngày ngân hàng giải ngân).

+ Giấy phép kinh doanh.

- Vay tiêu dùng

+ Hóa đơn mua sắm (bổ sung sau 30 ngày được ngân hàng giải ngân).

2. Quy trình vay vốn Ngân hàng

Tùy vào các ngân hàng khác nhau mà có những quy trình vay vốn khác nhau. Nhưng nhìn chung thủ tục vay vốn ngân hàng gồm các bước đơn giản như sau:

Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ

Nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn khi chuẩn bị hồ sơ vay vốn

Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên của quy trình vay vốn. Ở bước này bạn sẽ được đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc mục đích vay, vay bao nhiêu và trong thời gian bao lâu. Hoặc có thể họ sẽ hỏi bạn về nguồn thu nhập hằng tháng, có ổn định không và kể các nguồn thu nhập chính từ cá nhân bạn.

Nếu bạn đủ điều kiện vay vốn, tiếp đến ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay của bạn và hướng dẫn làm hồ sơ đầy đủ.

Bước 2 Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay

Sau khi hoàn tất hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp nhận thủ tục của bạn và xác nhận thông tin.

Sau khi bạn đủ điều kiện và làm hồ sơ đầy đủ, lúc này ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ vay và bắt đầu tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định hồ sơ một lần nữa,

Tùy vào quy chế riêng thẩm định riêng của từng ngân hàng và khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì quy trình thẩm định cho vay được duyệt nhanh chóng.

          Bước 3 Phê duyệt khoản vay

Qua quá trình thẩm định hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp tục phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn của bạn thỏa mãn, nhân viên ngân hàng sẽ lập các khoản đề xuất tín dụng và gửi lên cấp trên có thẩm quyền để phê duyệt khoản vay. Nếu khoản vay của bạn được phê duyệt thì nhân viên ngân hàng sẽ thông báo cho bạn trong thời gian nhanh nhất.

Bước 4 Giải ngân

Giải ngân tiền mặt hoặc chuyển khoản là bước cuối cùng của quy trình vay vốn.

Nếu hồ sơ của bạn được duyệt, bạn phải ký hợp đồng với ngân hàng thì quá trình giải ngân mới được diễn ra.

Ngân hàng sẽ cung cấp đủ số tiền mà khách hàng vay vốn theo như hợp đồng. Bạn có thể nhận tiền vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được.

Sau khi giải ngân thành công thì quy trình vay vốn ngân hàng của bạn đã thành công rồi đấy. Thông thường quy trình này sẽ được diễn ra từ 1 - 3 ngày, tuy nhiên một số trường hợp có thể lên đến 1 tuần.

V. Lưu ý khi chọn Ngân hàng để vay vốn

Nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiền ngày càng tăng của khách hàng, hiện nay có khá nhiều ngân hàng áp dụng gói cho vay khác nhau. Quý khách có thể dựa vào các tiêu chí dưới đây để lựa chọn ngân hàng vay tiền phù hợp nhất:

- Mức độ uy tín và bảo mật thông tin cao;

- Có mạng lưới giao dịch rộng lớn toàn quốc;

- Hỗ trợ vay vốn trực tuyến tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển;

- Lãi suất cho vay hấp dẫn, thời hạn cho vay linh hoạt;

- Điều kiện vay và hồ sơ thủ tục tinh gọn, đơn giản;

- Nhân viên luôn hỗ trợ nhiệt tình, nhanh chóng;

- Đa dạng gói vay phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau;

- Thường xuyên áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn.

VI. Mức lãi suất của một số Ngân hàng hiện nay

Bạn phải nắm rõ lãi suất của ngân hàng trước khi vay vốn.

Hiện nay Chính phủ nước ta hỗ trợ rất nhiều để công dân có thể vay vốn. Lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên để hạn chế các rủi ro về lãi suất vay, bạn nên nắm rõ các quy định về lãi suất khoản vay của ngân hàng qua từng năm và chính sách của ngân hàng ấy nhé!

Ngân hàng

Vay tín chấp (%/năm)

Vay thế chấp (%/năm)

Vay mua ô tô (%/năm)

Vay mua nhà (%/năm)

Vietcombank

10,8% - 14,4%

7,7% - 8,4%

8,4%-9,5%

9,5%

VietinBank

9,6%

7,7% - 8,5%

7,7% 

8,2% 

VIB

17%

8,3%

8,3%-9,6%

8,5

VPBank

14%

9.6% 

8,49% - 9,49% 

11,8%

ACB

Từ 17,9%

7,5% - 9,5%

 6,5% 

11%

Sacombank

7,5% -12%

8,5%

Từ 8,5%

9,5%

BIDV

11,9%

 7,7% - 7,8%

Từ 7,8% - 8,8%

7,8%

TPbank

19,2%

6,4%

8,2%-9,5%

8%

MSB

9.6% – 15.6%

5,99%

6,99%- 7,99%

4,99%

OCB

21%

Từ 5,99%

7,99% - 9,49%

10,5%

Hong Leong Bank

16% - 25%

8% - 12%

Cố định 1 năm đầu: 10,69%

Cố định 2 năm đầu: 11,19%

10,7%

Standard Chartered

18%/năm

6,45%

Từ 7,45%

10%

Woori bank

7,8% -12%

Từ 8,5%

8,4%/năm (cố định 12 tháng)

7,8

MB

12.5 – 20%

7.49% - 9.5%

6.99%

10,5%

HSBC

15,99%

7,99%

11,5%

11,5%

Shinhan bank

12% - 20,64%

7,5% - 8,6%

7,69 - 9,69%

7,99%

UOB

10% -17,5%

6,99% - 9,19%

8,29%/năm (cố định 24 tháng)

9,49

(Ghi chú: Lãi suất trên là lãi suất ưu đãi, sau thời gian ưu đãi ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất khác)

Trên đây chính là những điều kiện và thủ tục vay vốn ngân hàng chi tiết và chính xác nhất. Bạn nên nắm rõ quy trình này và chuẩn bị các loại giấy tờ phù hợp để thủ tục vay vốn diễn ra nhanh chóng nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn!

1 229 lượt xem