Tổng hợp thông tin về đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư cần biết [mới nhất 2024]

Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng, các nhà đầu tư ngày càng có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài bên cạnh việc đầu tư các dự án trong nước. Vậy đầu tư ra nước ngoài được quy đinh như thế nào theo pháp luật Việt Nam? Thủ tục đầu tư ra nước ngoài ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 288 05/09/2023


Tổng hợp thông tin về đầu tư ra nước ngoài nhà đầu tư cần biết [mới nhất 2024]

I. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì?

1. Khái niệm hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Theo giải thích tại Luật đầu tư 2020: Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật đầu tư, cụ thể gồm có các hình thức sau:

“a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.”

Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài:

- Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.

- Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

- Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.

 3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

-  Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

-  Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài là:

“1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệpLuật Đầu tư.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.

3. Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

4. Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.

6. Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

II. Các dự án đầu tư ra nước ngoài

1. Tổ chức đầu tư ra nước ngoài

Phần lớn các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam sẽ tập trung vào một số thị trường sau

- Đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ (Mỹ)

- Đầu tư vào thị trường châu phi

- Đầu tư vào thị trường Lào và Campuchia

- Đầu tư vào Singapore ...vv

Các dự án của Tư nhân mang về lợi nhuận tốt hơn so với Vốn của DNNN

Năm 2019, có 87/130 dự án báo cáo về doanh thu, lợi nhuận với tổng doanh thu tại nước ngoài là 7.021,88 triệu USD, bằng 127,16% so với năm 2018. Trong đó, 53 dự án có lợi nhuận với tổng lợi nhuận 565 triệu USD, tăng 39 triệu USD và bằng 107,42 % so với năm 2018; 33 dự án bị lỗ với số lỗ là 156 triệu USD giảm 201 triệu USD và bằng 43,74% so với năm 2018.

Lũy kế đến ngày 31/12/2019, có 10/27 doanh nghiệp đã có thu hồi vốn đầu tư từ các dự án tại nước ngoài với số tiền 2.98 tỷ USD, bằng 45,72% vốn đầu tư đã thực hiện.

Trong số các dự án đầu tư tại nước ngoài, có 47 dự án bị lỗ lũy kế với số lỗ lũy kế là hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, còn một số dự án chưa báo cáo doanh thu, lợi nhuận nên chưa có cơ sở để đánh giá về hiệu quả đầu tư của các dự án này.

Tính đến 31/12/2019, tiền chuyển về nước chiếm tỷ trọng lớn tập trung ở một số dự án, như dự án khai thác dầu khí của PVN (Dự án Nhenhexky - Liên bang Nga, Lô PM 304 - Malaysia,... ) và dự án viễn thông tại các nước Đông Nam Á của Viettel.

Bên cạnh đó, còn những dự án khó khăn, tiềm ẩn rủi ro và tồn tại, chưa có hiệu quả đầu tư. Các dự án khai thác, thăm dò dầu khí phải dừng, giãn tiến độ hoặc thực hiện thủ tục kết thúc (có tỷ trọng vốn đầu tư cao). Các dự án trồng và chế biến cây cao su, một số dự án vẫn còn trong giai đoạn đầu tư hoặc mới đưa vào khai thác và đang lỗ kế hoạch, tiềm ẩn rủi ro (chính sách đất đai, thuế, lao động; rủi ro thị trường,...)

Nhìn Chung các dự án đầu tư nước ngoài cũng mang lại tín hiệu mới cho Việt Nam

Điển hình như Vinfast đầu tư nhà máy tại Mỹ

Viettel đầu tư vào Châu Phi đều có kết quả rất tốt

2. Cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay pháp luật về đầu tư ra nước ngoài hiện khá hoàn thiện và đầy đủ. Căn cứ pháp lý:

Luật Đầu tư 2014;

Nghị định 83/2015/NĐ – CP của Chính phủ Quy định về đầu tư ra nước ngoài;

– Mẫu văn bản tại Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT;

Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoàn toàn có quyền thực hiện góp vốn đầu tư tại nước ngoài, căn cứ điểm d, khoản 1, điều 2 Nghị định 83/2015/NĐ – CP.

III. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với Luật đầu tư 2020, phù hợp pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định nước tiếp nhận đầu tư và các ngành nghề theo quy định pháp luật Việt Nam.

- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

2. Hướng dẫn làm thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầu tư tại nước ngoài

Nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ cho dự án kinh doanh tại nước ngoài để chuẩn bị cho thủ tục Cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Các thông tin chủ yếu cần chuẩn bị gồm:

- Tên dự án đầu tư/ Tên công ty tại nước ngoài;

- Thông tin địa điểm thực hiện dự án tại nước ngoài;

- Ngành nghề kinh doanh tại nước ngoài;

- Thông tin đối tác tại nước ngoài;

- Thông tin vốn đầu tư ra nước ngoài.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bao gồm các tài liệu sau:

STT

Tên tài liệu

Yêu cầu

1

Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Theo mẫu, bản chính

2

Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý

–    Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

–    Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có)

Bản chứng thực

3

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:

–         Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng

–         Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư là pháp nhân;

Bản chứng thực

4

Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

Bản chứng thực

5

Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư

Bản chứng thực

6

Quyết định đầu tư ra nước ngoài;

Bản chính

7

Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm

Bản chứng thực

8

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại nước ngoài (nếu có)

Bản chứng thực

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.

- Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, cấp Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước về nhà đầu tư, vốn đầu tư, tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

- Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

- Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt văn bản chấp thuận hoặc Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.

- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.

- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

- Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Sau khi đăng ký xong giao dịch ngoại hối nhà đầu tư chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ dự án đã đăng ký.

Trường hợp thay đổi tiến độ chuyển vốn phải đăng ký với Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền.

Bước 5: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư đăng ký để được cấp tài khoản truy cập Cổng thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

IV. Những ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và ngành nghề đầu tư có điều kiện

Đầu tiên là so với Luật trước đây thì Luật Đầu tư năm 2020 có những điểm mới về ngành nghề cấm đầu tư và đầu tư có điều kiện như sau:

Bổ sung các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài

Được quy định cụ thể tại Điều 53 Luật đầu tư năm 2020 bao gồm: (1) Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan; (2) ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương; (3) ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Việc ghi nhận này vừa hướng đến việc tuân thủ nguyên tắc đầu tư nói chung, chống lại các hoạt động đầu tư gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế – văn hóa- xã hội cũng như các hiệp ước Việt Nam tham gia ký kết, là thành viên. Vì vậy, trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư cần rà soát, đối chiếu ngành nghề dự định đầu tư với Điều 6 Luật đầu tư năm 2020, các điều ước quốc tế có liên quan, danh sách cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương và danh sách ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh của nước tiếp nhận đầu tư để lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp nhất.

Bổ sung ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

Được quy định cụ thể tại Điều 54 Luật đầu tư năm 2020: “Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư ra nước ngoài nhưng phải đáp ứng điều kiện riêng biệt để đảm bảo nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của Nhà nước”

Các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm: (1) ngân hàng, (2) bảo hiểm, (3) chứng khoán, (4) báo chí, (5) phát thanh, (6) truyền hình, (7) kinh doanh bất động sản.

Điều kiện chủ đầu tư ra nước ngoài của các ngành, nghề nêu trên được quy định trong các quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chính vì vậy các nhà đầu tư cần xem xét để lựa chọn ngành nghề đầu tư phù hợp.

1. Ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

Theo Điều 53 Luật Đầu tư, có 3 nhóm ngành cấm đầu tư ra nước ngoài như sau:

“1. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.

2. Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

3. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.”

2. Ngành nghề đầu tư có điều kiện

Theo Điều 54 Luật đầu tư năm 2020, để đầu tư những ngành sau đây ra nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện nhất định:

Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

a) Ngân hàng;

b) Bảo hiểm;

c) Chứng khoán;

d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh bất động sản.

Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

1. Đối với các ngành, nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

2. Đối với ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.

3. Đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.”

V. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 55 Luật đầu tư như sau:

“1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.

3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.”

Cụ thể nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài được hướng dẫn chi tiết tại Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 69. Vốn đầu tư ra nước ngoài

1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;

b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;

c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;

d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;

đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;

e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.

3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.

4. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là toàn bộ thông tin về đầu tư ra nước ngoài đã được Vietjack.me tổng hợp. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích tới quý bạn đọc.

1 288 05/09/2023