TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19 (có đáp án 2023): Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19.

1 538 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nhận biết

Câu 1. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914 - 1919)

A. không thay đổi.

B. tăng 5 lần.

C. giảm 5 lần.      

D. tăng 10 lần.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong vòng 5 năm (1914 – 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần (SGK – Trang 96).

Câu 2. Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, Nhật Bản đã rơi vào cuộc khủng hoảng về

A. nông nghiệp.

B. tài chính.

C. công nghiệp.

D. ngoại thương.

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1927, Nhật Bản lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng cửa (SGK – Trang 97).

Câu 3. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927 ở Nhật đã

A. khiến Nhật thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. khiến Nhật mất đi vị trí nền kinh tế số một thế giới.

C. chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nên kinh tế Nhật Bản.

D. thúc đẩy Nhật vươn lên phát triển mạnh mẽ.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1927 đã chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nên kinh tế Nhật Bản (SGK – Trang 97).

Câu 4. “So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5% ngoại thương giảm 80%. số người thất nghiệp lên tới 3 triệu...” (SGK – Trang 97). Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở

A. nước Mỹ.

B. nước Đức.

C. nước Nhật.

D. nước Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Nhật (SGK – Trang 97).

Câu 5. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới

A. 1,5 triệu người.

B. 2 triệu người.

C. 3 triệu người.   

D. 3,5 triệu người.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới 3 triệu người (SGK – Trang 97).

Câu 6. Khởi đầu kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới Nhật đã đánh

A. Việt Nam.

B. Trung Quốc.

C. Các nước Đông Nam Á.      

D. Triều Tiên.

Đáp án: B

Giải thích:

Năm 1927, Nhật Bản đã đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới khởi đầu là chiếm Trung Quốc (SGK – Trang 97).

Câu 7. Nhật Bản đã mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc bằng việc tiến đánh vùng

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam.

C. Tây Bắc.

D. Tây Nam.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhật Bản đã mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc bằng việc tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc (SGK – Trang 97).

Câu 8. Lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. phái "sĩ quan trẻ".     

B. phái "sĩ quan già".

C. giai cấp tư sản Nhật.  

D. Đảng Cộng sản Nhật.

Đáp án: D

Giải thích:

Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân (SGK – Trang 96).

Thông hiểu

Câu 9. Tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với kinh tế Nhật Bản là

A. kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

B. biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.

C. kinh tế Nhật Bản vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh.

D. thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Đáp án: D

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi và không mất mát gì vì vậy chiến tranh đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

Câu 10. Ý nào không phải biểu hiện của sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất.

B. Xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường châu Á.

C. Mua các bằng phát minh sáng chế từ nước ngoài.

D. Sản lượng công nghiệp tăng gấp 5 lần.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong vòng 5 năm (1914 – 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất, xuất khẩu hàng hoá ra các thị trường châu Á (SGK – Trang 96).

Câu 11. Nội dung nào không đúng khi nói về tình hình kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chỉ phát triển vài năm sau chiến tranh.

B. Sản xuất công nghiệp có tăng song bấp bênh.

C. Nền nông nghiệp lạc hậu

D. Vươn lên trở thành nền kinh tế số một của thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:

Nền kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong một vài năm sau chiến tranh, sản xuất công nghiệp có tăng song bấp bênh, nền nông nghiệp lạc hậu (SGK – Trang 96).

Câu 12. Ý nào không đúng khi nói về tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Giá sinh hoạt đắt đỏ, giá gạo tăng cao.

B. Bùng nổ cuộc tuần hành “đi bộ vì đói” .

C. Phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi.

D. Các cuộc đấu tranh bùng nổ, “bạo động lúa gạo”.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, do nền nông nghiệp lạc hậu nên giá sinh hoạt đắt đỏ, giá gạo tăng cao dẫn đến các cuộc đấu tranh bùng nổ, “bạo động lúa gạo” và phong trào bãi công của công nhân diễn ra sôi nổi (SGK – Trang 96).

Câu 13. Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước

A. Mỹ và các nước Tây Âu.

B. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.

C. Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.

D. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

Đáp án: A

Giải thích:

Mỹ và các nước Tây Âu là hai đối tượng cạnh tranh quyết liệt với Nhật Bản về các sản phẩm công nghiệp.

Câu 14. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành

A. công nghiệp nặng.     

B. công nghiệp nhẹ.

C. nông nghiệp.   

D. tài chính và ngân hàng.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành nông nghiệp.      

Câu 15. Để đưa Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giới cầm quyền Nhật Bản đã

A. quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.

B. tiến hành cải cách nền kinh tế - xã hội để phục hồi lại đất nước.

C. ban hành đạo luật phục hưng công - nông nghiệp và thương mại.

D. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ ngân hàng.

Đáp án: A

Giải thích:

Để đưa Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, giời cầm quyền Nhật Bản đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài (SGK – Trang 97).

Câu 16. Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản có tác dụng làm

A. phá sản quá trình quân phiệt hóa.

B. chậm lại quá trình quân phiệt hóa.

C. tăng nhận quá trình quân phiệt hóa.

D. chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa.

Đáp án: B

Giải thích:

Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.

Vận dụng

Câu 17. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.

B. thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

C. sự cạnh tranh quyết liệt của Mỹ và Tây Âu.

D. thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích:

Do Nhật Bản là một đất nước nghèo tài nguyên, nguồn thuộc địa lại ít ỏi nên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) Nhật Bản ngày càng thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Câu 18. Nội dung nào không phản ánh đúng đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản?

A. Diễn ra trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.

B. Diễn ra thông qua các cuộc đảo chính quân sự giữa các tập đoàn quân phiệt.

C. Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

D. Là sự chuyển đổi từ chế độ cộng hòa đại nghị sang chế độ độc tài phát xít.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở Đức quá trình phát xít hoá diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Còn ở Nhật Bản, do đã có sẵn chế độ chuyên chế của Thiên hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

Câu 19. Sự kiện Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc (9/1931) đánh dấu việc

A. hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Âu.

B. hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.

C. Nhật Bản phát động cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Nhật Bản mở đầu cho việc phân chia lại thị trường thế giới.

Đáp án: B

Giải thích:

Với sự kiện này, lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương đã được hình thành.

Câu 20. Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài vì

A. chưa có thuộc địa.

B. muốn truyền bá thuyết “Đại Đông Á”.

C. thiếu nhiên liệu, thiếu thị trường.

D. muốn làm bá chủ thế giới.

Đáp án: C

Giải thích:

Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài vì Nhật thiếu nhiên liệu, thiếu thị trường nên muốn có thêm thuộc địa.

Câu 21: Tháng 7-1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?

A. Cuộc bạo động lúa gạo

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập

C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính

D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

Câu 22: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thấ nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng Chính sách mới của Mĩ

Đáp án: C

Giải thích: Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bánh trướng ra bên ngoài

Câu 23: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào trước hết?

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Triều Tiên

D. Đài Loan

Đáp án: B

Giải thích: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

Câu 24: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Đáp án: D

Giải thích: Từ những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản, mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức.

Câu 25: Đâu không phải là thách thức Nhật Bản phải đối mặt từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Đáp án: C

Giải thích:

Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề như khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là tình trạng nông nghiệp giảm sút trầm trọng do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa do đang trong cuộc khủng hoảng thừa.

Đáp án C: tình trạng nhập cư không phải khó khăn đối với Nhật Bản từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX.

Câu 26: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có tác động như thế nào đến quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của nước này

Câu 27: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Lợi nhuận thu được từ chiến tranh thế giới thứ nhất

B. Sự cải tiến kĩ thuật sản xuất

C. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có

D. Sự đầu tư, viện trợ của Mĩ

Đáp án: A

Giải thích: Nhật Bản là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và không mất mát gì trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây chính là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh

Câu 28: Vì sao từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc?

A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất

B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản

C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc

D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Đáp án: B

Giải thích: Nhật Bản bên cạnh việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang còn tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc do: Thị trường Trung Quốc rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, Trung Quốc luôn là đối tượng Nhật Bản muốn độc chiếm từ lâu. Tháng 9-1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

Câu 29: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Do Nhật Bản có quá ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường

B. Do tâm lý bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

C. Do ảnh hưởng truyền thống quân phiệt

D. Do sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp

Đáp án: A

Câu 30: Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ hộ pháp

B. Trung Hoa Dân quốc

C. Mãn Châu Quốc

D. Chính phủ quốc dân

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đầu, gọi là Mãn Châu quốc. Sự kiện Mãn Châu chính là ngòi lửa của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới

1 538 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: