TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14 (có đáp án 2022) - Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14.

Hướng dẫn giải

1 1,364 28/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Nhận biết

Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là

A. cách mạng tư sản Anh.

B. cách mạng tư sản Hà Lan.

C. cách mạng tư sản Pháp.

D. chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:

 Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử là cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI.

Câu 2. Cách mạng công nghiệp ở Anh và quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu diễn ra vào

A. cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XVIII.     

B. cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.   

C. cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

D. cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI.   

Đáp án: C

Giải thích:

Cách mạng công nghiệp ở Anh và quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu diễn ra vào thế kỉ XIX.

Câu 3. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước được gọi là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi là

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:

 Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi (SGK – Trang 40).

Câu 4. "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!", đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào ở nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Nước Anh.

B. Nước Pháp.

C. Nước Đức.

D. Nước Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích:

 Đây là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước Pháp trong cuộc khởi nghĩa Li-ông.

Câu 5. Sự kiện nào dưới đây được coi là mốc kết thúc của thời kỳ lịch sử thế giới cận đại?

A. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ?

B. Cách mạng Hà Lan bùng nổ.

C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

D. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.

Đáp án: C

Giải thích:

 Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917 đã kết thúc thời kỳ lịch sử thế giới cận đại mở ra thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.

Câu 6. "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" là câu kết của bản Tuyên ngôn nào dưới đây?

A. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

B. Tuyên ngôn Liên Hợp quốc.

C. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

D. Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích:

Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" là câu kết trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Câu 7. "Ngày chủ nhật đẫm máu" gắn với sự kiện cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh-pê-téc bua trong

A. cách mạng Đức.

B. cách mạng Nga.

C. Công xã Pa-ri (Pháp).

D. cách mạng tư sản Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

"Ngày chủ nhật đẫm máu" gắn với sự kiện cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh-pê-téc bua trong cách mạng Nga (1905 – 1907)

Câu 8. Quốc gia ở Đông Nam Á không bị rơi vào tình trạng thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là

A. Thái Lan.          

B. Phi-líp-pin.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Mã Lai.

Đáp án: A

Giải thích:

 Quốc gia ở Đông Nam Á không bị rơi vào tình trạng thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là Thái Lan.         

Thông hiểu

Câu 9. Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là

A. hình thành hai giai cấp là: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. giai cấp vô sản lên nắm chính quyền ở các nước.

C. hình thành hai giai cấp đối lập nhau - tư sản và vô sản.

D. các mâu thuẫn xã hội đã được giải quyết triệt để.

Đáp án: C

Giải thích:

 Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã tạo ra sự phân chia xã hội thành hai giai cấp đối lập nhau - giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (SGK – Trang 22).

Câu 10. Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cuộc cách mạng triệt để nhất là

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.  

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Cách mạng tư sản Pháp.      

D. Cách mạng tư sản Đức.

Đáp án: C

Giải thích:

 Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu cách mạng tư sản Pháp được coi là cuộc cách mạng triệt để nhất vì đã lật đổ được chế độ phong kiến, mang lại quyền lợi bước đầu cho nhân dân đưa nước Pháp phát triển với đỉnh cao là thời kỳ Gia-cô-banh.

Câu 11. Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến.

B. chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. giải phóng dân tộc kết hợp với nội chiến.

D. cải cách, canh tân đất nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Hình thức của cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII là một cuộc nội chiến diễn ra giữa Quốc hội và chính quyền phong kiến.

Câu 12. Dấu hiệu cơ bản chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là

A. sự xuất hiện của các công ty độc quyền.

B. giai cấp phong kiến bị thủ tiêu hoàn toàn.

C. chính phủ tư sản tăng cường bóc lột nhân dân.

D. các nước tư bản đẩy mạnh xuất khẩu tư bản.

Đáp án: A

Giải thích:

Dấu hiệu cơ bản chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa là sự xuất hiện của các công ty độc quyền.

Câu 13. Quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) và được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” thời cận đại là

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích:

Quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) và được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” thời cận đại là Anh.

Câu 14. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Trung Quốc được đề cập đến trong nhận xét sau: “… là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử cận đại Trung Quốc về lĩnh vực chính trị và nhất là về lĩnh vực văn hóa tư tưởng….tuy chưa phế bỏ được trật tự phong kiến và vai trò thống trị của nền văn hóa phong kiến ở Trung Quốc, nhưng nó đã làm lung lay trật tự và nền tảng văn hóa đó” (Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Huy Quý, Lịch sử Trung Quốc, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009, tr.244)?

A. Phong trào Nghĩa hòa đoàn.                   

B. Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc.

C. Phong trào Duy tân Mậu Tuất.                

D. Phong trào Ngũ tứ.

Đáp án: C

Giải thích:

Phong trào Duy tân Mậu Tuất (1898) là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử cận đại Trung Quốc về lĩnh vực chính trị và nhất là về lĩnh vực văn hóa tư tưởng….tuy chưa phế bỏ được trật tự phong kiến và vai trò thống trị của nền văn hóa phong kiến ở Trung Quốc, nhưng nó đã làm lung lay trật tự và nền tảng văn hóa đó

Câu 15. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX) mang tính chất của một cuộc

A. chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

B. chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. cách mạng vô sản.

D. cách mạng tư sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Cuộc Duy tân Minh Trị (cuối thế kỉ XIX) mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, vì đã mở đường cho sự phát triển chủa chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

Câu 16. Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất của công nhân nước Đức nửa đầu thế kỉ XIX là

A. phong trào Li-ông.    

B. phong trào Hiến chương.

C. phong trào Sơ-lê-din. 

D. cuộc đấu tranh của công nhân Bom-bay.

Đáp án: C

Giải thích:

Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất của công nhân nước Đức nửa đầu thế kỉ XIX là phong trào Sơ-lê-din.   

Vận dụng

Câu 17. “Như một cây chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi ở châu Âu". Câu nói đó gắn với cuộc cách mạng tư sản nào thời cận đại?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.

B. Cách mạng tư sản Anh.

C. Cách mạng tư sản Pháp.

D. Cách mạng tư sản Đức.

Đáp án: C

Giải thích:

Cách mạng tư sản Pháp được xem xét là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì thế đây được ví là “một cây chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi ở châu Âu".

Câu 18. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa của phương Tây vì

A. Nhật nghèo tài nguyên nên không phải đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây.

B. dân cư của Nhật Bản ít, thị trường tiêu thụ hẹp nên không bị phương Tây nhòm ngó.

C. Nhật Bản đã tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị, vươn lên trở thành một nước giàu mạnh.

D. Nhật Bản là “vùng đệm” giữa hệ thống thuộc địa của 2 đế quốc Anh và Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

 Nhờ cuộc cải cách Duy tân Minh Trị đã giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa của phương Tây.

Câu 19. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cách mạng tư sản Hà Lan đều

A. diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.

B. đặt dưới sự lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới.

C. diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.

D. chống lại kẻ thù là thực dân Anh.

Đáp án: C

Giải thích:

Cả hai cuộc cách mạng tư sản này đều là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong đó cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ chống lại Anh giành độc lập và cách mạng tư sản Hà Lan chống lại vương quốc Bồ Đào Nha.

Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Sự kiện Thái tử Áo – Hung bị ám sát là nguyên nhân sâu sa của cuộc chiến.

B. Mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

C. Chiến tranh kết đã để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với nhân loại.

D. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.

Đáp án:  B

Giải thích:

 Sự kiện Thái tử Áo – Hung bị ám sát chỉ là duyên cớ dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 21: Quốc gia nào ở châu Á đã tiến hành cải cách thành công và gia nhập hàng ngũ đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Xiêm

B. Trung Quốc

C. Nhật Bản

D. Ấn Độ

Đáp án: C

Giải thích: Nhật Bản là quốc gia ở khu vực châu Á tiến hành cải cách thành công thông qua cuộc Duy tân Minh Trị từ năm 1868. Đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản công nghiệp, gia nhập hàng ngũ các nước đế quốc

Câu 22: Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là

A. Cách mạng Hà Lan

B. Cách mạng tư sản Anh

C. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

D. Cách mạng tư sản Pháp

Đáp án: B

Giải thích: Cuộc cách mạng tư sản trong thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức nội chiến là cuộc cách mạng tư sản Anh giữa liên minh quý tộc mới và giai cấp tư sản với triều đình phong kiến Anh

Câu 23: Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới?

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mĩ

Đáp án: A

Giải thích: Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Diện tích thuộc địa của Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng ¼ diện tích và dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp. Vì vậy Anh thường được gọi là đế quốc thực dân hoặc đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn”

Câu 24: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản chống lại giới chủ là gì?

A. Đập phá máy móc

B. Bãi công

C. Thành lập các tổ chức công đoàn

D. Khởi nghĩa vũ trang

Đáp án: A

Giải thích: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đập phá máy móc. Do trình độ nhận thức còn hạn chế nên công nhân lầm tưởng nguyên nhân gây ra nỗi khổ cho họ là máy móc

Câu 25: Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?

A. Đồng minh những người cộng sản.

B. Quốc tế thứ nhất.

C. Quốc tế thứ hai.

D. Quốc tế thứ ba.

Đáp án: A

Giải thích: Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với một số tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây chính là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Câu 26: Sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự chuyển biến gì?

A. Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống bao trùm thế giới

B. Chủ nghĩa tư bản đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế

C. Chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

D. Cách mạng công nghiệp bắt đầu được tiến hành ở khắp các nước tư bản

Đáp án: C

Giải thích: Sự phát triển kinh tế những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng

Câu 27: Vì sao có thể nói: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?

A. Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông

B. Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông

C. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc

D. Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ

Đáp án: C

Giải thích: Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thi trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ => Xâm lược thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thu hàng hóa cho chính quốc là hành động tất yếu.

Câu 28: Đâu là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ở đầu thế kỉ XX?

A. Đàn áp phong trào công nhân

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

D. Cuộc cạnh tranh của các tập đoàn tư bản độc quyền

Đáp án: C

Giải thích: Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới.

Câu 29: Đâu không phải nội dung chính của lịch sử thế giới thời kì cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)?

A. Các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi.

B. Phong trào công nhân ở các nước tư bản diễn ra mạnh mẽ.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.

D. Văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật phát triển.

Đáp án: A

Giải thích:

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) bao gồm:

- Các cuộc cách mạng tư sản thời kì cận đại.

- Sự chuyển biến của các nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XVIII – XX và quá trình xâm lược thuộc địa

- Phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX – đầu TK XX

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Cách mạng công nghiệp trong thế kỉ XVIII-XIX

Câu 30: Vì sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

A. Đánh bại liên minh phong kiến, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

C. Thông qua những bản tuyên ngôn và hiến pháp tiến bộ nhất thời cận đại

D. Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc CMTS

Đáp án: A

Giải thích:

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa

- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người

- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau

1 1,364 28/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: