TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4 (có đáp án 2022) - Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4.

1 1,683 28/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Nhận biết

Câu 1. Ý nào không phải là tình cảnh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?

A. Mỗi ngày phải làm việc từ 14 đến 16 giờ.

B. Làm việc trong điều kiện lao động vất vả.

C. Đồng lương thấp, điều kiện sống tồi tàn.

D. Đồng lương được trả tương đương với sức lực.

Đáp án: D

Giải thích:

Tình cảnh giai cấp công nhân vô cùng khốn khổ, phải làm việc 14 đến 16 giờ, trong điều kiện tồi tàn, đồng lương thấp (SGK – Trang 28).

Câu 2. Để chống lại sự bóc lột nặng nề của tư sản, ban đầu giai cấp công nhân đấu tranh bằng hình thức nào?

A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.

B. Khởi nghĩa vũ trang.

C. Xuống đường biểu tình.

D. Viết đơn khiếu nại, ý kiến.

Đáp án: A

Giải thích:

Ban đầu, giai cấp công nhân cho rằng sự xuất hiện của máy móc đã khiến họ khốn khổ nên phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ.

Câu 3. Đầu thế kỉ XIX, trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các

A. công đoàn.

B. đảng cộng sản.

C. chi bộ.

D. mặt trận.

Đáp án: A

Giải thích:

Đầu thế kỉ XIX, trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. (SGK – Trang 29)

Câu 4. Đầu thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi

A. ngày làm 8 giờ.

B. nghỉ chủ nhật có trả lương.

C. tăng lương, giảm giờ làm.

D. quyền tự do.

Đáp án: C

Giải thích:

Đầu thế kỉ XIX, công nhân đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm (SGK – Trang 29).

Câu 5. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!” là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?

A. Nước Pháp.

B. Nước Nga.

C. Nước Mĩ.

D. Nước Anh

Đáp án: A

Giải thích:

Đây là khẩu hiệu được viết trên lá cờ trong cuộc đấu tranh của công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) (SGK – Trang 29).

Câu 6. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?

A. Được tự do bầu cử.

B. Nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

C. Đòi thiết lập nền quân chủ lập hiến.

D. Tăng lương, giảm giờ làm.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hoà (SGK – Trang 29).

Câu 7. “Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.” (SGK – Trang 30).

Đoạn trích trên nói lên đặc điểm của phong trào nào?

A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1831.

B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) năm 1844.

C. Phong trào “Hiến chương” (Anh) từ năm 1836 đến 1847.

D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1834.

Đáp án: C

Giải thích:

Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động.” (SGK – Trang 30). Đoạn trích trên nói lên đặc điểm của phong trào Hiến chương ở Anh (1836 – 1847)

Câu 8. Hội Liên hiệp lao động quốc tế đi vào lịch sử với tên gọi

A. Quốc tế thứ tư.

B. Quốc tế thứ ba.

C. Quốc tế thứ hai.

D. Quốc tế thứ nhất.

Đáp án: D

Giải thích:

Hội Liên hiệp lao động quốc tế đi vào lịch sử với tên gọi là Quốc tế thứ nhất (SGK – Trang 33)

Thông hiểu

Câu 9. Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là

A. Quốc tế thứ hai.

B. Quốc tế thứ ba.

C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.

D. Đồng minh những người cộng sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen liên hệ với một tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế (SGK – Trang 32).

Câu 10. Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất đã không tiến hành hoạt động nào dưới đây?

A. Truyền bá học thuyết Mác.

B. Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

C. Lãnh đạo các dân tộc bị xâm lược đứng lên đấu tranh.

D. Ngăn cản việc chủ tư bản Anh đưa công nhân Pháp sang làm việc.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất vừa tiến hành truyền bá học thuyết Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đấy phong trào công nhân quốc tế, ngăn cản việc chủ tư bản Anh đưa công nhân Pháp sang làm việc.

Câu 11. “Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay” (SGK – Trang 33). Câu trên nói về sự kiện nào?

A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831).

B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din ở Đức (1844).

C. Phong trào Hiến chương ở Anh (1836 – 1847).

D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ở Pháp (1848).

Đáp án: D

Giải thích:

Ngày 23/6/1848, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri khởi nghĩa, mặc dù bị đàn áp đẫm máu nhưng Mác nhận định: “Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay”.

Câu 12. Tuyên ngôn nào dưới đây đã nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa?

A. “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”.

B. “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”.

C. “Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kì”.

D. “Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp”.

Đáp án: B

Giải thích:

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (SGK – Trang 32)

Câu 13. Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức, Anh đều bị thất bại chủ yếu vì

A. thế lực của giai cấp phong kiến ở các nước này rất mạnh.

B. thiếu tổ chức lãnh đạo và chưa có đường lối đúng đắn.

C. lực lượng tham gia đấu tranh còn ít.

D. vũ khí, phương tiện đấu tranh còn thô sơ.

Đáp án: B

Giải thích:

Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức, Anh đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn (SGK – Trang 30).

Câu 14. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở

A. Pháp.

B. Đức.

C. Anh.

D. Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích:

Nước Anh là nước tiến hành và hoàn thành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới từ đó tạo điều kiện cho giai cấp vô sản công nghiệp thế giới sớm ra đời ở đây.

Câu 15. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tài lâu nhất?

A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông ở Pháp.

B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din ở Đức.

C. Phong trào Hiến chương ở Anh.

D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ở Pháp.

Đáp án: C

Giải thích:

Phong trào Hiến chương ở Anh diễn ra từ năm 1836 đến năm 1847

Câu 16. Giai cấp tư sản chủ yếu xuất thân từ

A. chủ nhà máy, nông dân, trí thức giàu có.

B. chủ đồn diền, nhà máy, xí nghiệp.

C. chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có.

D. chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguồn gốc của giai cấp tư sản là chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc.

Vận dụng

Câu 17. Nội dung nào không phản ánh đúng tình cảnh của công nhân châu Âu cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX?

A. Lao động vất vả bằng thủ công, điều kiện sống và làm việc tồi tệ.

B. Phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày với đồng lương rất thấp.

C. Phụ nữ và trẻ em cũng phải lao động nặng nhọc, nhưng lương thấp hơn đàn ông.

D. Phải lao động vất vả trong điều kiện ăn ở tồi tàn nhưng chỉ nhận đồng lương chết đói.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, ở các nước châu Âu đã tiến hành cách mạng công nghiệp, sử dụng rộng rãi mãy móc trong các nhà máy, công xưởng, công nhân hầu như không còn phải lao động thủ công.

Câu 18. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX là

A. giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.

B. giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ vai trò của đoàn kết quốc tế.

C. đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba).

D. Quốc tế thứ hai ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.

Đáp án: A

Giải thích:

Đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân nhiều nước ở châu Âu đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức bóc lột (SGK – Trang 33).

Câu 19. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là

A. đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.

B. mong ước xây dựng một xã hội mới, đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản.

C. chỉ rõ vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản.

D. chỉ rõ sự thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân dưới chế độ phong kiến.

Đáp án: C

Giải thích:

Tư tưởng của Mác và Ăng-ghen đều chỉ ra sứ mệnh của giai cấp vô sản là đánh đổ giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp, giải phóng loài người.

Câu 20. Câu kết thức Tuyên ngôn: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì?

A. Khẳng định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.

B. Chỉ ra bản chất bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa.

C. Nêu lên quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

D. Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu kết thức Tuyên ngôn: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa kêu gọi vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc.

Câu 21: Trong nửa đầu thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã thành lập tổ chức gì?

A. Công đoàn

B. Nghiệp đoàn

C. Phường hội

D. Đảng cộng sản

Đáp án: A

Giải thích: Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân có nhiệm vụ đoàn kết, tổ chức họ đấu tranh đòi quyền lợi của mình như tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn

Câu 22: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?

A. Khởi nghĩa của công nhân Li-ông (Pháp)

B. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din (Đức)

C. Phong trào Hiến chương

D. Khởi nghĩa của công nhân Pari (Pháp)

Đáp án: A

Giải thích: Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”

Câu 23: “Hình thức đấu tranh của phong trào này là míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động” (SGK Lịch sử 7 – trang 30) Nôi dung trên là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào?

A. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1831)

B. Khởi nghĩ Li-ông (Pháp) (1834)

C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) (1844)

D. “Phong trào Hiến chương” (Anh) (1836 – 1846)

Đáp án: 

Giải thích: Míttinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương giảm giờ làm cho người lao động là hình thức đấu tranh của phong trào Hiến chương ở Anh trong những năm 1836-1846

Câu 24: Sự phát triển của ngành kinh tế nào đã dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân?

A. nông nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. công nghiệp.

D. thương nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm hình thành ở Anh, rồi ở các nước khác

Câu 25: Vì sao giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em?

A. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc

B. Có sức khỏe dẻo dai

C. Có số lượng đông đảo

D. Khả năng phản kháng hạn chế

Đáp án: A

Giải thích: Giới chủ thường thích sử dụng lao động trẻ em vì họ chỉ phải trả một mức lương rẻ mạt nhưng vẫn có thể bóc lột được tối đa. Đồng thời khả năng phản kháng của lao động trẻ em so với người lớn hạn chế hơn rất nhiều

Câu 26: Vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?

A. Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn

B. Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân

C. Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất

D. Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử

Đáp án: B

Giải thích: Sở dĩ trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân sử dụng hình thức đập phá máy móc do trình độ nhận thức của họ còn hạn chế khi lầm tưởng rằng máy móc là nguyên nhân gây ra những nỗi khổ cho mình

Câu 27: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là

A. Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

B. Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.

C. Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

D. Do đàn áp quyết liệt của giai cấp tư sản.

Đáp án: A

Giải thích: Các cuộc đấu tranh của công nhân trong giai đoạn này đều thất bại là do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Cổ vũ các phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới.

B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng.

C. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

D. Tăng cường mối liên hệ với giai cấp nông dân.

Đáp án: D

Giải thích: Mặc dù bị thất bại nhưng phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX đã đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân, cổ vũ phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng ở giai đoạn sau

 

Câu 29: Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?

A. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdinnăm 1844.

B. Cuộc nổi dậy của thợ thủ công và nông dân Đức năm 1848.

C. Cuộc míttinh lớn ở phía Tây nước Đức năm 1864.

D. Phong trào đấu tranh chính trị năm 1847.

Đáp án: A

Giải thích: Đời sống của công nhân Đức vô cùng khổ cực. Ngoài ách bóc lột tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân Đức vẫn phải đeo trên vai mình gánh nặng của ách thống trị phong kiến, vì vậy, công nhân đã nhiều lần đứng dậy đấu tranh, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdin năm 1844. Tuy thất bại, sự kiện Sơlêdin chứng tỏ rằng giai cấp công nhân ở Đức cũng như ở Anh và Pháp đã bước đầu tiến hành đấu tranh cho quyền lợi giai cấp của mình. Cuộc khởi nghĩa Sơlêdin được sự đồng tình của công nhân các quốc gia Đức, Tiệp và nhiều nơi khác, Nó có tác dụng góp phần vào việc làm thức tỉnh và đoàn kết giai cấp công nhân Đức.

Câu 30: Bài học kinh nghiệm quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?

A. Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế

B. Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ

C. Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa

D. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn

Đáp án: D

Giải thích: Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là chưa có một tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn. Điều này đã để lại bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn sau là phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn

Các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

1 1,683 28/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: