TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 27 (có đáp án 2023): Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 27.

1 6,225 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Nhận biết

Câu 1. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh

A. Bắc Giang.      

B. Bắc Ninh.        

C. Hưng Yên.       

D. Thanh Hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

 Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc (tỉnh Bắc Giang).    

Câu 2. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp

A. văn thân, sĩ phu.        

B. võ quan.

C. nông dân.

D. địa chủ.

Đáp án: C

Giải thích:

 Đề Nắm hay Đề Thám – lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế đều là những người nông dân.

Câu 3. Lực lượng đông đảo nhất tham gia khởi nghĩa Yên Thế là

A. công nhân.      

B. nông dân.

C. các dân tộc sống ở miền núi.

D. nông dân và công nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

 Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

Câu 4. Lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế trong giai đoạn 1892 – 1913 là

A. Đề Nắm.

B. Đề Thám.        

C. Nguyễn Trung Trực.  

D. Phan Đình Phùng.

Đáp án: B

Giải thích:

 Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế giai đoạn từ năm 1892 đến năm 1913 là Đề Thám (SGK – Trang 132).  

Câu 5. Trong giai đoạn từ 1884 - 1892, thủ lĩnh có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A. Đề Thám.        

B. Đề Nắm.

C. Phan Đình Phùng.     

D. Nguyễn Trung Trực.

Đáp án: B

Giải thích:

 Trong giai đoạn từ 1884 - 1892, thủ lĩnh có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là Đề Nắm (SGK – Trang 132).

Câu 6. Giai đoạn 1893 - 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế

A. xây dựng phòng tuyến.

B. mới thành lập, còn non yếu.

C. vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.

D. chiến đấu quyết liệt với Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

 Giai đoạn 1893 - 1908 là thời kỳ nghĩa quân Yên Thế vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (SGK – Trag 132).

Câu 7. Người Pháp chấp nhận giảng hoà với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

A. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Ba-danh.

B. người Pháp được cai quản bốn tổng ở Yên Thế.

C. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét-nay.

D. Đề Thám phải giải tán nghĩa quân.

Đáp án: C

Giải thích:

 Người Pháp chấp nhận giảng hoà với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét-nay (SGK – Trang 132).

Câu 8. Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc

A. Mường, Thái.  

B. Khơ-me, Mông.

C. Thượng, Khơ-me, Xtiêng.

D. Thượng, Xtiêng, Thái.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc Thượng, Khơ-me, Xtiêng (SGK – Trang 133).       

Thông hiểu

Câu 9. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì giữa thế kỉ XIX là

A. nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán.

B. hình thành các đô thị tập trung đông dân cư.

C. nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

D. nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh.

Đáp án: A

Giải thích:

  Điểm nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì giữa thế kỉ XIX là nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là hoạt động của nghĩa quân Yên Thế trong thời gian tranh thủ thời gian hoà hoãn (1897 – 1908)?

A. Khai khẩn đồn Phồn Xương.

B. Lo tích luỹ lương thực, xây dựng quân đội tinh nhuệ.

C. Xây dựng phòng tuyến quân sự.7

D. Phục kích quân Pháp tại đồn Mang Cá.

Đáp án: D

Giải thích:

 Từ năm 1897 đến năm 1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Đề Thám cho nghĩa quân khai khẩn đồn Phồn Xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng quân đội tinh nhuệ và xây dựng phòng tuyến quân sự (SGK – Trang 132).

Câu 11. Giai đoạn 1893 – 1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là

A. xây dựng quân đội tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.

B. tìm cách giảng hoà với địch.

C. liên lạc với một số nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

D. lo tích luỹ lương thực.

Đáp án: B

Giải thích:

 Giai đoạn 1893 – 1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã tìm cách giảng hoà với địch để tranh thủ thời gian hoà hoãn tích luỹ lương thực, quân đội…

Câu 12. Nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp vì

A. muốn khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến.

B. phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.

C. hưởng ứng chiếu Cần Vương do vua Hàm Nghi ban ra.

D. để chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống.

Đáp án: D

Giải thích:

 Nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp vì để chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống.

Câu 13. Tại sao thực dân Pháp tập trung lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế trong năm 1909 - 1913?

A. Quân của Đề Thám dính líu đến vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.

B. Quân của Đề Thám dính líu đến phong trào kháng thuế ở Nam Kì.

C. Đề Thám có liên lạc với Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

D. Đề Thám tổ chức ám sát viên toàn quyền Pháp ở Hà Nội.

Đáp án: A

Giải thích:

 Trong giai đoạn 1909 – 1913, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế (SGK – Trang 132).

Câu 14. Phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi vì

A. thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn.

B. ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.

C. địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.

D. địa hình rừng núi việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.

Đáp án: A

Giải thích:

 Phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi vì thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn.

Câu 15. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A. phong trào giải phóng dân tộc.

B. khởi nghĩa nông dân.

C. cách mạng dân chủ tư sản.

D. cách mạng vô sản.

Đáp án: B

Giải thích:

 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc khởi nghĩa nông dân vì lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là giai cấp nông dân với mục đích bảo vệ cuộc sống của người dân Yên Thế.

Câu 16. Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất trong phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi là

A. nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi.

B. biểu hiện ý chí kiên cường của các dân tộc anh em

C. kế tục truyền thống yêu nước của cha ông.

D. góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

Đáp án: D

Giải thích:

 Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất trong phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi là khẳng định sức mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.

Vận dụng

Câu 17. Ý nào sau đây không phải nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.

B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.

C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.

D. Lực lượng tham gia không có tinh thần đấu tranh.

Đáp án: D

Giải thích:

 Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là bó hẹp ở một nơi vì vậy dễ bị giặc cô lập. Giai cấp lãnh đạo là những người nông dân chưa phải là một giai cấp tiến bộ đồng thời so sánh lực lượng giữa Pháp và nghĩa quân quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.

Câu 18. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân vì

A. có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của sĩ thân, sĩ phu.

B. mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.

C. lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.

D. lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Đáp án: D

Giải thích:

 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân vì lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.

Câu 19. Nội dung nào không phải nguyên nhân khiến khởi nghĩa nông dân Yên Thế dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

A. Trình độ tổ chức cao, đã chế tạo được súng trường kiểu Pháp.

B. Phương thức tác chiến linh hoạt.

C. Phong trào diễn ra ở một vị trí địa lí thuận lợi.

D. Thực dân Pháp đang phải huy động lực lượng để đàn áp phong trào Cần Vương.

Đáp án: A

Giải thích:

 Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do những người nông dân lãnh đạo nên trình độ tổ chức còn nhiều hạn chế.

Câu 20. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là

A. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh.      

B. phương pháp đấu tranh và hình thức đấu tranh.

C. mục tiêu đấu tranh và lực lượng lãnh đạo.

D. đối tượng và hình thức đấu tranh.

Đáp án: C

Giải thích:

 Mục tiêu đấu tranh của phong trào Cần Vương là đánh đuổi Pháp, thiết lập lại nhà nước phong kiến độc lập, còn khởi nghĩa Yên Thế nhằm chống lại Pháp bảo vệ cuộc sống của người dân. Lãnh đạo phong trào Cần Vương là tầng lớp văn thân, sĩ phu còn lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế là những người nông dân.

Câu 21: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

B. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Đáp án: A

Giải thích: Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 22: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Nguyễn Trường Tộ

C. Bùi Viện

D. Phạm Phú Thứ

Đáp án: B

Giải thích: Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...

Câu 23: Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là

A. Thời vụ sách

B. Bình Ngô sách

C. Dương vụ

D. Canh tân

Đáp án: A

Giải thích: Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước

Câu 24: Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Quan lại, sĩ phu yêu nước

B. Nông dân

C. Bình dân thành thị

D. Tư sản

Đáp án: A

Giải thích: Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách

Câu 25: Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Đất nước khủng hoảng

B. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam

C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu

D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển

Đáp án: D

Giải thích:

Những cơ sở dẫn tới sự ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX bao gồm:

- Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế- chính trị- xã hội

- Thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng quá trình xâm lược Việt Nam

- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh của các văn thân, sĩ phu

=> Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến

Câu 26: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu

B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ

C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam

Đáp án: D

Giải thích:

Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa:

- Thể hiện lòng yêu nước, thương dân của các văn thân, sĩ phu khi dám vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét để đưa ra những đề nghị cải cách

- Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạc hậu

- Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

=> Loại trừ đáp án D: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì này chưa du nhập vào Việt Nam nên chưa thể khẳng định phương thức kinh tế này phát triển do tác động của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 27: Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Đáp án: D

Giải thích:

Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:

- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một giải pháp trên một lĩnh vực mà không có tính đồng bộ)

- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính khả thi

- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Câu 28: Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Đáp án: D

Giải thích:

Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:

- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một

giải pháp trên một lĩnh vực mà không có tính đồng bộ)

- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính khả thi

- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 29: Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Đáp án: D

Giải thích:

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

Câu 30: Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai

A. Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa

B. Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công

C. Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công D. Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích:

Nhận định trên là không chính xác vì tại thời điểm giữa thế kỉ XIX Việt Nam không có đầy đủ những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc cải cách diễn ra thành công:

- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được

- Xã hội bất ổn, phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao

- Triều đình Nguyễn bạc nhược, bảo thủ, khước từ những cải cách duy tân

- Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam nên những cải cách khó lòng thực hiện được

1 6,225 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: