TOP 40 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 2 (có đáp án 2022) - Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 2.

1 6,917 28/06/2022
Tải về


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Nhận biết

Câu 1. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Cộng hoà tư sản.

D. Dân chủ cộng hoà.

Đáp án: B

Giải thích:

Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế (SGK Lịch sử 8 – trang 10) .

Câu 2. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?

A. Tăng lữ, Quý tộc, Nông dân.

B. Tăng lữ, Quý tộc, Tư sản.

C. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

D. Nông dân, Tư sản và các tầng lớp khác.

Đáp án: C

Giải thích:

Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba (SGK Lịch sử 8 – trang 10).

Câu 3. Trước cách mạng, ở Pháp những đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?

A. Tăng lữ, nông dân.

B. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ.

C. Quý tộc và đẳng cấp thứ ba.

D. Tăng lữ và Quý tộc.

Đáp án: D

Giải thích:

Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế, nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua (SGK Lịch sử 8 – trang 10).

Câu 4. Trong xã hội Pháp đẳng cấp thứ ba bao gồm những giai cấp, tầng lớp nào?

A. Tư sản, quý tộc phong kiến, công nhân.

B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

C. Tư sản, nông dân, địa chủ.

D. Công nhân, nông dân, thợ thủ công.

Đáp án: B

Giải thích:

Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị (SGK Lịch sử 8 – trang 11).

Câu 5. Trước cách mạng, lực lượng chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội Pháp là

A. công nhân.

B. nông dân.

C. tư sản.

D. thợ thủ công.

Đáp án: B

Giải thích:

Nông dân chiếm 90% dân số (khoảng 24 triệu người) trong xã hội Pháp (SGK Lịch sử 8 – trang 11).

Câu 6. Các nhà tư tưởng Pháp đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng là

A. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.

B. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

C. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.

D. Ô-oen, Rút-xô, Mông-te-xki-ơ.

Đáp án: B

Giải thích:

Chế độ quân chủ chuyên chế bị tố cáo, phê phán gay gắt trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này là những nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư sản trong trào lưu triết học Ánh sáng như Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô (SGK – trang 11).

Câu 7. Sau ngày 10/8/1792 đến trước 2/6/1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp?

A. Phái Lập hiến.

B. Phái Quân chủ lập hiến.

C. Phái Gia-cô-banh.

D. Phái Gi-rông-đanh.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngày 10/8/1792, nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của của phái Lập hiến, chính quyền chuyển sang tay tư sản công thương nghiệp, được gọi là phái Gi-rông-đanh. Ngày 2/6/1793, phái Gi-rông-đanh bị lật đổ.

Câu 8. Ai là người đứng đầu phái Gia-cô-banh?

A. Lu-I XVI.

B. Rô-be-spie.

C. Vôn-te.

D. Gi-rông-đanh.

Đáp án: B

Giải thích:

Quốc hội do phái Gia-cô-banh chiếm đa số, cử ra Uỷ ban cứu nước, đứng đầu là Rô-be-spie.

Thông hiểu

Câu 9. Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản ở điểm nào?

A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu.

B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất cao.

C. Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

D. Ruộng đất bị bỏ hoang với diện tích lớn.

Đáp án: A

Giải thích:

Về nông nghiệp, công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp (SGK Lịch sử 8 – trang 10).

Câu 10. Trước cách mạng, lực lượng chiếm số lượng đông đảo nhất trong xã hội Pháp là

A. công nhân.

B. nông dân.

C. tư sản.

D. thợ thủ công.

Đáp án: B

Giải thích:

Nông dân chiếm 90% dân số (khoảng 24 triệu người) trong xã hội Pháp (SGK Lịch sử 8 – trang 11).

Câu 11. Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa

A. phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong đẳng cấp thứ ba.

B. nông dân với quý tộc phong kiến.

C. đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.

D. công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Đáp án: A

Giải thích:

Vào thế kỉ XVIII, công, thương nghiệp ở Pháp có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng chế độ phong kiến chuyên chế cùng nhà thờ đã cản trở sự phát triển đó. Đẳng cấp thứ ba do không có quyền lợi chính trị cũng tỏ a bất mãn. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Pháp lúc này là mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong đẳng cấp thứ ba.

Câu 12. Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân?

A. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.

B. Giải quyết các vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

Ruộng đất là vấn đề quan trọng nhất của người nông dân. Nông dân Pháp bị quý tộc, tăng lữ nắm giữ hết ruộng đất nên khi phái Gia-cô-banh giải quyết vấn đề ruộng đất thì người nông dân đã có ruộng đất để canh tác.

Câu 13. Điểm tiến bộ trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là gì?

A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.

B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Bảo vệ quyền lợi cho các tầng lớp trên giàu có.

Đáp án: A

Giải thích:

Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”

Câu 14. Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là

A. tuyên bố xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.

B. thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

C. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu.

D. thông qua Hiếp pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp.

Đáp án: B

Giải thích:

Phái Lập hiến sau khi lên nắm quyền đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. Bản Tuyên ngôn đã nhân mạnh đến những quyền tự do, bình đẳng của con người mà trước đây chưa từng có.

Câu 15. Điểm hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là

A. phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.

B. phục vụ cho quyền lợi của quý tộc, địa chủ

C. đem lại quyền lợi cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.

D. chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.

Đáp án: D

Giải thích:

Mặc dù Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đề cao khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của con người nhưng những quyền lợi này chỉ dành cho giai cấp tư sản, trong xã hội Pháp vẫn còn tình trạng bóc lột.

Câu 16. Thái độ của phái Gi-rông-đanh trước sự tấn công của quân Anh và phong kiến châu Âu như thế nào?

A. Tập hợp nhân dân để chống ngoại xâm.

B. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm và nội phản.

C. Ổn định đời sống cho nhân dân, củng cố nhà nước.

D. Không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản mà chỉ lo củng cố quyền lực.

Đáp án: D

Giải thích:

Phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực (SGK – trang 14).

Vận dụng

Câu 17. Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng

A. vô sản.

B. tư sản.

C. dân chủ nhân dân.

D. giải phóng dân tộc.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách mạng Pháp năm 1789 xét về mục tiêu nhằm lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo và sau khi cách mạng thắng lợi, chính quyền mới là của tư sản. Chính vì những yếu tố trên có thể khẳng định đây là cuộc cách mạng tư sản.

Câu 18. Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì

A. lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất, đưa tư sản lên cầm quyền.

B. đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie.

C. thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

D. thiết lập được nền công hoà tư sản tiêu biểu nhất ở các nước châu Âu.

Đáp án: A

Giải thích:

Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi cho nhân dân đặc biệt là ruộng đất cho nông dân và thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Tất cả những điều trên đều đã trở thành hiện thực sau cuộc cách mạng năm 1789, điều mà các cuộc cách mạng trước và sau này chưa thể thực hiện một cách triệt để.

Câu 19. Vì sao ngày 27/7/1794, tư sản phản cách mạng lại tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?

A. Do phái Gia-cô-banh không chú trọng đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Do tư sản phản cách mạng muốn giành và bảo vệ quyền lợi của mình.

C. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển.

D. Do phái Gia-cô-banh không còn được quần chúng nhân dân ủng hộ.

Đáp án: B

Giải thích:

Phái Gia-cô-banh (gồm những người dân chủ được quần chúng ủng hộ) đã lật đổ chính quyền giai cấp tư sản nên giai cấp này đã tiến hành cuộc đảo chính giành lại chính quyền và bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình.

Câu 20. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở ra thời kì cận đại.

B. Thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ.

D. Mở ra thời đại thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.

Đáp án: A

Giải thích:

Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên là Cách mạng Nê-đéc-lan.

Câu 21: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là

A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu

B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển

C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều

D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước

Đáp án: A

Giải thích: Điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp tương đối phát triển

Câu 22: Thể chế chính trị của nước Pháp trước cách mạng là

A. Cộng hòa dân chủ.

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Cộng hòa liên bang.

Đáp án: B

Giải thích: Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành

Câu 23: Sự kiện nào đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Quốc hội lập hiến tuyên bố thành lập

B. Cuộc tấn công vào pháo đài Ba-xti ngày 14-7

C. Quốc hội thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

D. Vua Lu-I XVI bị xử tử

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 14-7-1789, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công pháo đài- nhà tù Ba-xti- biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế Pháp và giành thắng lợi. Sự kiện này đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Câu 24: Lực lượng chính trị nào cầm quyền ở Pháp từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792?

A. Phái lập hiến.

B. Phái Quốc hội.

C. Phái quân chủ.

D. Phái quý tộc.

Đáp án: A

Giải thích: Cách mạng thắng lợi ở Pari và trên cả nước đã đưa phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền nhưng Lu-I XVI vẫn được giữ ngôi vua mặc dù không có quyền hành gì

Câu 25: Trước cách mạng, trong xã hội Pháp tồn tại những đẳng cấp nào?

A. Quý tộc, tư sản và công nhân

B. Quý tộc, tư sản và nông dân

C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân

D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba

Đáp án: D

Giải thích:

Xã hội Pháp trước cách mạng phân chia thành 3 đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và

Đẳng cấp thứ ba

Câu 26: Giai cấp nào trong xã hội Pháp có tiềm lực kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng?

A. Thương nhân

B. Thị dân

C. Tư sản

D. Nông dân

Đáp án: C

Giải thích: Tư sản là giai cấp có thế lực kinh tế mạnh nhưng không có quyền lực chính trịm bị nhà vua và các lãnh chúa địa phương ngăn cản hoạt động kinh doanh

Câu 27: Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là

A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập

B. Tự do- Bình đẳng - Hạnh phúc

C. Tự do- Bình đẳng - Bác ái

D. Tự do- Bình đẳng - Phát triển

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 26-8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

Câu 28: Trước sự tấn công của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì?

A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.

B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.

C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.

D. Lo củng cố quyền lực của mình.

Đáp án: D

Giải thích: Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng. Trong nước, bọn phản dồng lại nổi loạn ở vùng Văng – đê và cả miền Tây Bắc. Nạn đầu cơ tích trữ hoành hành. Giá cả tăng vọt. Đời sống nhân dân rất khốn khổ. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản và ổn định cuộc sống của nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.

Câu 29: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

A. Quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

B. Nền cộng hòa, quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

C.Quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, nền cộng hòa.

D. Nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, quân chủ lập hiến.

Đáp án: A

Giải thích:

Tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Chế độ quân chủ lập hiến: từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792.

- Bước đầu của nền cộng hòa: từ ngày 21-9-1792 đến ngày 2-6-1793.

- Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh: từ ngày 2-6-1793 đến ngày 27-7-1794.

Câu 30:Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?

A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.

B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.

C. Chỉ lo củng cố quyền lực.

D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.

Đáp án: B

Giải thích: Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ. Nhân dân cũng không ủng hộ chính quyền nữa vì quyền lợi không được đảm bảo như giới cầm quyền Gia-cô-banh đã hứa => Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính => Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh chấm dứt.

1 6,917 28/06/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: