Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có nên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp?
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp mà một trong những hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây xem Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Những lợi ích mà trái phiếu đem lại cho nhà đầu tư như thế nào? Có nên đầu tư trái phiếu không? Một số lưu ý trước khi đầu tư trái phiếu doanh nghiêp.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Có nên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp?
I. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
1. Khái niệm Trái phiếu doanh nghiệp
“Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành” (theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP).
Theo đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 153).
XEM THÊM: Trái phiếu là gì? Những điều nhà đầu tư cần lưu ý
2. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Việc tìm hiểu về trái phiếu trước khi bắt đầu đầu tư là một bước rất quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu rõ về bản chất của nó, cũng như lựa chọn được những điều phù hợp với nhu cầu bản thân. Bạn có thể tham khảo những đặc điểm sau đây để biết rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp.
Đặc điểm |
Trái phiếu doanh nghiệp |
Kỳ hạn trái phiếu |
Do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. |
Khối lượng phát hành |
Do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. |
Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu |
- Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là đồng Việt Nam; - Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
|
Mệnh giá trái phiếu |
- Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước: Mệnh giá là 100 triệu đồng/bội số của 100 triệu đồng. - Mệnh giá của trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế: Thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành. |
Hình thức trái phiếu |
- Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ/dữ liệu điện tử; - Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định của thị trường phát hành. |
Lãi suất danh nghĩa trái phiếu |
- Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu/lãi suất thả nổi/kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi; - Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi/kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng; - Doanh nghiệp quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt phát hành phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. |
Loại hình trái phiếu |
Do doanh nghiệp phát hành quyết định |
Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu |
Do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành, được công bố cho nhà đầu tư trước khi phát hành trái phiếu. |
Giao dịch trái phiếu |
Trái phiếu DN bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Sau thời gian nêu trên, trái phiếu DN được giao dịch không hạn chế về số lượng nhà đầu tư; trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành có quyết định khác. |
3. Các loại trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay lưu hành thông dụng 2 loại trái phiếu doanh nghiệp sau:
- Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: là loại trái phiếu được đăng ký chính thức và lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (gọi tắt là VSD). Trái phiếu niêm yết được giao dịch rộng rãi và công khai trên các sàn giao dịch tập trung như HOSE hay HNX. Trong quá trình giao dịch, phải tuân theo các quy định hoạt động được ban hành của Sở giao dịch Chứng khoán.
- Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (còn được gọi là trái phiếu OTC): ngược lại với loại trái phiếu niêm yết, trái phiếu chưa niêm yết là loại trái phiếu chưa được đăng ký trên VSD. Giao dịch giữa các loại trái phiếu này chỉ được thực hiện trên thị trường OTC theo nguyên tắc “thuận mua – vừa bán” giữa các nhà đầu tư, tự do và không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào.
II. Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Thị trường đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Điều này đồng nghĩa với việc sức hấp dẫn của kênh đầu tư này vô cùng lớn, các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp giúp nhà đầu tư hưởng lợi khá nhiều mặt, cụ thể như sau:
- Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp cao hơn lãi suất tiền gửi.
- So với cổ phiếu, trái phiếu có độ rủi ro thấp hơn. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp có nguy cơ vỡ nợ hoặc giải thể, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước tiên.
- Tính thanh khoản của trái phiếu cao, quý khách có thể linh hoạt mua đi bán lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư.
- Có thể dùng khoản tiền nhận được từ lãi suất định kỳ để tái đầu tư.
- Trường hợp giá trái phiếu tăng, lãi suất sẽ được cộng dồn vào giá vốn.
III. Đối tượng được mua trái phiếu doanh nghiệp
1. Ai được mua trái phiếu doanh nghiệp?
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định các đối tượng được mua trái phiếu doanh nghiệp gồm:
- Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
Trong đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính/trình độ chuyên môn về chứng khoán theo Điều 11 Luật Chứng khoán 2019.
Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo Điều 4, Điều 5 Nghị định 155/2020/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, ngoại trừ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019:
Theo đó, việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019 để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ:
- Có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
- Không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại.
- Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nêu trên có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.
2. Quyền lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP, nhà đầu tư mua trái phiếu có các quyền lợi sau:
- Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định này; được quyền tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu.
- Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành.
- Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.
- Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp.
IV. Đối tượng được phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Khoản 4 Điều 46 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”
Khoản 4 Điều 74 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”
Khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp quy định: “3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”
Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
V. Danh sách các trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch
Hiện nay, Việt Nam có hai sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu, tiến hành đăng ký niêm yết trực tiếp tại hai sàn này. Bạn có thể tham khảo trái phiếu của một số doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt trên thị trường hiện nay:
- Công ty CP tập đoàn Masan
- Công ty CP địa ốc Sài Gòn Thương Tín
- Công ty CP Vinhomes
- Công ty CP Hàng không Vietjet
- Công ty CP Vinpearl
- Công ty CP Vincom Retail
- Công ty CP Đầu tư & Khoáng sản FLC Stone
- Công ty CP tập đoàn Yeah1
- Công ty CP tập đoàn Thiên Long
Những công ty này đã đăng ký niêm yết trái phiếu tại sở giao dịch chứng khoán HOSE. Mọi người có thể tham khảo và đăng ký mua để nắm giữ trái phiếu nhằm có được những khoản thu nhập tốt nhé.
VI. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi
Dưới đây là bảng so sánh giữa 3 loại hình đầu tư: trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi.
|
Trái phiếu doanh nghiệp |
Cổ phiếu |
|
Vai trò của nhà đầu tư |
Trái chủ |
Cổ đông |
Người gửi tiền |
Lãi suất |
Được biết trước, theo quy định ban đầu khi doanh nghiệp phát hành. |
Không được biết trước, tùy theo biến động của thị trường. |
Được biết trước, lãi suất cố định theo quy định của ngân hàng. |
Mức độ linh hoạt khi chuyển nhượng |
Được chuyển nhượng, tùy theo quy định từng thời kỳ |
Linh hoạt cao, dễ chuyển nhượng, mua bán |
Ít người chuyển nhượng |
Kỳ hạn |
Dài hạn, từ 2 – 10 năm |
Không kỳ hạn |
Linh hoạt, tùy theo nhu cầu của quý khách |
Mức độ bảo toàn vốn |
Trung bình |
Thấp |
Cao |
Phương thức nhận tiền |
Nhận lãi định kỳ, vốn gốc khi đáo hạn |
Nhận tiền sau khi đi cổ phiếu |
Nhận cả gốc và lãi một lần khi đáo hạn |
Những yếu tố quyết định khi đầu tư |
- Thương hiệu doanh nghiệp uy tín - Tình hình kinh doanh - Khả năng trả nợ |
Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao. |
- Ngân hàng có lãi suất hấp dẫn - Độ uy tín cao |
VII. So sánh trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ
Như đã đề cập ở phần trên, trái phiếu chính phủ cũng là một loại hình trái phiếu. Ở đây, đơn vị phát hành sẽ là chính phủ, nhằm mục đích huy động vốn cho các công trình đầu tư công. Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ có những điểm tương đồng như sau:
- Đều là chứng chỉ nợ, bên phát hành có nghĩa vụ thanh toán nợ cho nhà đầu tư.
- Nhà đầu tư trở thành chủ nợ, được hưởng lãi suất định kỳ và hoàn vốn khi đáo hạn.
- Đều có khả năng chuyển nhượng hoặc mua bán.
- Lãi suất cao hơn kênh tiền gửi.
- Có kỳ hạn thấp nhất là 1 năm.
Ngoài ra, 2 loại trái phiếu này cũng có những điểm khác nhau rõ rệt. Cùng xem bảng so sánh dưới đây để hiểu đầy đủ về 2 loại hình trái phiếu này:
|
Trái phiếu doanh nghiệp |
Trái phiếu chính phủ |
Đơn vị phát hành |
Doanh nghiệp tư nhân |
Nhà nước |
Mục đích phát hành |
Giải quyết các vấn đề tài chính, mở rộng đầu tư kinh doanh |
Bù đắp sự thiếu hụt ngân sách, các công trình đầu tư công |
Hình thức xác định lãi suất |
Cố định hoặc thả nổi |
Cố định |
Kỳ hạn trái phiếu |
Ngắn hạn (từ 1 – 3 năm) |
Trung hạn (từ 5 – 10 năm) hoặc dài hạn (20 – 30 năm) |
Khả năng bảo toàn vốn |
Tương đối |
Cao, gần như 100% |
Mức độ rủi ro |
Mức độ rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là trung bình, nó bị ảnh hưởng bởi khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp |
Rất thấp, ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái |
Khả năng chuyển đổi sang cổ phiếu |
Có |
Không |
VIII. Một số câu hỏi liên quan
1. Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp không?
Trái phiếu là kênh đầu tư rất tốt trên thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư không nên bỏ qua. So với cổ phiếu, trái phiếu được đánh giá có mức an toàn cao và rủi ro thấp hơn – bạn sẽ duy trì được nguồn thu nhập của mình trong dài hạn.
Việc mua đi bán lại trái phiếu doanh nghiệp, cũng là cách kiếm lời khá nhanh chóng bởi tính thanh khoản của nó cao. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo người giao dịch có thể thu hồi vốn trong khi cổ phiếu thì không thể. Cho nên, đây là kênh đầu tư rất tốt dù bạn chưa có kinh nghiệm về chứng khoán nhiều.
Có thể nói lợi tức cố định của trái phiếu là điểm kém thu hút nhà đầu tư, nếu thị trường phát triển tốt, cổ đông có thể nhận được thu nhập nhiều hơn trong khi trái chủ vẫn nhận được khoản thu nhập cố định. Vậy nên, trước khi bỏ vốn ra đầu tư, bạn cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình sắp mua để không cảm thấy bị thiệt hại về thu nhập nhé.
2. Có nên mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh không?
Nhà đầu tư nên mua trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, nếu bạn lo sợ về độ rủi ro của loại chứng khoán này. Thông thường, trái phiếu có bảo lãnh được phát hành để nâng cao uy tín và niềm tin của tổ chức phát hành. Những tài sản bảo lãnh đảm bảo cơ hội thu lại vốn trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Nó giảm thiểu rủi ro cho người nắm giữ. Tuy nhiên, lãi suất của nó sẽ thấp hơn so với những loại khác. Tóm lại đây là kênh đầu tư an toàn rủi ro thấp mà bạn không nên bỏ qua.
3. Lưu ý khi lựa chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Để đầu tư vào trái phiếu hạn chế các rủi ro và đảm bảo khả năng thu hồi vốn, Vietjack.me khuyến khích các nhà đầu tư nên cân nhắc dựa trên 4 quy tắc sau:
- Lựa chọn thời cơ tốt để mua trái phiếu: Dựa trên chu kỳ chứng khoán, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể phán đoán được thời điểm “vàng” để đầu tư vào trái phiếu. Cụ thể, khi chu kỳ chứng khoán bắt đầu suy thoái, các nhà đầu tư nên mạnh tay chi vào trái phiếu, bởi đây là kênh đầu tư an toàn, thích hợp làm “nơi trú ẩn” tốt nhất.
- Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Như đã đề cập ở các phần trên, trước khi quyết định đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ về độ uy tín của doanh nghiệp phát hành. Các tiêu chí cần xem xét như: vị thế của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn trong ngắn hạn, tiềm lực tài chính, uy tín của ban quản trị,…
- Đánh giá tương quan giữa rủi ro và lãi suất: Lãi suất cao luôn rất hấp dẫn nhưng đi kèm với rủi ro không hề nhỏ. Các nhà đầu tư cần bình tĩnh đánh giá sự tương quan này với thị trường chung để đưa ra quyết định hợp lý.
- Thời hạn của trái phiếu: Thời hạn của trái phiếu là yếu tố quan trọng cần được xem xét, bởi nó quyết định khả năng thu hồi vốn nhanh, chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư khác trong tương lai.
Xem thêm các chương trình khác: