Cổ tức là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về cổ tức

Một trong những vấn đề luôn được quan tâm khi cổ đông mua cổ phần đó là cổ phiếu và cổ tức. Những điều này phần nào cũng phản ánh tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua và cổ đông sẽ dễ dàng hoạch định chiến lược đầu tư hơn. Vậy cổ tức là gì? Hình thức và tỷ lệ chi trả cổ tức như thế nào? Quy trình chia cổ tức ra sao? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1 213 lượt xem


Cổ tức là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về cổ tức

I. Cổ tức là gì?

Để trả lời cho câu hỏi cổ tức là gì thì trước hết cần phải biết cổ tức là một khái niệm phổ biến trong công ty cổ phần. Trong đó, khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu rõ:

“5. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.”

Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.

1. Trường hợp trả cổ tức cho cổ đông

Một công ty cổ phần chỉ có quyền trả cổ tức cho các cổ đông nếu công ty đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và thuế theo luật định. Cung cấp các quỹ của công ty và thu hồi đầy đủ các khoản lỗ trước đây theo các quy định pháp luật và các điều khoản của công ty. Ngay cả sau khi trả cổ tức đầy đủ, công ty phải đảm bảo thanh toán tất cả các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác. Cổ tức chỉ có thể được trả bằng tiền mặt, cổ phiếu công ty hoặc các tài sản khác theo quy định trong các điều khoản thành lập của công ty. Các khoản thanh toán bằng tiền mặt chỉ được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được gửi đến nơi ở của cổ đông bằng séc hoặc lệnh chuyển tiền qua đường bưu điện. Cổ tức có thể được thanh toán bằng phương thức chuyển khoản ngân hàng nếu Công ty có đủ thông tin ngân hàng của cổ đông để cho phép chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty thực hiện chuyển tiền theo chi tiết ngân hàng do cổ đông cung cấp, công ty sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại nào phát sinh.

2. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị cần phải lập danh sách các cổ đông được nhận cổ tức, mức cổ tức được trả đổi lấy từng cổ phần, thời hạn và phương thức trả ít nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo trả cổ tức phải được gửi bằng kênh xác nhận đến tất cả các địa chỉ đã đăng ký của cổ đông ít nhất 15 ngày trước khi trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên đầy đủ của công ty. Họ, tên, nơi cư trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; họ, tên, nơi cư trú, quốc tịch, mã số công ty hoặc số đăng ký công ty của cổ đông là tổ chức. Số lượng cổ phần theo loại cổ đông. Tỷ lệ cổ tức trên mỗi cổ phiếu và tổng số cổ tức mà các cổ đông nhận được, thời gian và cách thức trả cổ tức. Chữ ký và ghi rõ họ tên của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nếu một cổ đông chuyển nhượng cổ phần vào cuối khoảng thời gian kể từ ngày tạo sổ đăng ký cổ đông đến ngày thanh toán cổ tức, người chuyển nhượng sẽ trở thành người nhận cổ tức của công ty.

Mục đích, ý nghĩa cơ bản của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hay cổ đông của nó. Cổ tức là phương thức quan trong nhất để phân phối cũng thực hiện nhiệm vụ này. Khi công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận sẽ được tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, một phần lợi nhuận là sẽ được trả cổ tức.

II. Tỷ lệ trả cổ tức như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

Tỷ lệ chi trả cổ tức là tỷ lệ của tổng số tiền cổ tức doanh nghiệp chi trả cho cổ đông dựa trên thu nhập ròng. Do đó, đây có thể coi là phần trăm thu nhập trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức.

Công thức tính tỷ lệ chi trả cổ tức thường được tính như sau:

Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức hàng năm/cổ phiếu : Lợi nhuận/cổ phiếu = Cổ tức : Thu nhập ròng

Hoặc: Tỷ lệ chi trả cổ tức = 1 - Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

III. Các hình thức chi trả cổ tức

Căn cứ theo khoản 3, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về việc trả cổ tức:

“Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, bạn có thể hiểu đơn giản là các công ty hiện đang áp dụng các hình thức chi trả cổ tức phổ biến là: trả cổ tức bằng cổ phiếu, tiền mặt hoặc tài sản khác có giá trị tương ứng.

1. Trả bằng tiền mặt

Đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt, công ty sẽ phải trả bằng đơn vị tiền VNĐ thông qua chuyển khoản, séc, ghi có vào tài khoản chứng khoán của cổ đông hoặc gửi trực tiếp đến địa chỉ liên hệ qua đường bưu điện. Khi công ty công bố tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt thì số cổ tức đó đã được tính trên mệnh giá là 10.000 đồng/cổ và không tính theo giá thị trường hàng ngày.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (Mã chứng khoán là AAA) đã chốt danh sách cổ đông và quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 9,955%.

Như vậy với 1 cổ phiếu AAA thì cổ đông sẽ được nhận: 9.955% x 10.000 đồng = 995.5 đồng.

Có 2 hình thức chi trả cổ tức phổ biến (Nguồn: Internet)

2. Trả bằng cổ phiếu

Với cách trả bằng cổ phiếu, thì bạn có thể hiểu là công ty đang cần giữ lại lợi nhuận để tiếp tục đầu tư phát triển. Hình thức này được khá nhiều công ty, doanh nghiệp đang trên đà phát triển và có nhu cầu mở rộng kinh doanh sử dụng. Khi đó, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu (zero-cost) hoặc trong nhiều trường hợp sẽ sử dụng cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức cho cổ đông.

Đặc biệt, khi chi trả bằng cổ phiếu, công ty sẽ không cần làm thủ tục phát hành hoặc chào bán, mà phải tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phiếu trả cổ tức trong vòng 10 ngày (tính từ ngày hoàn thành thanh toán cổ tức).

Ví dụ: Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (Mã chứng khoán là AAA) quyết định trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 13%.

Như vậy, nếu mỗi cổ đông nắm 100 cổ phiếu AAA sẽ được thêm 13 cổ phiếu mới.

3. Trả cổ tức bằng tài sản khác

Tài sản khác ở đây có thể được biểu hiện dưới dạng các hàng hóa, thành phẩm, bất động sản, cổ phiếu hay các sản phẩm tài chính mà doanh nghiệp trả cho cổ đông.

Đây là hình thức trả cổ tức rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế vẫn có một vài công ty trên thế giới trả cổ tức bằng hình thức này.

IV. Nên trả cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu?

1. Trả cổ tức bằng tiền mặt:

Ưu điểm của trả cổ tức bằng tiền mặt:

- Mang lại cảm giác chắc chắn cho cổ đông khi tìm kiếm lợi nhuận trong đầu tư cổ phiếu. Đối với những nhà đầu tư phòng thủ thì việc nhận tiền mặt từ công ty, mang tính đảm bảo hơn nhiều so với việc công ty giữ lại tiền và chạy theo những cơ hội “hào nhoáng” nhưng không chắc chắn.

- Chứng minh là công ty có dòng tiền vững mạnh, an toàn khi đầu tư. Cần lưu ý xem xét thời gian chi trả trong thời gian dài, ổn định và có sự tăng trưởng cổ tức, cẩn thận với các công ty vậy nợ để trả tiền cổ tức.

Nhược điểm của trả cổ tức bằng tiền mặt.

- Chịu thuế 2 lần. Lần đầu là thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện tại là 20-22%), tuy nhiên tùy ngành nghề đặc thù vùng miền mà có những ưu đãi về thuế riêng. Thuế thứ 2 là thuế thu nhập cá nhân cho phần cổ tức là 5%. Khi công ty trả cổ tức 2.000 đồng, bạn thực nhận chỉ là 1.900 đồng.

- Đối với công ty đang khó khăn về tài chính, hay công ty đang giai đoạn phát triển nhanh, mở rộng thì trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm lượng tiền trong doanh nghiệp khiến doanh nghiệp thiếu hụt tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

 2. Cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng:

Bản chất của trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng:

Không thay đổi về mặt tài chính, kinh doanh của công ty chỉ thay đổi về mặt bút toán kế toán.

Đối với nhà phân tích cơ bản, hay đầu tư giá trị thì điều này dường như vô ích. Đó là lý do Bershire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett chưa bao giờ chia tách hay trả cổ tức bằng cổ phiếu, giá của cổ phiếu Bershire Hathaway năm 2017 là hơn 6 tỷ đồng/ 1 cổ phiếu loại A.

Đối với nhà phân tích kỹ thuật, đầu cơ có thể tận dụng sự hưng phấn của nhà đầu tư, do đó nó có tác động về mặt tâm lý trong ngắn hạn. Khi có tin chia cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu lớn, thì giá cổ phiếu sẽ tăng.

Ưu điểm của trả cổ tức bằng cổ phiếu:

- Đối với cổ phiếu ít thanh khoản thì trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ tăng tính thanh khoản cho thị trường, làm giảm rủi ro thanh khoản,cũng như làm giảm thị giá giúp nhà đầu tư khác có thể dễ dàng mua cổ phiếu, do đó giá cổ phiếu sẽ tăng.

- NĐT tránh bị đánh thuế 2 lần so với thuế đánh vào cổ tức bằng tiền mặt.

- Công ty có thể giữ lại tiền để khắc phục khó khăn, hoặc mở rộng sản xuất, đầu tư vào những dự án mang lại lợi nhuận lâu dài cho cổ đông.

Nhược điểm của trả cổ tức bằng cổ phiếu:

- Vì vốn hóa không đổi, chia cũng như không chia, trong khi đó nhà đầu tư phải chờ 2-3 tháng để cổ phiếu mới phát hành về tài khoản có thể bán được cổ phiếu trả cổ tức.

- Doanh nghiệp đầu tư những dự án không hiệu quả, khiến giá cổ phiếu giảm thêm.

- Có khi dính thêm cổ phiếu lẻ và khó bán được

Dù trả cổ tức bằng cổ phiếu hay thưởng cổ phiếu, bản chất về mặt tài chính và kinh doanh là không đổi chỉ thay đổi về mặt bút toán báo cáo kế toán từ lợi nhuận chưa phân phối sang vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, thường trong ngắn hạn ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu, đặc biệt là tin chia khủng, tuy nhiên nếu DN hoạt động kinh doanh không vượt trội giá sẽ trở về mức trước khi tăng.

V. Quy trình chia cổ tức trong công ty cổ phần như thế nào?

1. Quy trình chi trả lợi nhuận

Theo điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị mức cổ tức được trả.

Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình công ty chi trả cổ tức cho cổ đông như sau:

Bước 1: HĐQT kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức.

Bước 2: ĐHĐCĐ tiến hành cuộc họp thường niên để xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.

Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, HĐQT lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.

Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.

Bước 5: Chi trả cổ tức. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Lưu ý:

- Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

- Nếu chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Tuy nhiên, công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

2. Thông báo trả cổ tức

Cũng theo khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp, thông báo về việc trả cổ tức phải được gửi đến địa chỉ của cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo này gồm các nội dung:

- Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;

- Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;

- Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;

- Thời điểm và phương thức trả cổ tức;

- Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.

3. Thời hạn trả cổ tức

Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ tức sẽ được trả đủ trong 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp đại hội đồng cổ đông thường niên nếu trả cổ tức bằng tiền mặt.

VI. Một số câu hỏi liên quan

1. Nên mua cổ phiếu trước hay sau khi chia cổ tức?

Đây là một trong những câu hỏi thường được quan tâm nhất khi tìm hiểu về cổ tức là gì. Theo đó, cần xem xét đến đặc điểm trước và sau khi chia cổ tức. Cụ thể:

- Trước khi chia cổ tức: Nhà đầu tư có nhu cầu mua cổ phiếu cao vì muốn nhận cổ tức qua đó khiến giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh. Do đó, nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ tức từ công ty. Tuy nhiên giá trị cổ phiếu không phụ thuộc nhiều vào việc chi trả cổ tức.

- Sau khi chia cổ tức: Nhu cầu mua cổ phiếu sẽ ít hơn thời điểm trước khi chia cổ tức, giá cổ phiếu cũng có xu hướng giảm. Ở thời điểm này, giá cổ phiếu sẽ rẻ hơn so với thời điểm trước đó.

Do đó, căn cứ vào mục đích đầu tư, các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn thời điểm mua cổ phiếu hợp lý nhất với mình.

2. Cổ đông nhận cổ tức có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:

“a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.

b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.”

Căn cứ theo khoản 2, 4 Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với thu nhập từ cổ tức là 5% trên giá trị thu nhập từ cổ tức.

3. Tại sao chia cổ tức thì giá lại điều chỉnh giảm?

Thẳng thắn mà nói, NĐT mua cổ phiếu là để tạo ra lợi nhuận, thông qua việc nhận cổ tức và tăng giá cổ phiếu.

Tâm lý chung, nếu ta lật ngược vấn đề, giá CP không điều chỉnh giảm sau chia cổ tức, thì ngày càng gần ngày chia cổ tức người giữ CP không muốn bán, để được nhận cổ tức; sau ngày chia cổ tức, NĐT đều sẽ muốn bán CP. Điều này dẫn đến mất cân đối cung cầu cổ phiếu gây ra mất tính thanh khoản cổ phiếu, và sự biến động giá quá lớn, tăng sốc khi trước ngày chia và giảm khủng sau ngày chia, hãy tưởng tượng điều gì xảy ra nếu chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1, 2:1, nếu điều này xảy ra thì thanh khoản sẽ lặng tăm. NĐT mua cổ phiếu sau ngày chia cổ tức mong muốn mua giá thấp hơn vì sang năm mới được chia cổ tức lại. Do đó để đảm bảo tính công bằng cho người mua và người bán vào ngày chia cổ tức, bắt buộc giá phải điều chỉnh giảm, theo đúng tỷ lệ nhận cổ tức.

Dưới góc nhìn toán học: Chia cũng như không chia.

Nhưng ở góc độ kinh doanh, tâm lý, đầu tư lâu dài, nó có vai trò nhất định

P/S: Đối với trường hợp phát hành cổ phiếu lớn hơn thị giá, thì giá điều chỉnh sẽ không đổi.

Trên đây là những nội dung liên quan đến cổ tức mà Vietjack.me đã tổng hợp. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

1 213 lượt xem