Nhượng quyền thương hiệu là gì? Lưu ý cần biết khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh ngày càng phổ biến và hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ thực phẩm đến bán lẻ đến dịch vụ. Cùng tìm hiểu nhượng quyền thương hiệu là gì? Những lợi ích và hạn chế của mô hình này như thế nào? Những lưu ý, điều kiện và thủ tục khi đăng kí nhượng quyền thương hiệu.
Nhượng quyền thương hiệu là gì? Lưu ý cần biết khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
I. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói cách khác, hình thức nhượng quyền thương hiệu là sự liên kết giữa các nhà sản xuất kinh doanh để chuyển giao và nhận chuyển giao những hình thức kinh doanh sản xuất sản phẩm. Bên chuyển giao phải nhượng quyền đầy đủ cả về hình thức kinh doanh lẫn cách quản lý hệ thống. Người nhận nhượng quyền sẽ trả các chi phí theo thỏa thuận.
Việc nhượng quyền chỉ có thể diễn ra sau khi đã hoàn tất các thủ tục nhượng quyền thương hiệu theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cả 2 bên.
II. Lợi ích và hạn chế của việc nhượng quyền thương hiệu
1. Lợi ích của việc nhượng quyền thương hiệu
1.1. Tận dụng được nguồn lực tài chính bên ngoài
Người kinh doanh quan tâm nhất là nguồn tài chính khi muốn mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, nhượng quyền thương hiệu giúp cho bạn giải quyết được vấn đề về nguồn vốn, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào thị trường mới.
Nhiều công ty có tiềm năng, quy trình, con người và thương hiệu nhưng lại thiếu vốn để phát triển mặt bằng mới. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp phí nhượng quyền cố định và phí không đổi để giúp bên nhượng quyền xây dựng quỹ tiền mặt, điều này sẽ giúp bên nhượng quyền tự tin và mạnh mẽ trong việc phát triển kinh doanh/thương hiệu.
Tận dụng nguồn lực từ bên ngoài với mô hình nhượng quyền thương hiệu
1.2. Mở rộng quy mô kinh doanh
Doanh nghiệp nhờ mô hình nhượng quyền mà có thể nhanh chóng mở rộng quy mô của doanh nghiệp mình.
Các doanh nghiệp, cửa hàng nhượng quyền sẽ nhanh chóng xuất hiện ở các địa điểm khác nhau với tốc độ chóng mặt và độ bao phủ thị trường cao. Nhượng quyền sẽ mở rộng địa điểm và nhân rộng hệ thống kinh doanh, hệ thống phân phối và đồng bộ hóa mọi hoạt động.
1.3. Đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu
Lợi ích quan trọng nhất của chiến lược nhượng quyền thương hiệu là giúp thương hiệu lan tỏa và nhanh chóng tăng độ nhận diện thông qua việc liên tục xuất hiện các vị trí chứa bộ nhận diện thương hiệu.
Mô hình nhượng quyền sẽ giúp bên nhượng quyền có lợi thế về quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Các chuỗi cửa hàng nhượng quyền sẽ đồng loạt quảng cáo đưa ra một hiệu ứng cho người tiêu dùng “Đi đâu cũng thấy”. Giúp hình ảnh của doanh nghiệp khắc sâu vào trong tâm trí của người tiêu dùng nhưng doanh nghiệp lại tối ưu được
1.4. Định vị thương hiệu có sẵn
Doanh nghiệp muốn nhượng quyền thường phải có một vị thế tương đối vững chắc trên thị trường. Nên việc nhận nhượng quyền thương hiệu từ các doanh nghiệp sẽ rất thuận lợi. Doanh nghiệp nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian và công sức để định vị thương hiệu trên thị trường.
Định vị thương hiệu có sẵn
2. Hạn chế của nhượng quyền thương hiệu
- Mất đi quyền kiểm soát trong kinh doanh: Khi tham gia vào mô hình nhượng quyền thì cũng đồng nghĩa với việc bên nhận quyền sẽ nắm quyền điều hành chính và bên nhượng quyền sẽ gần như mất đi quyền kiểm soát trong kinh doanh.
- Dễ dàng xảy ra tranh chấp: Trong mô hình kinh doanh nhượng quyền, việc tranh chấp xảy ra là điều không thể tránh hỏi khi cả 2 bên có những bất đồng trong thỏa thuận kinh doanh. Điều này có thể gây tổn thất về kinh tế và thời gian cho cả hai bên.
- Tiêu tốn nhiều nguồn lực trong việc phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của bên nhận nhượng quyền. Kèm theo đó nếu không theo dõi được sẽ gây những hậu quả xấu hoạt động lệch so với quy chuẩn ban đầu đã đề ra.
- Uy tín thương hiệu có thể bị ảnh hưởng: Nếu bên nhượng quyền không thường xuyên theo dõi, kiểm tra và hoạt động của bên nhận quyền diễn ra không hiệu quả, đảm bảo theo quy trình thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của thương hiệu.
III. Mô hình nhượng quyền thương hiệu
1. Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (full business format franchise) là mô hình nhượng quyền có cấu trúc chặt chẽ và toàn diện nhất so với bất kỳ mô hình nhượng quyền nào, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên.
Theo hình thức này, bên nhượng quyền sẽ thiết lập và cung cấp một kế hoạch và quy trình thực hiện chi tiết cho tất cả các hoạt động, đào tạo, bàn giao và hỗ trợ liên tục nhằm mục đích kiểm soát chất lượng.
Bên nhận nhượng quyền sẽ được sử dụng tên thương hiệu, toàn bộ hệ thống vận hành, bí quyết sản xuất kinh doanh, quyền quản lý sản phẩm dịch vụ. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận nhượng nhượng quyền một bảng kế hoạch chi tiết về thủ tục và các khía cạnh của doanh nghiệp nhượng quyền. Cung cấp và hỗ trợ hệ thống quản lý, đào tạo từ giai đoạn đầu cũng như về sau.
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện là hình thức nhượng quyền phổ biến số 1 trong tất cả các hình thức nhượng quyền bao gồm cửa hàng thức ăn nhanh, quán cà phê, quán trà sữa, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khu thể thao và nhiều lĩnh vực khác…
Các mô hình nhượng quyền kinh doanh nổi tiếng
2. Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise) có thể hiểu ngắn gọn là bên nhượng quyền chỉ chuyển một số hoạt động kinh doanh như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị, đồng thời trao quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Trong mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện này, bên nhượng quyền thường không cố gắng kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của bên nhận nhượng quyền và doanh thu của bên nhượng quyền chủ yếu đến từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bên nhận nhượng quyền thường có ý định nhanh chóng mở rộng mạng lưới phân phối nhằm gia tăng độ phủ thị trường, doanh thu và dẫn đầu trước đối thủ. Các công ty sử dụng mô hình này thường là những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và có một lượng người hâm mộ.
Ví dụ: Disney cho phép các thương hiệu quần áo và đồ chơi sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình.
Disney Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Ở Việt Nam điển hình chúng ta có thể thấy Trung Nguyên coffee sử dụng nhượng quyền phân phối sản phẩm ra thị trường. Tóm lại, nhượng quyền kinh doanh không toàn diện được các doanh nghiệp muốn mở rộng phân phối để gia tăng sự cạnh tranh với đối thủ. Mô hình nhượng quyền này không chuyển các hoạt động chính cho doanh nghiệp khác. Vì thế, doanh nghiệp nhượng quyền không quản lý nhiều các hoạt động bên nhận nhượng quyền mà chỉ quan tâm đến doanh thu sản phẩm, dịch vụ.
3. Nhượng quyền có tham gia quản lý
Mô hình nhượng quyền tham gia quản lý (hay còn gọi management franchise). Mô hình nhượng quyền này đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm và trách nhiệm quản lý nhiều hơn là kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Về bản chất, bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý doanh nghiệp cho bên nhận nhượng quyền. Người quản lý chỉ đảm nhận nhiệm vụ giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện chứ không trực tiếp tham gia các hoạt động mỗi ngày của doanh nghiệp.
Mô hình nhượng quyền này phù hợp với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm là dịch vụ. Có yêu cầu về chất lượng nguồn lực. Ví dụ như: Khách sạn, spa,…
4. Nhượng quyền tham gia đầu tư vốn
Mô hình nhượng quyền tham gia đầu tư vốn (hay còn gọi là Equity franchise). Mô hình này chiếm tỷ lệ nhỏ với dạng đầu tư liên doanh. Bên nhượng quyền trực tiếp tham gia vào điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Cho dù số vốn góp thấp.
Trường hợp dự án có quy mô lớn, cần vốn đầu tư lớn như dự án bất động sản, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn. Bên nhận quyền đầu tư, sẽ tham gia góp vốn và sẽ là một phần của đội ngũ quản lý để vận hành doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu của họ, sau đó thu hồi vốn và tăng tỷ lệ đầu tư.
IV. Quyền và nghĩa vụ của hai bên
1. Quyền của thương nhân nhượng quyền
Khi các bên ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thì ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác mà không vi phạm điều cấm của pháp luật thì bên nhượng quyền có quyền nhận các khoản tiền khi chuyển nhượng quyền thương hiệu theo sự thỏa thuận của các bên quy định trong hợp đồng. Tiếp đến là bên nhượng quyền được phép tổ chức thực hiện việc quảng cáo cho tất cả các mạng lưới bán hàng của bên nhượng quyền thương mại và hệ thống bán hàng của bên nhượng quyền thương mại.
Kiểm tra, kiểm soát sự ổn định về chất lương các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đảm bảo sự thống nhất của tất cả các hệ thống nhượng quyền thương mại định kỳ hoạt đôt xuất các hoạt động của bên nhận quyền có vi phạm các điều khoản của hợp đồng mà đã bên đã thỏa thuận hay không? và có chế tài xử lý nếu bên nhận quyền vi phạm.
2. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
Trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thì ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác mà không vi phạm điều cấm của pháp luật thì bên nhượng quyền có các nghĩa vụ phải cung cấp các tài liệu để hướng dẫn bên nhận quyền về các hệ thống nhượng quyền theo quy định hoặc theo sự thỏa thuận.
Bên nhượng quyền phải có cơ chế chính sách đối xử công bằng bình đẳng với các bên nhận quyền trong tất cả các hệ thông nhượng quyền của mình.
Bên nhượng quyền thương mại có nghĩa vụ đối với các đối tượng có liên quan đến sở hữu trí tuệ được thỏa thuẩn ghi trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.
Để được điều hành hoạt động theo các hệ thống nhượng quyền thương mại thì bên nhượng quyền thương mại phải có nghĩa vụ cung cấp các trợ giúp kỹ thuật thường xuyên và tổ chức tập huấn đào tạo ban đầu cho các bên nhận quyền theo sự thỏa thuận.
Ngoài ra, bên nhượng quyền còn có nghĩa vụ sắp xếp tổ chức và có nghĩa vụ thiết kế các địa điểm bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên nhận quyền theo sự thỏa thuận.
3. Quyền của thương nhân nhận quyền
Khi các bên ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thì ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác mà không vi phạm điều cấm của pháp luật thì bên nhận quyền.có các quyền yêu cầu nhận các trợ giúp kỹ thuật một cách đầy đủ theo sự thỏa thuận trong hợp đồng khi có liên quan đến tất cả các hệ thống nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền thương mại.
Bên nhận quyền có các quyền yêu cầu bên nhương quyền thương hiệu phải có các cơ chế chính sách đối xử công bằng bình đẳng với các bên nhận quyền khác trong tất cả các hệ thống nhượng quyền của mình.
4. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Khi các bên ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu thì ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác mà không vi phạm điều cấm của pháp luật thì bên nhận quyền.có các nghĩa vụ là trả tiền và các khoản tiền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền đầy đủ đứng thời hạn.
Bên nhận quyền phải có nghĩa vụ giữ bí mật về các thông tin của bên nhượng quyền về bí mật công nghệ, kinh doanh khi đã được bên nhượng quyền nhượng quyền thương hiệu kể cả khi hợp đồng đã hết hiệu lực như kết thúc hoặc chấm dứt theo sự thoả thuận của các bên.
Bên nhượng quyền khi hợp đồng nhượng quyền hết hiệu lực thì không được phép sử dụng các quyền của bên nhượng quyền như tên thương mại, nhãn hiệu… theo quy định hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Khi bên nhượng quyền chuyển nhượng có bí quyết kinh doanh và quyền kinh doanh thì bên nhận quyền có nghĩa vụ chuẩn bị nguồn nhân lực, tài chính và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo thỏa thuận.
Bên nhận quyền có nghĩa vụ chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát của bên nhượng quyền khi sắp xếp tổ chức và có nghĩa vụ thiết kế các địa điểm bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ cho bên nhận quyền theo sự thỏa thuận.
Bên nhận quyền có nghĩa vụ điều hành hợp động cho phù hợp của tất cả các hệ thống của bên nhượng quyền.
Khi không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền thì bên nhận quyền thương hiệu không được phép nhượng quyền lại cho bên thứ ba theo quy định hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
V. Lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu
1. Nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn mở doanh nghiệp nên nghiên cứu, đào sâu tiềm năng thị trường rõ ràng. Các yếu tố cần xem xét khi thực hiện nghiên cứu thị trường bao gồm:
- Thương hiệu nhượng quyền có thật sự tốt trên thị trường?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ được nhượng quyền có thực sự tốt không?
- Nếu việc trở thành người nhận nhượng quyền của sản phẩm/dịch vụ này thực sự giúp doanh nghiệp của bạn phát triển?
- Sản phẩm/dịch vụ phát triển tại tỉnh/thành phố đó có thực sự tốt?
Và còn rất nhiều yếu tố khác mà bên nhượng quyền cũng như bên nhận nhượng quyền cần xem xét một cách kỹ lưỡng.
2. Hợp đồng pháp lý
Việc đưa ra quyết định nhượng quyền hay nhận nhượng quyền cần có hợp đồng rõ ràng giữa các bên với nhau. Để tránh những rủi ro mất tiền trong quá trình nhượng quyền cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương hiệu và đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng. Đảm bảo thương hiệu đã được đăng ký đầy đủ và các hoạt động trong phạm vi được phép của pháp luật.
Việt nhượng quyền thương hiệu cần có hợp đồng pháp lý rõ ràng
3. Chi phí phát sinh
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp nhượng quyền thường có các khoản chi phí phát sinh. Ngoài chi phí nhượng quyền, setup mặt bằng, thiết bị,… Chúng ta còn có chi phí hao tốn tài sản, sơn sửa,… Khi đó doanh nghiệp cần đảm bảo doanh thu và chi phí phát sinh để cân bằng được tài chính.
4. Tính đồng nhất và không được quyền tự do sáng tạo
Các chuỗi cửa hàng đều có sự đồng nhất về bố cục, cách sắp xếp thiết bị, nội thất,…Nếu khách hàng cảm thấy sự khác biệt về một đặc điểm nào đó, có khả năng họ sẽ xem đây là một lời nói dối và không có ý định quay lại. Sự sáng tạo thêm với một cửa hàng nhượng quyền sẽ đi kèm với vi phạm các điều khoản trong hợp đồng và hơn thế nữa.
5. Cạnh tranh chung chuỗi cửa hàng
Các thương hiệu nhượng quyền chung một chuỗi nhượng quyền không thể tránh khỏi việc cạnh tranh với nhau. Điều này cũng khiến các nhà nhượng quyền rất đau đầu.
VI. Điều kiện gì khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Để nhượng quyền thành công cần phải xem xét nhiều yếu tố nhưng nói riêng về mặt pháp lý thì cần phải đảm bảo:
- Có đăng ký kinh doanh;
- Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
Theo đó, để việc nhượng quyền không gặp khó khăn thì cần phải đáp ứng đủ 03 yếu tố nêu trên - nếu thiếu dù 01 trong những yếu tố này thì rủi ro pháp lý gặp phải là rất lớn.
- Đăng ký thương hiệu là vấn đề quan trọng nhất khi nhượng quyền. Có rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị nhượng quyền gặp lỗi như:
+ Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Việc đăng ký thương hiệu không kịp thời có thể dẫn đến hệ quả là thương hiệu bị đăng ký trước hoặc mới dừng lại ở việc nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ.
Như vậy về bản chất khi chưa được cấp văn bằng (sau 18 - 24 tháng nộp hồ sơ) thì cá nhận chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu với nhãn hiệu này. Nếu chưa có quyền sở hữu thì không thể định đoạt hay sử dụng.
+ Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu. Việt Nam theo hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên). Vì vậy thì việc nộp hồ sơ đăng ký sau sẽ dẫn đến hệ quả doanh nghiệp không sở hữu nhãn hiệu dự định nhượng quyền mà buộc phải mua lại hoặc xây dựng một nhãn mới
- Không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi một cửa hàng kinh doanh thành công và có lãi nhưng lại đang vận hành dưới hình thức là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh thì việc mở rộng địa điểm, góp vốn sẽ bị hạn chế.
- Không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không thể thuyết phục đối tác rằng quy trình sản xuất đảm bảo và được cơ quan Nhà nước chứng nhận. Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện này không chỉ là bắt buộc mà còn có tác động không nhỏ tới uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
VII. Thủ tục khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Trường hợp bạn muốn nhân rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu:
- Chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức, cá nhân khác.
- Chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu được độc quyền sử dụng chúng trong thời gian bảo hộ được quy định trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu đang trong thời gian bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu cho phép.
- Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN quy định về thành phần hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:
"a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;
d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.
Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức này thì bạn phải có văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu bạn sáng lập. Khi đó bạn mới đủ điều kiện để nhượng quyền thương hiệu cho người khác.
Đối với về vấn đề đăng ký kinh doanh:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh cũng quy định như sau:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Trên đây là toàn bộ thông tin về chuyển nhượng thương hiệu đã được Vietjack.me tổng hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới quý bạn đọc.
Xem thêm các chương trình khác: