Thu nhập bình quân đầu người là gì? Chỉ số thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam [cập nhật mới nhất 2023]

Một trong những chỉ số kinh tế quan trọng với mục tiêu đánh giá mức sống và mức độ phân hóa giàu nghèo của người dân đó là chỉ số thu nhập bình quân đầu người. Trong bài viết dưới đây, Vietjack.me sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thu nhập bình quân đầu người là gì? Phân biệt thu nhập bình quân đầu người với GDP bình quân đầu người cùng chỉ số thu nhập bình quân đầu người cập nhật mới nhất 2023.

1 267 lượt xem


Thu nhập bình quân đầu người là gì? Chỉ số thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam [cập nhật mới nhất 2023]

I. Thu nhập bình quân đầu người

1. Khái niệm thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập đầu người hay thu nhập bình quân đầu người (income per capita) là đại lượng được tính bằng cách lấy thu nhập quốc dân của một nước (tổng thu nhập quốc dân - GNI hay thu nhập quốc dân - NI) chia cho dân số của nó. Đây là mức tính thu nhập bình quân cho mỗi người dân, bất kể đó là nam hay nữ, người lớn hay trẻ em. Vì phân phối thu nhập không hoàn toàn công bằng và vì nhiều lý do khác (ví dụ tình trạng ô nhiễm, nền kinh tế ngầm, hoạt động nội trợ) nên chỉ tiêu thu nhập đầu người không phải đại lượng hoàn hảo về phúc lợi kinh tế và mức sống.

Đây là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh "mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư" để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói giảm nghèo.

Thu nhập bình quân đầu người là gì? (Nguồn ảnh: Internet)

2. Công thức tính thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng bằng tổng thu nhập trong năm của hộ chia cho số nhân khẩu bình quân năm của hộ và chia cho 12 tháng :

Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền mà giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Thu nhập của hộ bao gồm:

(1) Thu từ tiền công, tiền lương;

(2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất)

(3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất)

(4) Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm,...

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh...

II. GDP

1. GDP là gì?

GDP là viết tắt của cụm từ Gross Dosmetic Product, dịch ra là tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ số tiêu dùng đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

2. Đặc điểm của GDP

GDP chính là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường. Bằng việc sử dụng giá thị trường, rất nhiều loại sản phẩm sẽ được cộng lại thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị. Gía thị trường biểu thị số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các loại hàng hóa khác nhau, vì vậy nó phản ánh chính xác giá trị của những hàng hóa này.

GDP chỉ biểu thị các loại hàng hóa được sản xuất và bán ra hợp pháp trên thị trường. GDP không tính được những sản phẩm sản xuất và bán ra bất hợp pháp trong nền kinh tế ngầm.

Hàng hóa, dịch vụ được tính trong GDP bao gồm: Các loại hàng hóa hữu hình như thực phẩm, xe hơi, quần áo...và cả những dịch vụ vô hình như cắt tóc, khám bệnh, biểu diễn...

GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian. GDP cũng chỉ bao gồm các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong hiện tại, không bao gồm hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ.

GDP được tính theo phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia, bao gồm các đơn vị sản xuất - kinh doanh dưới hình thức tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.

GDP phản ánh giá trị sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm hoặc một quý.

3. Công thức tính chỉ số GDP

Hiện nay có 03 cách tính GDP thông nhất được áp dụng. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì kết quả cũng như nhau.

3.1. Phương pháp sản xuất

Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một nước trong một thời gian nhất định.

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu

          Trong đó giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, khấu hao tài sản cố định, thuế sản xuất, giá trị thặng dư...

3.2. Phương pháp sử dụng cuối cùng

Xét về góc độ sử dụng hay chi tiêu, GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu cùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất - nhập khẩu của một đất nước.

GDP = C + I + G +NX

          Trong đó:

- C : Tổng giá trị tiêu dùng cho sản phầm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó

- I : Tổng giá trị tiêu cùng của các nhà đầu tư

- G : Tổng giá trị chi tiêu của chính phủ

- NX : Xuất khẩu ròng

3.3. Phương pháp thu nhập

Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sẩn xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.

GDP = W + R + I + Pr + Ti + De

Trong đó:

- W: Tiền lương

- R: Tiền thuê

- I: Tiền lãi

- Pr: Lợi nhuận

- Ti: Các khoản thuế dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng)

- De: Khấu hao tài sản cố định

4. GDP bình quân đầu người là gì

GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả sản xuất tính bình quân đầu người trong một năm. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người còn là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển kinh tế theo thời gian và so sánh quốc tế.

4.1. Công thức tính GDP bình quân đầu người

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (thực tế) và tỷ giá sức mua tương đương.

III. Phân biệt GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người

Ngoài quan tâm về định nghĩa thu nhập bình quân đầu người là gì? thì thực tế khi nhắc tới GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân nhiều khách hàng lầm tưởng đây là một, tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Để hiểu rõ hơn mời quý vị tham khảo nội dung trong phần dưới đây để rõ hơn:

– Thu nhập bình quân trên đầu người

+ Thu nhập bình quân trên đầu người là chỉ tiêu về kinh tế – xã hội để phản ánh về mức thu nhập, cơ cấu thu nhập từ các tầng lớp của dân cư. Đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá về mức sống, tỷ lệ giàu nghèo từ đó làm cơ sở để đưa ra các chính sách với mục đích nâng cao mức sống của người dân.

Trong đó thu nhập bình quân trên đầu người sẽ được thu thập và khảo sát dựa vào mức sống của hộ gia đình theo Tổng cục Thống kê có kết quả điều tra 1 lần vào 2 năm

+ Đối với thu nhập hộ dân cư sẽ tính bằng công thức là toàn bộ tiền, giá trị hiện vật(đã trừ đi phần chi phí sản xuất) của hộ dân cư, các thành viên thu được thông thường trong một năm.

– GDP bình quân đầu người là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng, nó phản ánh về một kết quả cuối cùng trong một hoạt động sản xuất của các đơn vị thường trú ở một thời gian nhất định

+ Ý nghĩa GDP:  Đối với góc độ chi tiêu: đây là tổng cầu của một nền kinh tế, gồm phần tiêu dùng cuối cùng trong một hộ gia đình, chính phủ, …

Đối với góc độ thu nhập thì sẽ gồm thuế sản xuất, thu nhập từ người lao động, khấu hao tài sản cố định được dùng trong sản xuất, giá trị thặng dư được sản xuất trong kỳ

Đối với góc độ sản xuất thì GDP được tính theo giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian

IV. Những hạn chế của chỉ số thu nhập bình quân đầu người

Mặc dù là một chỉ số đo lường được sử dụng phổ biến tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người tồn tại một số hạn chế, đó là:

Không tính đến lạm phát

Thu nhập bình quân đầu người không tính đến lạm phát của nền kinh tế . Lạm phát làm giảm sức mua của người tiêu dùng và giảm thu nhập. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc thu nhập trung bình của dân cư tại một số khu vực tăng lên.

So sánh với các quốc gia khác không chính xác

Việc so sánh với các quốc gia khác có thể không chính xác. Nguyên nhân là do khi tính thu nhập bình quân đầu người không bao gồm tỷ giá hối đoái trong các phép tính. Ngoài ra, một số nền kinh tế khác không sử dụng tiền tệ mà sử dụng trao đổi hàng hóa và các hoạt động phi tiền tệ khác cũng không được xem xét khi tính thu nhập bình quân đầu người.

Trong phép tính bao gồm cả trẻ em

Việc tính thu nhập bình quân đầu người bao gồm cả những cá nhân không có thu nhập như trẻ em và thậm chí cả trẻ sơ sinh. Do đó, khi dùng chỉ số này để đánh giá những nền kinh tế và quốc gia có nhiều trẻ em sẽ nhận được kết quả sai lệch.

Chưa tính đến tài sản tiết kiệm

Khi tính thu nhập bình quân đầu người thì không bao gồm tiền tiết kiệm hoặc của cải cá nhân. Ví dụ, một người giàu có thể có thu nhập hàng năm thấp do không làm việc nhưng chất lượng sống của người đó lại cao nhờ tiền từ khoản tiết kiệm. Tuy nhiên số liệu thu nhập bình quân đầu người sẽ phản ánh người này có thu nhập thấp.

Tài khoản tiết kiệm không được tính trong thu nhập bình quân đầu người (nguồn: internet)

Không tính đến các phúc lợi kinh tế - xã hội

Thu nhập bình quân đầu người được sử dụng để xác định chất lượng sống của dân cư trong một khu vực hoặc khu vực địa lý. Nhưng trong phép tính thu nhập bình quân đầu người không tính đến chất lượng điều kiện làm việc, trình độ biết chữ và lợi ích sức khỏe tổng thể.

V. Một số câu hỏi liên quan

1. Thu nhập bình quân đầu người trong tiếng Anh là gì?

Thu nhập bình quân đầu người trong tiếng Anh là : Income per capita.

2. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là bao nhiêu?

Tại buổi Họp báo công bố Tình hình lao động việc làm quý I/2023 của Tổng cục Thống kê, sáng 6.4, tại Hà Nội, ông Phạm Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê - cho biết, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I/2023 là 7 triệu đồng/người, tăng 197.000 đồng so với quý trước và tăng 640.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8 triệu đồng/người so với 5,9 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).

Như vậy, tính chung quý I/2023, thu nhập bình quân của người lao động tăng ở cả ba khu vực kinh tế.

Tuy vậy, sự gia tăng thu nhập của người lao động trong quý này không diễn ra ở tất các ngành kinh tế, trong khi thu nhập bình quân của người lao động một số ngành kinh tế tăng, một số ngành kinh tế khác có sự sụt giảm thu nhập bình quân so với quý trước.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý I/2023 là 7,9 triệu đồng/người, tăng 2,6%, tương ứng tăng 204.000 đồng so với quý trước. So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý I/2023 tăng 7,9%, tương ứng tăng 578.000 đồng.

Lao động nam làm công hưởng lương có thu nhập bình quân là 8,3 triệu đồng/người, cao hơn 1,14 lần thu nhập bình quân của lao động nữ (7,3 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương làm việc ở khu vực thành thị cao hơn 1,25 lần lao động làm việc ở khu vực nông thôn (8,9 triệu đồng so với 7,1 triệu đồng).

Trong ba khu vực kinh tế, lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thu nhập cao nhất. So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong dịch vụ là 8,3 triệu đồng/người, tăng 10,1%, tương ứng tăng 766.000 đồng.

Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 4,1 triệu đồng/người, tăng 9,2%, tương ứng tăng khoảng 345.000 đồng. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,9 triệu đồng/người, là khu vực có tốc độ tăng thấp nhấp trong ba khu vực kinh tế, tăng 9%, tương ứng tăng khoảng 655.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành kinh tế, một số ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng so với quý trước như: lao động làm việc trong ngành khai khoáng có thu nhập bình quân là 10,3 triệu đồng/người, tăng 6,7%, tương ứng tăng 640.000 đồng so với quý trước; thu nhập bình quân tháng của lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy là 8,2 triệu đồng/người, tăng 3,8%, tương ứng tăng 300.000 đồng so với quý trước; ngành vận tải, kho bãi lao động có thu nhập bình quân tháng là 9,6 triệu đồng/người, tăng 2,7%, tương ứng tăng 255.000 đồng so với quý.

Ông Phạm Hoài Nam cho biết, so với quý trước, quý I năm nay chứng kiến sự sụt giảm về thu nhập bình quân tháng của người lao động trong một số ngành kinh tế như: thu nhập bình quân của lao động ngành hoạt động kinh doanh bất động sản là 10,5 triệu đồng/người, giảm 2,6%, tương ứng giảm 275.000 đồng; thu nhập bình quân của lao động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước là 9,8 triệu đồng/người, giảm 1,3%, tương ứng giảm 125.000 đồng; ngành xây dựng lao động có thu nhập bình quân là 7,8 triệu đồng/người, giảm khoảng 1%, tương ứng giảm 41.000 đồng...

 3. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ bao nhiêu trên toàn thế giới?

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 trong số 11 nước Đông Nam Á và thứ 130 trên 195 nước được Ngân hàng Thế giới thống kê, xếp hạng, theo số liệu vừa được ngân hàng này cập nhật vào đầu tháng 7.

Mặc dù chưa lọt vào nửa trên trong nhóm các nước Đông Nam Á, song số liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy các chỉ số của Việt Nam đã tiến thêm được 2 bậc trên bình diện toàn cầu, trong khi các nước ASEAN - chỉ trừ Singapore - đều tụt vài bậc.

Bộ chỉ số WDI của Ngân hàng Thế giới tập hợp các chỉ số phát triển quan trọng, lấy thông tin từ các nguồn quốc tế được công nhận chính thức, và nó thể hiện dữ liệu cập nhật nhất và chính xác nhất có thể có được về tỉnh hình phát triển toàn cầu.

Các số liệu mới cập nhật cho thấy thu nhập bình quân đầy người của Việt Nam, theo cách tính thông thường, đạt mức cao hơn một chút so với ngưỡng thu nhập trung bình thấp nhất thế giới, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với ngưỡng thu nhập trung bình cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thu nhập bình quân đầu người và Vietjack.me tổng hợp được. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

1 267 lượt xem