TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9 (có đáp án 2022) - Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9.

1 647 28/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX

Nhận biết

Câu 1. Đầu thế kỉ XVIII, trên đất Ấn Độ đã diễn ra cuộc chiến tranh giữa

A. Anh và Mỹ.

B. Anh và Pháp.

C. Anh và Nhật.

D. Trung Quốc và Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Đầu thế kỉ XVIII, sự tranh giành giữa Anh và Pháp dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai nước này trên đất Ấn Độ (SGK – Trang 56).

Câu 2. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, nước nào đã hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ?

A. Pháp.

B. Đức.

C. Anh.

D. Hà Lan.

Đáp án: C

Giải thích:

Anh đã gạt Pháp, hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ (SGK – Trang 56).

Câu 3. “Xi-pay” là tên gọi

A. những đội quân người Ấn đánh thuê cho đế quốc Anh.

B. những người Ấn Độ theo Hin-đu giáo.

C. những người Ấn Độ theo Phật giáo.

D. những vùng đất mà Anh đã xâm chiếm được ở Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích:

“Xi-pay” là tên gọi những đội quân người Ấn đánh thuê cho đế quốc Anh.

Câu 4. Đảng Quốc đại là chính đảng của lực lượng xã hội nào ở Ấn Độ?

A. Giai cấp tư sản.

B. Giai cấp vô sản.

C. Tầng lớp tiểu tư sản.

D. Tầng lớp binh lính.

Đáp án: A

Giải thích:

 Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ (SGK – Trang 57).

Câu 5. Đảng Quốc đại có tên đầy đủ là

A. Đảng Đại hội Quốc dân.

B. Đảng Quốc tế Nhân dân.

C. Đảng Quốc gia Đại chúng.

D. Đảng Quốc dân Đại hội.

Đáp án: D

Giải thích:

Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) (SGK – Trang 57).

Câu 6. Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hoá thành

A. phái “Ôn hoà” và phái “Dân chủ”.

B. phái “Ôn hoà” và phái “Cấp tiến”.

C. phái “Ôn hoà” và phái “Bảo thủ”.

D. phái “Lập hiến” và phái “Cấp tiến”.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hoá thành phái “Ôn hoà” và phái “Cấp tiến” (SGK – Trang 58).

Câu 7. Ở Ấn Độ, trong những năm 1885 – 1905, mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là

A. lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.

C. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.

D. giành quyền tự trị, phát triển kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích:

 Ở Ấn Độ, trong những năm 1885 – 1905, mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc (SGK – Trang 57).

Câu 8. Ở Ấn Độ, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?

A. Giai cấp tư sản.

B. Giai cấp phong kiến.

C. Giai cấp công nhân.

D. Binh lính Ấn Độ.

Đáp án: A

Giải thích:

 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giai cấp công nhân đã đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ.

Thông hiểu

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu nào khiến thực dân phương Tây, nhất là Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?

A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.

B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.

C. Ấn Độ đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo).

Đáp án: A

Giải thích:

Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ vì nơi đây đất rộng người đông, tài nguyên phong phú có thể cung cấp nguồn nguyên vật liệu, nhân công và thị trường lớn cho chính quốc

Câu 10. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?

A. Chế độ phong kiến ở Ấn Độ đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

B. Ấn Độ phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhưng chậm.

C. Ấn Độ thi hành chính sách bế quan tỏa cảng

D.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu về mọi mặt không còn khả năng chống đỡ khi bị xâm lược. Lợi dụng cơ hội này các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ.

Câu 11. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm

A. xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ.

B. cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ.

C. làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

D. biến họ thành tay sai đắc lực cho mình.

Đáp án: C

Giải thích:

Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình.

Câu 12. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột về kinh tế, thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào về chính trị đối với Ấn Độ?

A. Thu mua lương thực với giá rẻ.

B. "Chia để trị".

C. Đặt ra nhiều thứ thuế vô lí.

D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu.

Đáp án: B

Giải thích:

Lợi dụng vấn đề tôn giáo Ấn Độ, thực dân Anh thi hành chính sách thâm độc “chia để trị”.

Câu 13. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội?

A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.

C. Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng.

B. Nền văn minh lâu đời của Ấn Độ bị phá hoại.

Đáp án: A

Giải thích:

 Về mặt xã hội, chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề: tình trạng bần cùng hóa, chết đói của nhân dân cùng những mâu thuẫn sâu sắc giữa các tôn giáo ở Ấn Độ.

Câu 14. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là do mâu thuẫn giữa

A.giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

B. nông dân với địa chủ phong kiến.

C. nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

D. binh lính Xi-pay với sĩ quan Anh.

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là do mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

Câu 15. Duyên cớ trực tiếp làm bùng nổ khởi nghĩa của binh lính Xi-pay là do: binh lính Xi-pay

A. bất mãn trước việc sĩ quan Anh bắt giam những người linh có tư tưởng chống đối.

B. bất mãn trước chính sách thu mua lương thực với giá rẻ mạt của thực dân Anh.

C. bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp.

Đáp án: A

Giải thích:

 Bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người linh có tư tưởng chống Ánh, 60000 linh Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa (SGK – Trang 57).

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay đã

A. giành thắng lợi, lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

B. giải phóng đất nước, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

C. thất bại, nhưng thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

D. thắng lợi, đưa Ấn Độ phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: C

Giải thích:

 Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay tuy thất bại, nhưng thể hiện tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

Vận dụng

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859)?

A. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

B. Từ một địa phương, khởi nghĩa đã lan rộng, giải phóng được nhiều nơi.

C. Mục tiêu đánh đổ ách cai trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc.

D. Cuộc khởi nghĩa đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

Đáp án: D

Giải thích:

Tính dân tộc của cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) thể hiện ở lực lượng tham gia, quy mô, mục tiêu đấu tranh.

Câu 18. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là

A. buộc thực dân Anh phải trao trả độc lập cho nhân dân Ấn Độ.

B. giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược Ấn Độ của thực dân Anh.

C. mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.

D. thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng dậy chống thực dân Anh.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khởi nghĩa Xi-pay đã mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.

Câu 19. Đầu thế kỉ XX, Đảng Quốc đại có sự phân hóa thành 2 phái là

A. Bảo thủ và Cộng hòa.

B. Dân chủ và Cộng hòa.

C. Bạo động và cải cách.

D. Ôn hòa và cấp tiến.

Đáp án: D

Giải thích:

Đầu thế kỉ XX, Đảng Quốc đại có sự phân hóa thành 2 phái là: Ôn hòa và cấp tiến.

Câu 20. Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Bộ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào đấu tranh của

A. công nhân ở Can-cút-ta năm 1905.

B. công nhân Bom-bay năm 1908.

C. quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.

D. công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.

Đáp án: B

Giải thích:

 Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Bộ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.

 

Câu 21: Đến giữa thế kỉ XIX, nước thực dân nào đã đặt được ách thống trị ở Ấn Độ?

A. Bồ Đào Nha.

B. Pháp.

C. Hà Lan.

D. Anh.

Đáp án: D

Giải thích: Sau cuộc chiến tranh Anh- Pháp, thực dân Anh đã giành được độc quyền xâm chiếm Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, Anh đã hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ

Câu 22: Cuộc đấu tranh nào của nhân dân Ấn Độ chống Anh diễn ra từ năm 1857-1859?

A. Khởi nghĩa Bom-bay.

B. Khởi nghĩa Cancutta.

C. Khởi nghĩa Xi-pay.

D. Khởi nghĩa Mumbai.

Đáp án: C

Giải thích: Nhiều cuộc khởi nghĩa chống Anh của nhân dân Ấn Độ liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi- pay (1857-1859)

Câu 23: Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc

B. Thỏa hiệp với thực dân Anh

C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ

D. Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tư trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

Câu 24: Đảng Quốc dân Đại hội là chính đảng của lực lượng xã hội nào?

A. giai cấp công nhân Ấn Độ.

B. giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ.

C. tầng lớp đại tư sản người Ấn.

D. tầng lớp tư sản trí thức Ấn Độ.

Đáp án: B

Giải thích: Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập vào năm 1885

Câu 25: Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa như thế nào?

A. Phái cấp tiến và phái ôn hòa

B. Phái cấp tiến và phái bạo lực

C. Phái dân chủ và phái bạo lực

D. Phái ôn hòa và phái bạo lực

Đáp án: A

Giải thích: Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hóa thành 2 phái: phái Cấp tiến (kiên quyết chống Anh) và phái Ôn hòa (chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách)

Câu 26: Chính sách thống trị của thực dân Anh không dẫn đến hậu quả gì ở Ấn Độ?

A. Nhân dân Ấn Độ bị bần cùng, chết đói ngày càng nhiều

B. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tôn giáo bị khơi sâu

C. Thủ công nghiệp địa phương bị phá sản

D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, cạnh tranh với hàng hóa Anh

Đáp án: A

Giải thích:

Chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh thực dân Anh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội đã

- Phá vỡ nền kinh tế tiểu nông, sản xuất thủ công nghiệp địa phương bị phá sản

- Nhân dân Ấn Độ bị bần cùng, chết đói ngày càng nhiều

- Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, tôn giáo trong xã hội bị khơi sâu

Câu 27: Ý nghĩa quan trọng nhất của các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1875-1885 là

A. Làm lung lay nền thống trị của thực dân Anh

B. Thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên đấu tranh

C. Thắt chặt khối đoàn kết dân tộc ở Ấn Độ

D. Giành được quyền tự trị, thúc đẩy nền kinh tế dân tộc phát triển

Đáp án: B

Giải thích: Các phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ trong những năm 1875-1885 có tác dụng thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh

Câu 28: Vì sao năm 1905 nhân dân Ấn Độ lại tiến hành nhiều cuộc biểu tình rầm rộ?

A. chống chính quyền thực dân, đòi độc lập cho Ấn Độ.

B. chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan.

C. đòi trả lại tự do cho Ti-lắc và các đồng chí của ông.

D. chống chính sách phân biệt chủng tộc của thực dân Anh.

Đáp án: B

Giải thích: Năm 1905, nhân dân Ấn Độ tiến hành các cuộc biểu tình rầm rộ chống chính sách “chia để trị” của thực dân Anh đối với xứ Bengan. Theo đó Bengan sẽ bị chia đôi trên cơ sở tôn giáo: miền Đông của những người theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Ấn.

Câu 29: Phong trào nào được xem là đỉnh cao của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX?

A. Phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.

B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.

C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.

D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.

Đáp án: A

Giải thích:

Đỉnh cao nhất cua phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào công nhân Bom-bay năm 1908. Tháng 6-1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án này đã thổi bùng lên một ngọn lửa

đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân ở Bom-bay tiến hành tổng bãi công trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập các đơn vị chiến đấu chống lại quân Anh.

=> Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao buộc thực dân Anh phải thu hồi Đạo luật chia cắt Ben-gan.

Câu 30: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?

A. Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ

B. Tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm

C. Binh lính Xi-pay bị bắt đi đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ

D. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp trên đất Ấn Độ

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là do tín ngưỡng tôn giáo của binh lính Xipay bị xúc phạm nghiêm trọng khi họ phải dùng các đạn pháo có bọc giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn. Muốn bắn loại đạn này, họ phải dùng răng để xé các loại giấy đó, trong khi người lính Xi-pay theo đạo Hindu thì kiêng thịt bò và đạo Hồi thì kiêng thịt lợn

1 647 28/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: