TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17 (có đáp án 2023): Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17.

1 628 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nhận biết

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, do hậu quả của chiến tranh bản đồ chính trị của châu Âu đã xuất hiện một số quốc gia mới là

A. Áo, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Ba Lan.

B. Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.

C. Ba Lan, Tiệp Khắc, Phần Lan.

D. Tiệp Khắc, Nam Tư, Hung-ga-ri.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên sơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo – Hung và sự thất bại của nước Đức một số quốc gia mới là: Áo, Ba Lan. Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.

Câu 2. Hậu quả nghiêm trọng mà cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã để lại cho các nước tư bản châu Âu là

A. xuất hiện một số quốc gia mới.

B. các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

C. sự khủng hoảng về chính trị.

D. cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

Đáp án: B

Giải thích:

 Trong những năm 1918 – 1923, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

Câu 3. Biểu hiện của sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 - 1923 là

A. cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở Châu Âu. 

B. mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

C. sự ra đời của nhiều quốc gia mới sau sự tan rã của đế quốc Áo – Hung.

D. cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản ngày càng quyết liệt.

Đáp án: A

Giải thích:

Sau chiến tranh một cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở Châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc làm cho nền thống trị của giai cấp tư sản vào tình trạng không ổn định (SGK – Trang 88).

Câu 4. Tuy là nước thắng trận nhưng Pháp bị tổn thất nặng nề, tổng số thiệt hại vật chất lên tới

A. 200 tỉ phrăng.  

B. 150 tỷ phrăng.

C. 250 tỉ phrăng.  

D. 220 tỉ phrăng.

Đáp án: A

Giải thích:

 Nước Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất nặng nề, tổng số thiệt hại về vậy chất lên tới 200 tỉ phrăng (SGK – Trang 87).

Câu 5. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của

A. giai cấp công nhân thế giới.

B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới.

C. khối liên minh công - nông tất cả các nước.

D. giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Đáp án: D

Giải thích:

Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới (SGK – Trang 89).

Câu 6. Linh hồn của Quốc tế Cộng sản là

A. Các Mác.

B. Ăng-ghen.

C. Lê-nin.

D. Xta-lin.

Đáp án: C

Giải thích:

Linh hồn của Quốc tế Cộng sản là Lê-nin – người có vai trò quan trọng đối với sự ra đời và hoạt động của tổ chức này.

Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào

A. tháng 10/1929 ở Anh.

B. tháng 12/1929 ở Pháp.

C. tháng 10/1929 ở Mỹ. 

D. tháng 11/1929 ở Đức.

Đáp án: C

Giải thích:

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào tháng 10/1929 ở Mỹ.         

Câu 8. Tổ chức chính trị giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/1936 ở Pháp là

A. Đảng Cộng sản Pháp.

B. Đảng Xã hội Pháp.

C. Mặt trận nhân dân Pháp.     

D. Phát xít “Chữ thập lửa”.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong cuộc tổng tuyển cử 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi (SGK – Trang 91).

Thông hiểu

Câu 9. Ý nào không phải biểu hiện cho sự thất bại của nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. 1,7 triệu người chết.

B. Mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận.

C. Phải trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn.

D. Cắt một nửa lãnh thổ để bồi thường chiến phí.

Đáp án: D

Giải thích:

 Nước Đức bại trận với 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận và trả những khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn (SGK – Trang 87).

Câu 10. Giai đoạn 1924 - 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị vì

A. đã giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội.

B. đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh,

D. mâu thuẫn xã hội được điều hòa.

Đáp án: B

Giải thích:

 Giai đoạn 1924 - 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị vì chính quyền tư sản đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị (SGK – Trang 88).

Câu 11. Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu là

A. lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản.

B. tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước.

C. sự ra đời của các Đảng cộng sản ở mỗi nước.

D. lật đổ chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.

Đáp án: C

Giải thích:

Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu là sự ra đời của các Đảng cộng sản ở nhiều nước như Đức, Pháp, Hung-ga-ri, Anh...

Câu 12. Hoàn cảnh cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản là

A. sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế.

B. chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng.

C. những hoạt động tích cực của Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.

D. Quốc tế thứ hai đã bị tan rã, phong trào cách mạng cần tổ chức lãnh đạo mới.

Đáp án: A

Giải thích:

 Sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Âu nói riêng và trên thế giới nói chung đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế. Đây là hoàn cảnh cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế cộng sản

Câu 13. Vấn đề quan trọng được thông qua tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản là

A. sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.

B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.

C. nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.

D. nghị quyết Chống chiến tranh đế quốc.

Đáp án: B

Giải thích:

 Vấn đề quan trọng được thông qua tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản là luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo (SGK – Trang 89).

Câu 14. Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương cho các đảng cộng sản ở các nước là phải

A. đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc.

B. thành lập mặt trận nhân dân ở mỗi nước.

C. lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở mỗi nước.

D. giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc ở mỗi nước.

Đáp án: B

Giải thích:

 Trước sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương cho các đảng cộng sản ở các nước là phải thành lập mặt trận nhân dân ở mỗi nước.

Câu 15. Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Anh, Pháp, Mĩ là

A. phát xít hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa.

B. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.

C. tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.

D. mở rộng xâm lược thuộc địa, tìm kiếm thị trường.

Đáp án: B

Giải thích:

Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Anh, Pháp, Mĩ là tiến hành cải cách kinh tế - xã hội (SGK – Trang 90).

Câu 16. Biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản là

A. phát xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.

B. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

C. tiêu hủy hàng hóa để giữ giá thị trường.

D. hợp tác với Anh, Pháp, Mĩ để cùng giải quyết khủng hoảng.

Đáp án: A

Giải thích:

 Biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1:933) của các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản là phát xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới (SGK – Trang 90).

Vận dụng

Câu 17. Hai khối đế quốc đối lập hình thành sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là

A. Mỹ, Anh, Pháp và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

B. Mỹ, Đức, Anh và I-ta-li-a, Nhật, Pháp.

C. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật và Anh, Pháp, Đức.

D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a và Anh, Pháp, Mĩ.

Đáp án: A

Giải thích:

 Hai khối đế quốc đối lập hình thành sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là Mỹ, Anh, Pháp và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 18. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là

A. sản xuất ổ ạt, chạy theo lợi nhuận làm cho hàng hoá ế thừa.

B. sản xuất giảm, nguồn “cung” không đủ “cầu”.

C. sản xuất chạy theo nhu cầu của nhân dân.

D. hàng hóa kém chất lượng, thị trường không tiêu thụ được.

Đáp án: A

Giải thích:

 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là sản xuất ổ ạt, chạy theo lợi nhuận làm cho hàng hoá ế thừa, người lao động lại không có tiền mua (SGK – Trang 90).

Câu 19. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng

A.thừa, gây hậu quả nặng nề cho các nước tư bản chủ nghĩa.

B. thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

C. diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.

D. thừa, diễn ra nhanh nhất trong các nước tư bản chủ nghĩa.

Đáp án: A

Giải thích:

 Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng thừa, để lại những hậu quả nặng nề và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa trong 5 năm.

Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

A. Đảng Cộng sản Đức đơn độc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

B. Đức là quê hương của truyền thống quân phiệt Phổ.

C. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của giới đại tư sản.

D. Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản.

Đáp án: D

Giải thích:

- Ở Đức, Đảng Cộng sản tích cực chống lại chủ nghĩa phát xít.

- Các nguyên nhân khiến chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức là:

+ Đảng Cộng sản Đức đơn độc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

+ Đức là quê hương của truyền thống quân phiệt Phổ.

+ Lực lượng phát xít nhận được sự ủng hộ của giới đại tư sản.

Câu 21: Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

A. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị

B. Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn

C. Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định

D. Đạt được sự phát triển về mọi mặt

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu đều lâm vào rơi vào tình trạng suy sụp về kinh tế, chính trị bất ổn do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dâng cao

Câu 22: Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân

C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước

D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước

Đáp án: D

Giải thích: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất

Câu 23: Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào?

A. Đức, Áo- Hung

B. Đức, Italia, Nhật Bản

C. Đức, Italia, Áo- Hung

D. Đức, Nhật Bản, Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật thiết lập một hình thức thống trị mới là chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Câu 24: Trong những năm 1924-1929 tình hình các nước tư bản châu Âu có điểm gì nổi bật?

A. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị

B. Kinh tế phát triển nhanh, chính trị bất ổn

C. Kinh tế suy sụp, chính trị ổn định

D. Đạt được sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị

Đáp án: D

Giải thích: Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.

Câu 25: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy sụp về kinh tế của các nước châu Âu trong những năm 1918-1923 là

A. Cao trào cách mạng 1918-1923

B. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

C. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917

D. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa

Đáp án: B

Giải thích: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho các nước châu Âu: sản xuất đình trệ, hàng hóa khan hiếm, giá cả leo thang. Châu Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng thiếu trong những năm 1918-1923

Câu 26: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ gì lớn nhất?

A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp

B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu

C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động

D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ

Đáp án: D

Giải thích: Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới bùng nổ

Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 là

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa

B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923

C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

Đáp án: C

Giải thích: Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống người lao động khiến cho hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

Câu 28: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đối với các nước châu Âu?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Đáp án: B

Giải thích:

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bao gồm:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

- Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn.

- Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn rã ở khắp các nước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 không đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 29: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Do sự khác biệt về thái độ của các nước với trật tự Vécxai – Oasinhtơn

B. Do sự khác biệt về tiềm lực kinh tế

C. Do sự khác biệt về yếu tố lịch sử

D. Do mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ

Đáp án: A

Câu 30: Chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa tư bản dân chủ có điểm khác nhau cơ bản là gì?

A. Nền chuyên chính của những phần tử phản động, hiếu chiến nhất của tư bản tài chính

B. Nền thống trị bóc lột thậm tệ nhất đối với giai cấp công nhân.

C. Bộ phận phản động nhất của tầng lớp tư bản tài chính

D. Nền chuyên chính, khủng bố công khai chế độ cộng sản trên thế giới

Đáp án: A

1 628 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: